8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN tại các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bỉnh Định.
2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát
Đối tƣợng khảo sát của đề tài là CBQL, giáo viên, học sinh của các trƣờng THCS Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Lộc, Thị trấn Tuy Phƣớc của huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Số lƣợng cụ thể nhƣ sau:
- 10 CBQL là Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng các trƣờng THCS. - 80 giáo viên, trong đó mỗi trƣờng điều tra 16 giáo viên.
- 200 học sinh, trong đó mỗi trƣờng khảo sát 40 học sinh: khối 8 gồm 20 học sinh; khối 9 gồm 20 học sinh.
Thời gian khảo sát từ ngày 15/10/2020 đến 15/11/2020.
phiếu hỏi, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp thống kê để tiến hành khảo sát các nội dụng nghiên cứu của đề tài.
2.1.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo khảo sát
Sau khi thu thập phiếu khảo sát, chúng tôi loại trừ những phiếu không hợp lệ. Kết quả có 284 phiếu hợp lệ, trong đó phiếu dành cho CBQL là 10 phiếu, phiếu dành cho giáo viên là 78 phiếu và phiếu dành cho học sinh là 196 phiếu.
Để xử lý các kết quả khảo sát, chúng tôi sử dụng ứng dụng của Excel trong việc tính tần số, tần xuất, điểm trung bình và hệ số tƣơng quan thứ bậc. Quy ƣớc về thang điểm khảo sát, cách xác định mức độ đánh giá và thang đo nhƣ sau:
- Thang điểm khảo sát: việc đánh giá cho điểm theo năm mức độ (min=1, max=5), ta có thể phân tích và đánh giá thông quá giá trị trung bình là: Ā.
- Quy ƣớc về thang điểm từng mức độ nhƣ sau:
Mức 1: Hoàn toàn không hiệu quả/Hoàn toàn không thƣờng xuyên/Hoàn toàn không ảnh hƣởng/Hoàn toàn không cấp thiết/Hoàn toàn không khả thi
Mức 2: Không hiệu quả/Không thƣờng xuyên/Không ảnh hƣởng/Không cấp thiết/Không khả thi
Mức 3: Tƣơng đối hiệu quả/Tƣơng đối thƣờng xuyên/Tƣơng đối ảnh hƣởng/Tƣơng đối cấp thiết/Tƣơng đối khả thi
Mức 4: Hiệu quả/Thƣờng xuyên/Ảnh hƣởng/Cấp thiết/Khả thi
Mức 5: Rất hiệu quả/Rất thƣờng xuyên/Rất ảnh hƣởng/Rất cấp thiết/Rất khả thi
- Thang đo: giá trị khoảng cách = (max – min): n = (5-1) : 5 = 0.80; ứng với năm mức độ nêu trên tƣơng ứng với năm mức độ của giá trị Ā nhƣ sau:
+ Mức 2 (Yếu) : 1,81 ≤ Ā ≤ 2,61 điểm + Mức 3 (Trung Bình) : 2,62 ≤ Ā ≤ 3,42 điểm + Mức 4 (Khá) : 3,43 ≤ Ā ≤ 4,43 điểm + Mức 5 (Tốt) : 4,44 ≤ Ā ≤ 5 điểm.
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước
- Về lãnh thổ: Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía Nam tỉnh Bình Định với diện tích 219,9 km2, dân số: 18.5225 ngƣời. (nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước năm 2017); phía Bắc và Tây Bắc Tuy Phƣớc giáp huyện Phù Cát, huyện Tuy Phƣớc; Đông giáp biển; Nam giáp TP. Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Huyện Tuy Phƣớc nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có các Quốc lộ: 1A, QL 19, 19C và đƣờng sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, có Ga Diêu Trì - một trong những ga đƣờng sắt lớn trong nƣớc; trung tâm huyện Tuy Phƣớc, cách Thành phố Quy Nhơn 10km. Tuy Phƣớc tự hào vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hoá và cách mạng nhƣ: đền thờ Đào Tấn, nhà lƣu niệm chi bộ Đề Bô, nhà lƣu niệm nhà thơ Xuân Diệu, … Đây còn là vùng đất khoa cử, nơi sinh dƣỡng nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng, là nơi sinh thành của nhiều nhà văn hoá lớn, nhƣ nhà thơ Xuân Diệu, danh nhân văn hoá Đào Tấn. Đến nay những di tích văn hoá – lịch sử còn lại trên đất Tuy Phƣớc khá đa dạng, phong phú. Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Chămpa đặc sắc với nền văn hoá hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rũ cho mảnh đất này. Với những lợi thế trên, Tuy Phƣớc chủ trƣơng giữ gìn và khôi phục những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đấy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hƣớng đi đầy tiềm năng cho địa phƣơng. Tuy Phƣớc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
thuộc, gồm 11 xã (Phƣớc Thành, Phƣớc An, Phƣớc Lộc, Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hƣng) và 02 thị trấn (Diêu Trì, Tuy Phƣớc) .
- Về kinh tế: Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội, Những năm gần đây kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng và phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực theo hƣớng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng - dịch vụ; giảm tƣơng đối tỉ trọng ngành nông, lâm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc. Riêng năm 2018, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 44,3 triệu đồng/năm/ngƣời (kế hoạch: 43,8 triệu đồng). Trên địa bàn huyện có Cụm Công nghiệp Phƣớc An với 19 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm tại chỗ hơn 1.600 lao động. Giá trị sản xuất tại Cụm năm 2018 tăng 10,17 % so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,62 % trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Huyện đang hoàn thành các thủ tục đề nghị bổ sung Cụm công nghiệp Qui Hội (xã Phƣớc An), Cụm công nghiệp Bình An (xã Phƣớc Thành) và Cụm công nghiệp Kỳ Sơn (xã Phƣớc Sơn) vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội liên tục tăng qua các năm. CSVC phục vụ cho sản xuất, văn hoá, giáo dục và giao thông đã tăng nhiều so với trƣớc, nhất là các công trình trọng điểm và các công trình có giá trị đầu tƣ lớn, trong đó có Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn từ Ngã ba Ông Đô đến cuối thị trấn Tuy Phƣớc).
Chƣơng trình nông thôn mới tiếp tục triển khai thực hiện, đến tháng 10/2020 có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhìn chung những năm qua kinh tế Tuy Phƣớc phát triển tƣơng đối ổn định, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân đƣợc nâng cao.
Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục tiếp tục tiến bộ; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã và đang đƣợc quan
tâm giải quyết. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định. Công tác xoá đói giảm nghèo đã đƣợc triển khai tích cực: cơ bản đã xoá hết hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 1,14% (theo tiêu chí mới). Mạng lƣới cơ sở y tế đƣợc tăng cƣờng và đạt chuẩn (về CSVC, trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ), các chƣơng trình y tế quốc gia, y tế dự phòng đƣợc chú trọng nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đƣợc duy trì, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. Quy mô trƣờng, lớp, chất lƣợng giáo dục đƣợc củng cố và phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh, các loại hình đào tạo đƣợc đa dạng hóa đáp ứng tốt nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực của huyện. Triển khai công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có hiệu quả, chất lƣợng đội ngũ giáo viên ngày đƣợc nâng cao trình độ, các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học đƣợc tăng cƣờng; quan tâm chỉ đạo triển khai xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, đến cuối năm 2020 có 50/56 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 89,29%. Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm; các Trung tâm học tập cộng đồng từng bƣớc đƣợc củng cố...Tiếp tục phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của GD&ĐT và KH-CN phục vụ cho phát triển KT-XH của huyện. Tổng số vốn đầu tƣ để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục tăng lên đáng kể. Các hoạt động khoa học- công nghệ đƣợc chú trọng.
2.2.2. Khái quát về giáo dục - đào tạo của huyện Tuy Phước
Tuy Phƣớc hiện có 13 trƣờng THCS công lập. Huyện đã hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục THCS năm 2005 và hàng năm giữ vững tỉ lệ phổ cập 100%.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mƣu cho Lãnh đạo huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình hành động số 20-CTr-TU ngày 25/7/2014 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ƣơng Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trƣờng trực thuộc tổ chức triển khai thực hiên ngày một hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh; tổ chức thực hiện "3 công khai", cải cách hành chính; nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên, chống lạm thu. Qua kiểm tra, hầu hết các trƣờng thực hiện đảm bảo theo qui định.
Các trƣờng THCS trong huyện tiếp tục thực hiện đảm bảo chƣơng trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT, hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo tiến độ chƣơng trình theo quy định. Việc thực hiện chƣơng trình giáo dục địa phƣơng và các chƣơng trình lồng ghép đƣợc thực hiện theo đúng chƣơng trình của Bộ GD&ĐT. Các trƣờng thực hiện việc giáo dục tích hợp ở một số môn theo quy định với các nội dung nhƣ: tích hợp bảo vệ môi trƣờng, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trƣờng phổ thông, giáo dục sử dung năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học, tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo, học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh trật tự trƣờng học, phòng chống tội phạm, bạo lực tệ nạn xã hội trong học sinh, đặc biệt là giáo dục về chủ quyền biển đảo quê hƣơng đối với học sinh cấp THCS… theo tài liệu hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Bình Định.
Hội đồng bộ môn Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch về tập huấn các chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở 16 bộ môn, trong đó đặc biệt quan tâm đến đổi mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hƣớng năng lực phát triển năng lực học sinh, các kỹ thuật dạy học tích cực và phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột”; tổ chức chuyên đề cấp Phòng, chỉ đạo các nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề, thao giảng, hội
giảng để trao đổi thảo luận về đổi mới phƣơng pháp dạy học... Các trƣờng THCS trong huyện tiếp tục triển khai thực hiện phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” và các phƣơng pháp dạy học tích cực khác theo các công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; thực hiện đề án ngoại ngữ Quốc gia đến năm 2020.
Công tác GDHN đối với học sinh ở các trƣờng THCS thời gian qua đã đƣợc quan tâm vì có sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo GDHN các trƣờng THCS, qua việc mở các chuyên đề hƣớng nghiệp: “Hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THCS”, “Tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh lớp 9 với quy mô toàn khối”, “Định hƣớng phát triển KT - XH của đất nƣớc và địa phƣơng” giúp giáo viên biết đƣợc ý nghĩa của công tác hƣớng nghiệp ở các trƣờng THCS, giúp học sinh xác định nghề nghiệp đúng theo năng lực của bản thân, hạn chế đi sai nghề, hoặc chuyển nghề. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ vẫn còn một bộ phận giáo viên dạy hoạt động GDHN chƣa qua một lớp đào tạo sƣ phạm nào về hƣớng nghiệp, do đó thƣờng thiếu những kiến thức cần thiết để soạn bài và thƣờng lúng túng về cách tổ chức và phƣơng pháp dạy học một bài trƣớc học sinh. Ngay cả giáo viên dạy các môn kỹ thuật trong trƣờng THCS hoặc giáo viên dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN-GDTX cũng gặp phải tình trạng lúng túng bởi hầu hết chỉ hiểu sâu về một nghề và hiểu sơ bộ về một số nghề có chuyên môn lân cận với nghề của mình mà thôi, nên khi giới thiệu cho học sinh một nghề khác sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đầu tƣ CSVC cho giáo dục đƣợc quan tâm. Đã tiến hành kiểm tra toàn diện CSVC, trang thiết bị của ngành, xây dựng kế hoạch bổ sung, thay thế để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, tiến hành lắp đặt hệ thống camera tại các trƣờng. Rà soát, bổ sung quy hoạch CBQL giáo dục các cấp học. Tiếp tục triển khai xây dựng trƣờng học đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng CBQL và giáo viên theo quy định.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định cơ sở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định
2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THCS GDHN đối với học sinh THCS
Để tìm hiểu nhận thức của đội ngũ CBQL về công tác GDHN ở nhà trƣờng, tác giả đã khảo sát 10 CBQL cấp trƣờng cùng với 80 giáo viên và 200 học sinh của 05 trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc để khảo sát thực trạng nhận thức của đối tƣợng này.
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng GDHN Tầm quan trọng của GDHN
đối với học sinh
CBQL & Giáo viên
Học sinh
SL % SL %
GDHN rất quan trọng vì giúp học sinh hiểu biết và chọn nghề đúng đắn, phù hợp với bản thân
71 80,7 142 72,5
GDHN không quan trọng vì GDHN chỉ giúp học sinh đƣợc cộng điểm ƣu tiên, khuyến khích khi xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào 10
12 13,6 35 17,8
GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác
5 5,7 19 9,7
Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL và giáo viên thì đa số họ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông (80,7%). Tuy nhiên còn một số CBQL và giáo viên chƣa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hƣớng nghiệp (13,6%) cho là
GDHN không quan trọng với quan niệm “GDHN chỉ giúp học sinh đƣợc cộng điểm ƣu tiên, khuyến khích khi xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào 10”. Ngoài ra có 5,7% CBQL và giáo viên cho rằng GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác hoặc GDHN không có ý nghĩa giáo dục học sinh.
Nhìn chung, bảng số liệu chứng tỏ CBQL và giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GDHN, bên cạnh vẫn còn số ít CBQL và giáo viên chƣa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động GDHN đối với học sinh. Điều này sẽ rất nguy hiểm, một khi học sinh không có những hiểu biết nhất định về việc định hƣớng nghề nghiệp cho bản thân, dẫn điến việc học sinh lúng túng trong việc chọn nghề, chọn các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THCS, gây khó khăn trong công tác phân luồng học sinh,… không đáp ứng đƣợc sự nghiệp phát triển giáo dục và phát triển đất nƣớc. Do đó, đòi hỏi mọi CBQL và giáo viên ở tất cả các nhà trƣờng cần phải thật sự quan tâm đến hoạt động GDHN,