Hoạt động tựhọc củasinh viên trong đàotạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 33)

1.3.2.1. Động cơ, thái độ học tập tích cực

Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra.

Trong hoạt động học tập, SV sẽ chịu nhiều tác động từ nhà trường, gia đình, xã hội và hình thành nhiều loại động cơ học tập khác nhau cùng một lúc như động cơ đối tượng (học để hiểu biết) động cơ kích thích (học để được khen thưởng), động cơ cá nhân (học để trở thành học sinh giỏi), động cơ xã hội (học để cha mẹ vui lòng, bạn bè tôn trọng)…Tựu trung trong các động cơ học tập đang tồn tại trong SV, mỗi SV sẽ dần hình thành, sắp xếp cho mình thứ bậc các động cơ, động cơ nào là ưu thế, cốt lõi, động cơ nào là thứ yếu, phụ thuộc. Do đặc điểm tâm lý, môi trường sống, nhận thức của mỗi SV, các em sẽ có sự sắp xếp thứ bậc các động cơ khác nhau thậm chí loại bỏ các động cơ không còn tác dụng (là sự sắp xếp có ý thức hay vô thức). Các động lực có được từ các động cơ học tập khác nhau cũng có thể tạo ra các kết quả giống nhau. Điều đó là bình thường bởi vì nó mang dấu ấn của những xu hướng cá nhân khác nhau, nhân cách khác nhau với các học sinh khác nhau.

Động cơ học tập có vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả học tập của SV. Hơn thế nữa, động cơ học tập còn có những ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành phẩm chất năng lực và nhân cách SV trong quá

trình học tập. Vì thế, nhà trường, gia đình, xã hội và nhất là thầy, cô giáo trong giảng dạy, giáo dục cần có những tác động tích cực, trách nhiệm để giúp SV tự hình thành và phát triển động cơ học tập cho mình phù hợp, đúng đắn. Như NGƯT-TS. Phạm Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã nói “Dạy học là quan trọng, nhưng dạy cho học sinh cách học còn quan trọng hơn. Dạy cách học là quan trọng nhưng dạy cho HSSV cách hình thành và phát triển động cơ học tập còn quan trọng hơn”.

1.3.2.2. Nội dung tự học theo đào tạo học chế tín chỉ

Đối với đào tạo theo tín chỉ, SV chủ động lựa chọn môn học, số lượng môn học phù hợp với điều kiện của cá nhân. Khối lượng kiến thức được phân chia thành các mô đun, tính bằng tín chỉ. Sinh viên hoàn thành số tín chỉ quy định được công nhận kiến thức đã tích lũy. Trong chương trình đào tạo, các học phần được phân biệt theo chế độ tích lũy: học phần bắt buộc, học phần tự chọn, học tùy ý và học phần ngoại khóa. SV chủ động lựa chọn học phần, số lượng học phần phù hợp với điều kiện và năng lực của cá nhân. Nội dung kiến thức phần mỗi học phần được chia thành nội dung bắt buộc, nội dung tự chọn, nội dung nên biết và nội dung ngoại khóa. [18, tr. 55]

Nội dung bắt buộc: Là nội dung bài giảng của môn học, nội dung các tài liệu tham khảo mà GV giới thiệu của học phần mà tối thiểu SV phải nắm được, là kiến thức nền tảng để tiếp thu và phát triển kiến thức của môn học, phần nội dung này được giảng trực tiếp trên lớp.

Nội dung tự chọn: Là nội dung có liên quan đến học phần, định hướng của học phần đó và phát triển kiến thực của nội dung bắt buộc trong học phần,

Nội dung nên biết: là những nội dung có giá trị mở rộng kiến thức của học phần, phần nội dung này có thể không được giảng trực tiếp trên lớp mà GV có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể SV tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.

không nằm trong nội dung kiểm tra hay thi mà để đánh giá tích lũy kiến thức. Việc sắp xếp nội dung môn học cũng phải tuân thủ các nguyên tắc như đơn giản đến phức tạp , từ cái chung đến cái riêng, từ cái đã biết đến cái chưa biết.... [18, tr. 55]

Đối với mỗi môn học, SV được quyền lựa chọn GV giảng dạy, thông tin chung về học phần, mục tiêu học phần (mục tiêu chung, mục tiêu chi tiết); tóm tắt nội dung học phần; nội dung chi tiết học phần; tài liệu học tập (tài liệu chính và tài liệu tham khảo); lịch trình (chung và cụ thể cho từng nội dung); phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá. Nội dung của HĐTH còn liên quan đến việc lên kế hoạch học tập.

1.3.2.3. Phương pháp tự học trong đào tạo theo HCTC

Trong đào tạo theo HCTC, SV là người đóng vai trò chủ động trong việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, vì vậy phương pháp học tập của SV cần được hướng tới kiến thức, hình thành kỹ năng độc lập, sáng tạo. Sinh viên cần trang bị phương pháp tư duy thông qua bài giảng có nội dung, chủ đề, có tính chất lập luận, tổng hợp. GV hướng dẫn SV cách tìm kiếm, nắm bắt thông tin liên quan đến môn học.

Tùy thuộc vào nội dung tự học mà SV lựa chọn cho mình phương pháp tự học tương ứng. Với nội dung tự học bắt buộc thì SV sử dụng phương pháp đọc tài liệu, cách ghi ghép, cách phân tích và ghi tóm tắt, SV phải có sự phối hợp đồng bộ nghĩa là SV phải độc lập nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập. Với nội dung tự học tự chọn thì trên cơ sở hướng dẫn của GV, SV cần tích cực tư duy trong khi đọc giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hiệu quả, SV phải biết xử lí những thông tin thu được để viết tóm tắt, biết sử dụng câu hỏi để tự kiểm tra. Với nội dung nên biết và nội dung ngoại khóa SV có thể tự tìm tài liệu, thông tin hỗ trợ cho học tập thông qua nhiều nguồn như mạng internet, các phương tiện truyền thông, các hoạt động ngoại khóa.[18, tr. 80]

SV có thể nắm vững kiến thức thông qua bài thực hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc tại các cơ sở thực tập, các buổi hoạt động chuyên môn, các đợt thực tế. Đây chính là dạy cách học cho SV, thúc đẩy SV học tập chủ động để chiếm lĩnh tri thức.

Phương pháp tự học trong đào tạo theo HCTC đa dạng, phong phú hơn so với đào tạo theo niên chế. Nội dung tự học của SV được xác định rõ, để có một giờ trên lớp học tập, SV phải có hai - ba giờ tự học, tự nghiên cứu ngoài lớp. Vì vậy, SV vận dụng linh hoạt các hình thức tự học để mang lại hiệu quả trong hoạt động tự học.

1.3.2.4. Hình thức tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo HCTC sinh viên phải vừa tiếp thu kiến thức trên lớp thông qua bài giảng của GV, vừa thảo luận, làm bài tập trên lớp và tìm kiếm tích luỹ kiến thức ngoài lớp học (qua các tài liệu mà GV yêu cầu đọc, qua các bài tập, thí nghiệm mà GV giao) vừa tự học ở nhà, thư viện…Giờ học trên lớp giảm mà tăng thời gian thảo luận, học nhóm và thời gian tự học. Để lĩnh hội được kiến thức đòi hỏi mỗi sinh viên phải hiểu rõ được bản chất của học chế tín chỉ, từ đó mới tìm ra được phương pháp học tập phù hợp với từng loại hình lớp học: học lí thuyết trên lớp, học thảo luận trên lớp, học ở nhà, học cách tự đọc tài liệu, tham khảo giáo trình để hiểu sâu “linh hồn” của từng chương và tiến tới cả học phần và tăng cường trao đổi bài theo nhóm.

Tự học có thể diễn ra dưới các hình thức sau:

- Tự học theo nhu cầu cá nhân. Hoạt động tự học này diễn ra độc lập, không có sự hướng dẫn của GV.

- Tự học dưới sự hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo gián tiếp của giáo viên. Hình thức tự học này có thể thực hiện dưới nhiều cách thức:

+ Tự học dưới dạng học lại bài cũ và vận dụng để giải bài tập mới.

học trên phòng thí nghiệm, thực hành, là một hình thức tự học rất hiệu quả. - Tự học qua các đợt tham quan, ngoại khóa, thực tập, thực tế.

Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến hoạt động tự học. Học tập trong học chế tín chỉ cần xác định cho bản thân một kế hoạch học tập phù hợp.

1.3.2.5. Điều kiện phục vụ hoạt động tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

HĐTH trong đào tạo theo HCTC thì điều kiện về môi trường tự học, cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, đồ dùng dạy học hiện đại cũng góp phần đáng kể vào hiệu quả của hoạt động tự học của SV. Đối với SV, phương tiện học tập là giúp họ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Các phương tiện học tập gồm các dụng cụ thí nghiệm, tài liệu, máy tính, máy chiếu… Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến hệ thống thông tin dạy họcvà môi trường dạy học cũng như các yếu tố khách quan có tác động đến mục tiêu phát triển nhà trường cũng chính là phương tiện học tập của SV. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì phương tiện học tập càng hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của SV, HCTC yêu cầu phương tiện học tập đa dạng, phong phú. Với đặc điểm mang tính chủ động và linh hoạt cao trong quá trình học tập, SV cần có phương tiện liên lạc với nhà trường một cách nhanh chóng và thông suốt thông qua hệ thống mạng internet hiện đại và máy tính nối mạng. SV có thế ngồi bất cứ đâu để đăng ký học, thi và nhận được ngay thông tin phản hồi.

1.4. Quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ

1.4.1. Quản lí xây dựng động cơ, thái độ tự học

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ. Hoạt động tự học của sinh viên cũng vậy. Động cơ tự học được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động

cơ tự học là yếu tố quyết định.

Nhà trường tổ chức hướng dẫn cho SV để SV làm quen với việc lập kế hoạch học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn ngay thời điểm SV mới vào trường thông qua buổi sinh hoạt công dân đầu khóa.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Đoàn, thể trong Nhà trường, cụ thể dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa, thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, công tác xã hội làm phong phú các hoạt động của sinh viên. Đoàn thanh niên đi đầu trong các phong trào thi đua học tập tốt, Đoàn quan tâm chú ý đến kết quả phấn đấu học tập của sinh viên. Tổ chức Đoàn thanh niên tạo ra được môi trường sinh hoạt gần gũi với học tập, kích thích hoạt động học tập đạt kết quả tốt trong các đối tượng của Đoàn.

Bên cạnh đó Hội Sinh viên đã phát động nhiều phong trào tiêu biểu hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo như: hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng học tập, mô hình đào tạo kỹ năng mềm cho SV, hội nghị học tốt, cuộc thi nghiệp vụ… Các hoạt động này góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức của SV và hình thành tình cảm với ngành nghề, từ đó trang bị cho SV các kỹ năng cần thiết để thích nghi với phương thức và môi trường đào tạo mới.

1.4.2. Quản lí nội dung tự học

Để quản lí được nội dung tự học, hướng cho SV xác định nội dung tự học phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo và môn học, GV phải hướng dẫn nội dung tự học cho SV đúng trọng tâm chương trình quy định và đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.

Nội dung tự học cơ bản, gồm:

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (SV bắt buộc phải hoàn thành).

+ Định hướng nghiên cứu, đào sâu, mở rộng trí thức từ các vấn đề trong nội dung học tập.

Để QL được HĐTH của SV, GV có thể QL mức độ thực hiện việc đọc sách và tài liệu bắt buộc, việc tham khảo tài liệu của SV. GV phải thường xuyên tư vấn về nội dung tự học cho SV phù hợp với mục tiêu đào tạo nhà trường.

Bên cạnh đó, GV quản lí kế hoạch tự học của SV vì khi xây dựng kế hoạch tự học là việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tự học. Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học, bài học. Kế hoạch tự học giúp cho người học thực hiện các nhiệm vụ tự học một cách khoa học, hiệu quả.

Về phía Nhà trường, yêu cầu GV hướng dẫn SV tự học, yêu cầu SV tự nghiên cứu tài liệu bằng cách liên tiếp đặt ra những câu hỏi trong nội dung môn học và những nội dung liên quan đến môn học và GV giao bài tập về nhà và có kiểm tra đánh giá.

1.4.3. Quản lí phương pháp và hình thức tự học

*Quản lí các phương pháp tự học:

Phương pháp tự học là những cách thức mà cá nhân người học sử dụng để tiếp thu, xử lý nội dung học tập trong quá trình nhận thức của mình. Phương pháp tự học có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy học. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy học có tác dụng định hướng phương pháp tự học cho người học.

* Nội dung quản lí phương pháp tự học:

năng của từng phương pháp cụ thể và sự sáng tạo phương pháp trong tự học.

+ Quản lí kỹ năng tự học: Nghe (giảng trên lớp, băng đĩa), đọc (giáo trình, tài liệu tham khảo khác...) ghi chép, trao đổi, xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh của SV.

Các phương pháp tự học có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiên cứu, thực hiện. Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch… Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp học đặc thù tùy theo từng môn học. Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quan điểm giao tiếp tích cực trong thực hành tiếng khi học ngoại ngữ, phương pháp thực hành thí nghiệm trong học tập môn Lí - Hóa - Sinh.

*Quản lí các hình thức tự học trong đào tạo theo HCTC

Tự học là kĩ năng tự lập nghiên cứu, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Đặc biệt, trong môi trường đại học, SV được khuyến khích hình thành khả năng tự học.

Hình thức tự học được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản như: dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân; mức độ hoạt động độc lập của SV trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng; phương thức hướng dẫn, tổ chức và điều khiển HĐHT của SV và địa điểm thời gian tự học.

Trong trường ĐH, tồn tại ba hình thức tự học cá nhân, nhóm và tập thể. Hình thức tự học tập thể: tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV chủ yếu các giờ lý thuyết, hướng dẫn chung về bài tập, tổ chức thảo luận theo chủ đề, các hoạt động khác theo yêu cầu của GV được nêu trong đề cương bài giảng. Trong đào tạo theo HCTC, GV nên đặt ra các vấn đề lớn, câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng trước khi giảng nhằm lôi cuốn sự tập trung sự chú ý của SV. Bằng hình thức này, SV chủ động trong nhận thức bài giảng, đồng thời là động lực khuyến khích SV muốn khám phá,

chiếm lĩnh tri thức. Sau đó, GV có thể sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác như chia nhóm thảo luận, mô phỏng hoặc nghiên cứu trường hợp.

Hình thức tự học theo nhóm: Dạy, học thực hành, thực tập: chủ yếu là hoạt động dạy, học trong phòng thực hành, thí nghiệm, SV làm các bài thực hành thí nghiệm có sự hướng dẫn của GV nhằm bổ sung, làm rõ các kiến thức được học qua các môn học. Các hoạt động thực hành, thực tập đóng vai trò rất quan trọng trong việc biến những lý thuyết thành thực tiễn sinh động. Thông qua những giờ thực tế, SVcó dịp tiếp cận với những yêu cầu cụ thể, thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)