Thực trạng về nội dung tựhọc củasinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 69)

Nội dung tự học của SV cũng là một trong những yếu tố quan trọng sẽ quyết định đến kết quả học tập trong suốt quá trình. Bởi khi đã xác định được cần phải học cái gì và hoàn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là các em đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Bảng 2.4: Khảo sát thực trạng nội dung tự học của sinh viên

Kết quả từ bảng 2.4, phần nào phản ánh đúng thực tế việc xác định động cơ học tập của SV như đã trình bày ở trên. Từ việc xác định động cơ học là để có sự hiểu biết rộng, học để có việc làm tốt trong tương lai, SV đã biết chọn lọc những nội dung học phù hợp. Đối với những SV này, việc gói gọn nội dung học theo như GV hướng dẫn và theo như sách giáo khoa là chưa đủ. Với ham muốn chiếm lĩnh tri thức nhân loại, mở mang kiến thức cho bản thân thì việc cần làm là tự tìm tòi, trau dồi kiến thức thông qua tài liệu tham khảo, thông qua tài liệu nâng cao và các hình thức, phương tiện khác. Vì vậy, nội dung này chiếm tới 59,8% phiếu đánh giá, bình chọn của các bạn SV.

Kết quả 6,0% SV chỉ học theo yêu cầu GV hướng dẫn. Điều này không đồng nghĩa với việc SV không nghe lời thầy cô giáo, trái lại, đó lại là một tín

TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ

1 Học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn 25 6,0% 2 Học nguyên văn theo giáo trình, bài giảng 13 3,2%

3 Học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn và

học nguyên văn theo giáo trình, bài giảng 127 31,0%

4

Học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn, học nguyên văn theo giáo trình, bài giảng và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo

hiệu đáng mừng, vì điều này cho thấy, đại đa số SV đã tích cực, chủ động trong việc học tập của mình. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, điều tra chúng tôi cũng có ghi nhận một vài trường hợp SV khi được hỏi đã rất lúng túng trong việc xác định nội dung học tập của mình. Lúng túng là vì theo các bạn việc xác định nội dung học tập cũng phần nào phụ thuộc vào tâm trạng và sở thích tùy hứng. Như vậy, có thể nói, tuyệt đại đa số SV đã xác định cho mình được nội dung học tập phù hợp với động cơ học tập. Việc cần làm của phía nhà trường và thầy cô giáo là thường xuyên vun đúc, khuyến khích SV kiên trì đi theo định hướng, mục tiêu đã đặt ra. Tham khảo đề cương bài giảng là yêu cầu mới đối với SV trong HTTC, qua đó, SV hiểu được mục tiêu của bài giảng, nội dung cụ thể, các yêu cầu đối với SV cần đạt được cũng như danh sách các tài liệu tham khảo phục vụ cho học phần. Vì vậy, hoạt động này cần được SV chú trọng hơn để quy trình đào tạo mới ngày được hoàn thiện.

2.3.4. Thực trạng về phương pháp tự học của sinh viên

Phương pháp tự học chính là chiếc chìa khóa đưa người học tới thành công. Thực trạng phương pháp tự học của SV, chúng ta có thể thấy được qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.5: Khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp tự học của sinh viên

TT Phương pháp tự học Số lượng Tỷ lệ

1 Lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học 31 7,56%

2 Xác định mục tiêu tự học 34 8,29%

3 Tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu 17 4,15% 4 Trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ 59 14,39% 5 Khi gặp khó khăn hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành

nhiệm vụ 48 11,71%

6 Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để

giải quyết nhiệm vụ học tập 77 18,78%

Như vậy, có thể nhận thấy, xét một cách riêng lẻ thì có tới 35,12% số SV có phương pháp học tập khoa học, tức là biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập, 64,88% số SV còn lại chia đều cho các phương pháp khác. Điều này cho thấy một thực trạng là nhiều sinh viên chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lí, việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức. Việc nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của tự học, có động cơ học tập đúng, nội dung học tập phù hợp còn cần đến phương pháp học tập khoa học thì sinh viên mới có thế nâng cao hiệu quả học tập của mình. Trên thực tế cho thấy SV lựa chọn phướng pháp tổng hợp tất cả phương pháp đều tập trung vào một số SV có khả năng và xác định đúng động cơ, mục đích học tập, đặc biệt là động cơ, mục đích nghề nghiệp - xã hội, khoa học. Trong khi số SV còn lại thường dùng phương pháp trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hỏi Thầy, Cô để hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu để giải quyết những vấn đề trước mắt trong học tập. Do vậy mà kết quả học tập cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình, trung bình khá.

Phương pháp tự đào sâu suy nghĩ để thực hiện mục tiêu lại là phương pháp ít được SV thực hiện nhất. Đây là một phương pháp giúp SV ghi nhớ bài học một cách tích cực, chủ động, lâu nhất và bao quát nhất, thể hiện quá trình tư duy bậc cao, là phương pháp tốt trong quá trình tự học ở bậc đại học. Tuy nhiên, kết quả đã thể hiện SV ít chọn phương pháp này để tự học, chỉ chọn những phương pháp mang tính chất dễ dàng hơn, chưa chịu khó hệ thống hóa, khái quát hóa hay làm dàn ý bài đã học, còn thụ động trong việc tự học. Điều này đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong kết quả học tập cũng như nghiên cứu khoa học của SV.

Thực tế này phần nào phản ánh việc phổ biến, giáo dục cho sinh viên về phương pháp tự học còn chưa toàn diện, chưa phổ cập được tới toàn thể sinh viên, khiến nhiều sinh viên có ý thức tự học nhưng không biết xác định phương pháp tự học cần thiết và hiệu quả. Vì vậy, nhà trường cần sát sao hơn nữa trong khâu quản lí việc giáo dục, tuyên truyền, để tất cả sinh viên đều có thể tiếp cận với phương pháp tự học thích hợp, khoa học.

2.3.5. Thực trạng về hình thức, thời gian tự học của sinh viên

HCTC yêu cầu hoạt động dạy học xem SV là trung tâm của quá trình dạy học, và theo quy định của học chế tín chỉ thời lượng tự học của sinh viên chiếm 2/3 thời gian trên lớp. Căn cứ vào thực tế đó chúng tôi có khảo sát thực trạng sử dụng thời gian tự học trong 1 ngày của SV.

Qua bảng 2.6, cho thấy số SV dành khoảng từ 02 - 03 giờ cho việc tự học chưa cao (26,3% - 20,1%), một bộ phận không nhỏ SV (42,5%) dành khoảng từ 01 giờ cho việc tự học, chỉ có một số ít SV (6,9%) có thời gian tự học từ 04 giờ và 4,2% có thời gian tự học là 5h.

Bảng 2.6: Khảo sát thực trạng sử dụng thời gian tự học trong ngày của sinh viên

TT Thời gian tự học Số lượng Tỷ lệ %

1 1 giờ 174 42,5

2 2 giờ 108 26,3

3 3 giờ 83 20,1

4 4 giờ 28 6,9

5 Từ 5 giờ trở lên 17 4,2

Tác giả nhận thấy chưa được 50% số SV sử dụng thời gian tự học theo qui định của nhà trường, SV chưa có sự đầu tư vượt bậc cho việc tự học, thời gian tự học còn hạn chế. Từ đó, kết quả tự học còn chưa cao và việc tự học chưa thật sự có chất lượng. Còn có một bộ phận SV (42,5%) đầu tư chưa đến

01 giờ/ ngày cho việc tự học. Qua thực tế cho thấy ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố đó là hiện nay là sinh viên dành thời gian cho việc làm thêm quá nhiều, ngoài thời gian học trên lớp thì một bộ phận không nhỏ sinh viên đi làm thêm vì cuộc sống mưu sinh, một nguyên nhân phải kể đến là mạng xã hội, mạng xã hội đã khiến nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của các bạn giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên các trang mạng. Những nguyên nhân trên cũng góp phần làm cho hoạt động tự học của sinh viên trong nhà trường còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.7: Khảo sát thực trạng hình thức tự học của sinh viên

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Học một mình 347 84,5

2 Học nhóm 56 13,7

3 Trao đổi cùng GV 7 1,8

Qua kết quả bảng 2.7 cho thấy phần lớn SV (84,5%) chọn hình thức tự học một mình. Quá trình tự học là quá trình tư duy của chính cá nhân, cho nên trước hết là cá nhân SV phải tự học một mình để lĩnh hội tri thức, ghi nhớ chủ động: tự học tạo điều kiện giúp chúng ta bình tâm suy nghĩ vấn đề, thấu hiểu những kiến thức mới. Thường xuyên tự học, ôn lại các kiến thức đã biết, chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn, cơ hội phát triển ý tưởng lớn, rèn luyện ý chí. Tuy nhiên, hình thức này còn có một vài hạn chế: dễ dàng nản chí, mất động lực học tập, dễ mất định hướng, kiến thức tự tìm hiểu chỉ là một khía cạnh. Đây là hình thức tự học đơn giản nhất.

Để tự học hiệu quả SV cần phải biết cách học nhóm để trao đổi, thảo luận, bàn bạc với nhau, thậm chí trao đổi với GV những vấn đề còn thắc mắc

hoặc chưa thỏa đáng để nhận thức được đầy đủ vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế thì SV rất ít học nhóm (13,7%) và chỉ có một vài SV (1,8%) mạnh dạn trao đổi với GV trong quá trình tự học.

Qua đó cho thấy, SV vẫn chưa chọn được những hình thức học phù hợp với SV ở bậc đại học, chưa tiếp cận với những hình thức học tập tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập.

Tóm lại, học một mình hay học nhóm hay học bằng cách trao đổi với GV đều có những ưu, khuyết điểm của nó. Điều quan trọng là phải xác định những yêu cầu phù hợp với bản thân như : thời gian, khả năng, và mục tiêu của chính mình. Một gợi ý từ những bạn sinh viên học tập tốt là họ luôn lựa chọn một cách thông minh và cân bằng giữa cả ba hình thức học này để phát huy và khắc phục ưu nhược điểm của chúng, từ đó đem lại kết quả học tập tốt hơn. Vì vậy, để hoạt động tự hoc mang lại hiệu quả thì SV phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức nên trên.

2.3.6. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học của sinh viên

Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Nhà trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tự học của sinh viên.

Từ bảng 2.8 chúng ta thấy cơ sở vật chất của Nhà trường nói chung chỉ đáp ứng được mức trung bình yêu cầu học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ ở trường Đại học. Các điều kiện, phương tiện học tập như nguồn tài liệu, hệ thống mạng internet chỉ đạt mức trung bình, một số điều kiện như phòng học, phòng thí nghiệm tối đa có 33,7% sinh viên đánh giá mức độ khá, 63,3 % tối đa đánh mức độ trung bình, 21,1% đánh giá mức độ yếu kém.

Bảng 2.8: Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tự học

Qua phỏng vấn, 25% SV cho rằng vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí các cơ sở vật chất khiến cho dù có nhiều phòng ốc, trang thiết bị, phần mềm nhưng chưa phát huy hiệu quả cho việc đào tạo, nghiên cứu. Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm còn lạc hậu, một số máy móc hiện đại thì sinh viên không được phép sử dụng. Nguồn tài liệu thì không phong phú và ít được cập nhật, tài liệu giới thiệu cho sinh viên tham khảo và tự học chủ yếu là những tài liệu được biên soạn cho việc giảng dạy, với nguồn tài liệu hạn hẹp thì sinh viên bị hạn chế việc tìm tòi và sang tạo trong học tập và nghiên cứu.

Tóm lại, để hoạt động tự học của sinh viên được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng đào thì Nhà trường cần chú trọng nhiều hơn nữa việc xây dựng và trang bị các điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của người học vì khi áp dụng học chế tín chỉ kéo theo sự thay đổi trong yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Thời gian và nội dung tự học tăng lên kéo theo những đòi hỏi về không gian tự học, về nguồn tài liệu tra cứu và học tập và phương tiện nghe nhìn và mạng interrnet, tài liệu tham khảo cũng thay đổi.

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Điều kiện trường, phòng học,

thư viện 64 15,5% 93 22,8% 224 54,6% 23 5,6% 6 1,5%

2 Phương tiện kỹ thuật, trang

thiết bị phục vụ dạy học 78 19,1% 139 33,7% 166 40,6% 23 5,6% 4 1,0%

3 Nguồn tài liệu 73 17,9% 47 11,4% 244 59,5% 41 10,0% 5 1,2%

4 Phòng thí nghiệm, thực hành

đầy đủ, hiện đại 44 10,7% 76 18,6% 260 63,3% 21 5,2% 9 2,2%

5 Hệ thống mạng internet, wifi đủ mạnh 46 11,2% 94 23,0% 123 30,1% 87 21,1% 60 14,6% Kém Mức độ đánh giá TT Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tự học Tốt Khá Trung bình Yếu

Bảng 2.9: Khảo sát thực trạng nơi sinh viên lựa chọn tự học

Qua bảng 2.9 chúng ta có thể thấy việc tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên: có 59,0% sinh viên thường xuyên học ở ký túc xá/nhà trọ/gia đình và 49,4% sinh viên thường xuyên học ở các nơi yên tĩnh; chỉ 23,8% sinh viên thường xuyên học ở giảng đường và rất ít sinh viên đọc tài liệu tham khảo ở thư viện (11,2% sinh viên thường xuyên học ở thư viện, 0,8% sinh viên luôn luôn học ở thư viện). Qua trao đổi, chúng tôi được biết, phần đông sinh viên của Trường học tại gia đình hoặc ký túc xá vì các em cho rằng đây là những địa điểm học tập yên tĩnh, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi các điều kiện ngoại cảnh, sinh viên có thể tập trung vào việc học tập hơn. Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với hình thức tự học mà đa số sinh viên lựa chọn là học một mình vì khi học một mình thì sinh viên thường chọn những nơi yên tĩnh để học hoặc học tại nhà trọ/gia đình/ký túc xá.

Có một bộ phận SV rất nhỏ (15,9%) có thể học bất kỳ chỗ nào, có thể sinh viên lựa chọn nơi khác để học như công viên, ghế đá và những khuôn viên khác trong khu vực trường để học, những nơi này phù hợp cho việc học nhóm và trao đổi bài giữa những thành viên trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Từ đó cũng cho thấy về CSVC, nơi học dành cho việc

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Ký túc xá/Nhà trọ/Gia đình 55 13,5% 242 59,0% 33 8,0% 54 13,1% 26 6,4% 2 Thư viện 3 0,8% 46 11,2% 77 18,7% 207 50,6% 77 18,7%

3 Giảng đường (ngoài giờ học) 5 1,2% 98 23,8% 97 23,7% 158 38,6% 52 12,7%

4 Các nơi yên tĩnh 62 15,1% 203 49,4% 50 12,4% 85 20,7% 10 2,4%

5 Bất kỳ chỗ nào 26 6,2% 65 15,9% 80 19,5% 163 39,8% 76 18,6%

Luôn luôn Thường xuyên Không thường Thỉnh thoảng Không bao giờ Mức độ thực hiện Môi trường tự học TT

tự học với hình thức học tập tích cực còn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư hoặc khai thác, sử dụng có hiệu quả những phòng học, CSVC sẵn có phục vụ cho việc tự học.

Thư viện tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc mượn tài liệu thư viện về nhà, đọc tại chỗ phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu.Thư viện có thể được xem là người thầy thứ hai của sinh viên, là nơi cung cấp nhiều tài liệu, sách tham khảo, tra cứu phục vụ cho việc học tập, nhưng chỉ có 11,2% sinh viên thường xuyên lên thư viện để học. Đối chiếu kết quả này với kết quả khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất, chúng ta phần nào nhìn thấy một thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)