Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo

viên, Các lực lượng tham gia và học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS

3.2.1.1. Mục đích

Tổ chức tuyên truyền cho CBQL, giáo viên, học sinh, CMHS và các lực lƣợng giáo dục khác về vị trí, vai trò, sự cấp thiết của GDHN đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa

phƣơng, đất nƣớc và tƣơng lai của chính bản thân học sinh. Từ đó nâng cao nhận thức về GDHN, xem GDHN là một trong những hoạt động có tầm quan trọng rất lớn, góp phần cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, mỗi thành viên trong nhà trƣờng xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện, đóng góp, xây dựng để nâng cao chất lƣợng GDHN nhằm giúp học sinh có ý thức hơn khi lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tƣơng lai; CMHS có ý thức chủ động hƣớng nghiệp cho học sinh; các cấp quản lý giáo dục có trách nhiệm trong việc chỉ đạo,tổ chức và kiểm tra công tác GDHN. Từ kết quả nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy GDHN đạt những mục tiêu đề ra.

Việc tuyên truyền có hiệu quả, sẽ tạo điệu kiện tốt để huy động các lực lƣợng xã hội (chính quyền, các ngành, đoàn thể ở địa phƣơng, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp…) tham gia vào các hoạt động GDHN cho học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trƣờng.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Đối với cán bộ quản lý:

CBQL các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc tự học tập, tự bồi dƣỡng kiến thức của mình về các quy định của Nhà nƣớc, các ngành về GDHN cho học sinh, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GDHN đối với sự phát triển của xã hội, địa phƣơng và đối với việc định hƣớng nghề nghiệp của học sinh.

CBQL tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, truyền thông để nâng cao nhận thức cho bản thân giáo viên, học sinh, CMHS và các lực lƣợng khác bên ngoài nhà trƣờng.

Tổ chức học tập để quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về GDHN. Cụ thể nhƣ sau:

tuyên truyền. Hiệu trƣởng trực tiếp triển khai các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, phân tích những yêu cầu đổi mới của GDHN cho cán bộ, giáo viên, Ban đại diện CMHS của nhà trƣờng vào thời điểm đầu năm học. Đồng thời yêu cầu từng thành viên, tùy theo vị trí, nhiệm vụ đƣợc giao quán triệt quan điểm và vận dụng nội dung GDHN trong kế hoạch công tác của cá nhân, của tập thể.

Ban hƣớng nghiệp lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các tổ chức đoàn thể của nhà trƣờng nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của các hoạt động GDHN trong trƣờng học. Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác hƣớng nghiệp.

Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên:

Đây là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực hiện GDHN trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng phải có tác động làm cho mỗi cán bộ, giáo viên nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của công tác GDHN để nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình; nhà trƣờng phải đôn đốc, kịp thời khích lệ cũng nhƣ tạo mọi điều kiện cho những cán bộ, giáo viên có tâm huyết, tích cực trong công tác GDHN. Nhiệm vụ GDHN phải đƣợc giao cho giáo viên dạy các bộ môn văn hóa; GVCN; giáo viên dạy nghề; cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; cán bộ phụ trách thƣ viện, y tế; giáo viên phụ trách hoạt động GDHN, từ đó mỗi cán bộ, giáo viên xác định đƣợc nhiệm vụ của mình trong công tác GDHN.

GVCN lớp tổ chức sinh hoạt với học sinh các nội dung về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GDHN; kế hoạch và chƣơng trình GDHN; các hình thức GDHN. Nội dung này cần tiến hành ngay từ đầu năm học để giúp học sinh nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDHN đối với bản thân và qua đó có thái độ nghiêm túc khi tham gia các nội dung về GDHN. Giáo viên dạy các môn văn hóa, giáo viên phụ trách hoạt động GDHN, giáo viên dạy nghề, cán bộ Đoàn thanh niên trƣờng học: Các thành viên trên phải có trách nhiệm

GDHN thông qua các giờ dạy, các hoạt động của tổ chức đoàn thể.

Đối với học sinh:

Học sinh chính là lực lƣợng trực tiếp chịu tác động của GDHN trong trƣờng cho nên việc nhận thức của học sinh có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác GDHN.

Việc nâng cao nhận thức cho học sinh cần đƣợc tiến hành liên tục bằng nhiều hình thức: Thông qua lao động công ích, lao động sản xuất; các buổi sinh hoạt ngoại khóa; sinh hoạt chủ nhiệm; sinh hoạt dƣới cờ hay các phong trào của nhà trƣờng... để tuyên truyền GDHN cho học sinh nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc chọn ngành, chọn nghề, từ đó các em có định hƣớng đúng về nghề nghiệp tƣơng lai, khơi dậy động cơ tìm hiểu về ngành nghề. Giới thiệu cho học sinh về những con đƣờng hƣớng nghiệp để chủ động tiếp thu vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, từ đó có ý thức lựa chọn có cơ sở khoa học cho hƣớng đi sau tốt nghiệp THCS.

Đối với học sinh: tham gia tích cực, đầy đủ và luôn chủ động trong các hoạt động, hình thức GDHN từ đó có những định hƣớng đúng đắn về sự lựa chọn nghề trong tƣơng lai.

Đối với cha mẹ học sinh:

CMHS là nhân tố ảnh hƣởng đến việc quyết định chọn nghề của học sinh. Vì vậy, nhà trƣờng cần nâng cao nhận thức để CMHS nhận thức đƣợc mục đích và ý nghĩa của công tác GDHN trong trƣờng THCS, giúp CMHS biết thêm thông tin về nghề nghiệp, xu hƣớng phát triền nghề nghiệp và sự phát triển KT-XH của địa phƣơng, đất nƣớc. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lực lƣợng này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bằng nhiều hình thức nhƣ: lồng ghép nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về GDHN trong các buổi họp CMHS do nhà trƣờng tổ chức; các lớp cộng đồng; ngày hội tƣ vấn tuyển sinh - hƣớng nghiệp; các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tƣ vấn cho CMHS. Cần làm cho lực lƣợng này thay đổi nhận thức, không nên chạy

theo bằng cấp, tƣ tƣởng chọn trƣờng, chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao và địa vị xã hội.

CMHS chủ động phối hợp với nhà trƣờng để nâng cao nhận thức về GDHN để cùng với nhà trƣờng thực hiện công tác GDHN cho chính con em của mình. Thông qua việc họp phụ huynh học sinh với GVCN, GVCN sẽ lồng ghép các nội dung về GDHN để nâng cao nhận thức của CMHS.

Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội:

Tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền địa phƣơng trong các hoạt động giáo dục nói chung và GDHN nói riêng, báo cáo và thông tin cho chính quyền địa phƣơng hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức GDHN của nhà trƣờng, để qua đó chính quyền địa phƣơng lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, các đoàn thể, các CSSX phối hợp GDHN với nhà trƣờng. Khi lực lƣợng này nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh thì sẽ góp phần không nhỏ vào thành công chung của GDHN vì vậy đây chính là lực lƣợng hỗ trợ nhà trƣờng liên kết với các CSSX kinh doanh, các cơ quan xí nghiệp, các ban ngành địa phƣơng...trong việc định hƣớng, đào tạo, sử dụng nhân lực của địa phƣơng.

Chính quyền địa phƣơng và các lực lƣợng khác phải tham gia cùng nhà trƣờng trong các hạt động GDHN đƣợc tổ chức tại nhà trƣờng hoặc ở địa phƣơng, CSSX,... Chính quyền địa phƣơng phải tạo điều kiện để cán bộ làm công tác văn hóa giáo dục ở xã, huyện đƣợc nâng cao kiến thức, trình độ về GDHN để từ đó phối hợp với nhà trƣờng thực hiện công tác GDHN cho học sinh trên địa bàn.

3.2.1.3. Điều kiện đảm bảo

Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải là ngƣời có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về GDHN. Hiệu trƣởng phải quan tâm, có quyết tâm cao vƣợt qua mọi khó khăn khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, khuyến khích các cá nhân và tập thể có liên quan cùng tham gia.

Hiệu trƣởng phải xây dựng đƣợc kế hoạch GDHN cho cả năm học vừa bao quát, cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình nhà trƣờng.

Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tƣợng; lựa chọn hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức GDHN gọn nhẹ, hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, CMHS, chính quyền địa phƣơng, CSSX trên địa bàn... trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)