Lịch sử hình thành Trường Đại học Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 57)

Lịch sử phát triển Trường Đại học Quy Nhơn trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển được khái quát như sau: “Hai năm sau ngày đất nước thống nhất, cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1842/QĐ ngày 21.12.1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Hơn 4 năm sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 02/HĐBT ngày 13.7.1981 thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ngày 30.10.2003, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại học Quy Nhơn để xây dựng trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp Giáo dục - đào tạo, vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đã lớn mạnh không ngừng, cả về quy mô, lĩnh vực đào tạo lẫn trình độ và chất lượng đào tạo, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, viên chức... Tính đến tháng 1 năm 2020, Nhà trường có 738 viên chức, trong đó có 517 giảng viên với gần 190 GS, PGS, TS; 383 ThS; 95 giảng viên đang là NCS trong và ngoài nước, 12 khoa, 13 ngành sư phạm, 15 ngành khoa học tự nhiên và xã hội, 4 ngành kinh tế và 6 ngành kỹ thuật và nông nghiệp; đào tạo 18 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 3 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với quy mô 800 học viên, NCS. Hệ thống giảng đường gồm 179 phòng học với diện tích 27.458 m2, hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập đa năng, phòng nghe nhìn với tổng diện tích 14.748 m2. Thư viện, trung tâm học liệu của Trường gồm phòng đọc, phòng tra cứu tư liệu, thiết bị chuyên dụng,

mạng internet và hơn 3 vạn đầu sách. Trong những năm qua, được sự đầu tư lớn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường đã xây dựng nhà luyện tập thể dục thể thao hiện đại, diện tích gần 10.000 m2 đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của SV Nhà trường. Ngoài ra, hệ thống ký túc xá gồm 6 khu với sức chứa 4000 chỗ, đáp ứng khá tốt nhu cầu chỗ ở cho SV. Trường Đại học Quy Nhơn đã đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, Trường còn đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho hàng trăm lưu học sinh Lào, Trường Đại học Quy Nhơn đến nay đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín, thương hiệu trong xã hội. Bước vào giai đoạn mới, Trường Đại học Quy Nhơn quyết tâm xây dựng và phát triển bền vững để trở thành một trong những trường đại học ứng dụng định hướng nghiên cứu trọng điểm của khu vực miền Trung, Tây Nguyên, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

2.2.3. Hoạt động đào tạo của nhà trường

Trường Đại học Quy Nhơn có bề dày hơn 40 năm đào tạo và nghiên cứu. Từ năm 2010 (khóa SV 33), Nhà trường đã đào tạo theo HCTC. Từ năm học 2010 - 2011 đến nay đã có 6 khóa SV ra trường. Trong quá trình đào tạo theo HCTC, Nhà trường đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Cụ thể như sau:

*Thuận lợi

Nhận được sự quan tâm, đồng thuận trong toàn bộ đội ngũ cán bộ QL, lãnh đạo, giảng viên và nhân viên trong Nhà trường. Nhà trường đã chuẩn bị tốt cho việc chuyển đổi quy trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (theo Quyết định số 1241/QĐ-ĐHQN ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn). Xây dựng, ban hành và điều chỉnh khung chương trình, chương trình chi tiết của các ngành đào tạo theo HCTC. Về đội ngũ giảng viên và cán bộ QL: Đội ngũ giảng viên của Nhà trường rất giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, thực hiện đổi mới phương thức đào tạo nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi giờ lên lớp, SV không chỉ được học kiến thức chuyên môn mà còn được học các kĩ năng mềm như: kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, khả năng tư duy, phản biện, kĩ năng thuyết trình trước đám đông… Tổ chức đào tạo theo HCTC: Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng chương, từng nội dung của học phần, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, tạo ra một môi trường tự học thuận lợi cho SV.

*Khó khăn

Việc đăng ký học, việc học ngành 2 của SV còn gặp không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân, việc tổ chức giảng dạy - học tập của một bộ phận GV và SV còn chưa đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo HTTC. Về phía người dạy: Không ít GV còn dạy như trước đây, chưa có nhiều đổi mới về phương pháp

giảng dạy. Vì thế, còn bị áp lực của khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho SV chi phối. Khâu tổ chức cho SV tự học, tự nghiên cứu còn ít được quan tâm. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phòng học chưa đáp ứng được yêu cầu linh hoạt, mềm dẻo của việc tổ chức lớp học theo tín chỉ. Về phía người học: Phần lớn các em vẫn còn học theo hương pháp học ở phổ thông, chưa có sự tích cực, chủ động trong học tập, chưa thật sự đầu tư cho việc tự học, tự nghiên cứu.Việc đánh giá kết quả học tập của SV (bao gồm đánh giá chuyên cần; đánh giá giữa kỳ; đánh giá thực hành, thí nghiệm, đánh giá thi kết thúc học phần) chưa thật sự tương thích với chất lượng dạy học.

Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn Nhà trường đã từng bước nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên, cán bộ QL, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo HCTC, đã chú ý tới HĐTH của sinh viên - một trong những khâu quan trọng, then chốt nhằm hướng dẫn, hỗ trợ SV đạt được nhiều thành công trong học tập và rèn luyện.

2.3. Thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tỉn chỉ tại Trường Đại học Quy Nhơn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Nhận thức về HĐTH có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình tự học của bản thân SV. Đồng thời, với việc hiểu rõ về hoạt động này của SV sẽ giúp cho CBGV có phương pháp, cách thức để quản lý hợp lý hướng dẫn cho SV tự học đạt hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhận thức về HĐTH được đề tài tiếp cận dưới các góc độ sau: quan niệm về HĐTH; nhận thức về ý nghĩa, vai trò của việc tự học; nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH.

Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung thì phải chú trọng nâng cao năng lực tự học cho sinh viên. Tinh

thần của các Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005 ở điều 36b như sau: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có được năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở bậc học đại học, quan trọng nhất là học cách học.

Phương pháp giáo dục mới "lấy người học làm trung tâm" với mục tiêu trang bị cho người học không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm "dạy học lấy người học làm trung tâm", việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Những nhu cầu học tập của sinh viên phản ánh những yêu cầu của xã hội nhưng có những nét riêng. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm..., có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của sinh viên. Phải để cho sinh viên hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho sinh viên bị động tiếp thu mà đòi hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để không gừng cải thiện phương pháp học tập dần dần tiến lên có được phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời.

Trường Đại học Quy Nhơn bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2010 - 2011, nếu sinh viên không nhận thức đúng

về việc tự học thì việc chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ khiến các em rất dễ bị đào thải. Theo phương thức này thì phần lớn thời gian của SV là dành cho tự học, tự nghiên cứu. Nếu như phương thức đào tạo theo học niên chế các em có thể trông chờ vào lúc thi mới học thì ở học chế tín chỉ kiểm tra, đánh giá được thực hiện liên tục trong quá trình học tập, kết quả đánh giá được thể hiện từ thái độ xây dựng bài trên lớp, việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà, việc tham gia đóng góp thảo luận nhóm đến làm bài kiểm tra hết môn. Chính vì vậy việc làm thay đổi nhận thức của SV về HĐTH là hết sức cần thiết.

Sau khi khảo sát, thống kê, phân tích, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Khảo sát thực trạng mức độ quan trọng của hoạt động tự học của sinh viên STT Mức độ quan trọng của việc tự học Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn không cần thiết 3 0,7%

2 Không cần thiết 1 0,2%

3 Phân vân 12 2,9%

4 Cần thiết 179 43,7%

5 Rất cần thiết 215 52,4%

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn mức độ quan trọng của việc tự học

0.7% 0.2% 2.9% 43.7% 52.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0%

Hoàn toàn không

cần thiết Không cần thiết

Phần lớn SV (96,1%) được hỏi cho rằng việc tự học là cần thiết (43,7%) và rất cần thiết (52,4%) đối với SV trong quá trình học tập tại trường. Điều đó phản ánh một thực tế rằng SV đã nhận thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tự học. Chỉ có một số rất ít (3,8%) SV chưa đánh giá hết tầm quan trọng của việc tự học hoặc hiểu sai về bản chất của việc tự học trong giai đoạn học tập tại trường. Số SV này cho rằng tự học là việc làm của tự bản thân SV để tìm hiểu và khám phá tri thức, khi có sự hướng dẫn của GV thì đó không còn là quá trình tự học mà là quá trình dạy học. Từ đó, cho rằng tự học là việc không cần thiết và bình thường, dẫn đến việc học còn có sự trông chờ, ỷ lại, thiếu tự giác, thiếu chủ động, do vậy mà kết quả học tập chưa cao.

Kết quả về nhận thức của sinh viên với vai trò của việc tự học được đánh giá như sau:

Bảng 2.2: Khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò của tự học đối với sinh viên

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Củng cố và nắm vững kiến thức 179 43,7% 220 53,7% 7 1,7% 1 0,2% 3 0,7% 1 2 Mở rộng kiến thức 149 36,3% 228 55,6% 29 7,1% 3 0,7% 1 0,2% 2 3 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 170 41,5% 213 52,0% 24 5,9% 2 0,5% 1 0,2% 3

4 Phát triển khả năng giải quyết

tình huống 159 38,8% 219 53,4% 26 6,3% 5 1,2% 1 0,2% 4

5 Nâng cao khả năng phân tích,

tổng hợp vấn đề 155 37,8% 215 52,4% 36 8,8% 2 0,5% 2 0,5% 5

6 Tự tin trong học tập và công

tác sau này 118 28,8% 100 24,4% 110 26,8% 64 15,6% 18 4,4% 6

7 Hình thành và phát triển nhân

cách 91 22,2% 124 30,2% 148 36,1% 42 10,2% 5 1,2% 7

Rất cần

thiết Cần thiết Phân vân

Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Mức độ đánh giá Vai trò của tự học TT Thứ bậc đánh giá

Từ bảng 2.2 cho thấy, hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc tự học. 53,7% SV cho rằng tự học là cần thiết và 43,7% cho là rất cần thiết để củng cố, nắm vững kiến thức; 55,6% SV cho rằng tự học để mở rộng kiến thức là cần thiết và 36,3% cho là rất cần thiết, 52,0% SV thấy tự học phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong học tập, trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân là cần thiết và 41,5% cho là rất cần thiết. Phần đông sinh viên nhận thức được trong quá trình học tập ở đại học, vai trò chủ đạo của người thầy khác xa so với ở phổ thông vì học ở đại học là thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, tạo tình huống, kích thích sinh viên tự tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa thấy được ý nghĩa của việc tự học đối với sự phát triển tư duy và những hiệu quả lâu dài nên các em đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy, sinh viên của Trường đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với bản thân. Nhưng phần lớn các em mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không thấy được hiệu quả lâu dài của tự học trong hình thành và phát triển nhân cách, cũng như tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách.

2.3.2. Thực trạng về động cơ, thái độ tự học của sinh viên

Động cơ học tập là một hệ thống các yếu tố vừa có tính chất định hướng, vừa có chức năng kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của sinh viên, hoạt động tự học của sinh viên cũng được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ tự học, đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tự học.

Kết quả khảo sát sinh viên được thể hiện rõ dưới bảng sau:

Từ bảng 2.3 cho thấy, 41,4% SV coi việc học tập để có công việc tốt trong tương lai là quan trọng và 51% coi là rất quan trọng, 57% SV cho rằng

học có sự hiểu biết rộng là quan trọng và 27,8% cho là rất quan trọng, 48,2% SV chọn học để phục vụ cho đất nước làm động cơ học tập quan trọng và 26,7% chọn rất quan trọng.

Bảng 2.3: Khảo sát thực trạng mức độ quan trọng của động cơ tự học

Có thể nói những động cơ học tập (động cơ 1, 2, 3, 4) là động cơ bên trong (nội lực) là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập, là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài, đồng thời, giúp sinh viên duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Đây cũng có thể được coi là động cơ học tập đúng đắn và cần phát huy. Vì kết quả sau bốn năm ngồi ghế nhà trường cũng là tạo dựng cho các em một hành trang vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)