Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 117)

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

Mục đích: Để áp dụng các biện pháp QL hoạt động tự học một cách có cơ sở, khoa học và hiệu quả, tác giá tiến hành khảo sát ý kiến cúa cán bộ quản lí các khoa và GV, CVHT về các biện pháp này. Mục đích của việc khảo nghiệm này để kiểm nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Đối tượng và phạm vi khảo nghiệm: Đối tượng khảo nghiệm là cán bộ quản lí các Khoa và GV, CVHT trong Nhà trường. Để triển khai khảo nghiệm, tác giả đã xây dựng phiếu hỏi bám sát tiêu chí của các nội dung biện pháp đề xuất.

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, bằng

Quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo học chế tín chỉ

Nâng cao nhận thức của GV và SV về vai trò của HĐTH và hướng dẫn tự học cho sinh viên Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập Chỉ đạo tổ chức bồi GV đổi mới cách dạy hướng đến nâng cao

tính độc lập, chủ động của

SV trong HĐTH Đổi mới việc

kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên Hoàn thiện CSVC, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo TC tạo điều kiện cho SV

tự học Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng tới HĐTH của SV theo HCTC

phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tác giả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động tự học, tác giả thực hiên theo quy trình:

Bước 1: Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia, các chuyên gia được chọn là 110 CBQL, GV, CVHT

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lí kết quả nghiên cứu

Dựa trên mẫu phiếu đã xây dựng, tác giả xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Ít cần thiết (1 điểm).

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm) Ít khả thi (1 điểm).

Bước 4: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các biện pháp đề xuất, xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.

3.4.2. Kết quả thăm dò

Các biện pháp đề xuất:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học và hướng dẫn tự học cho sinh viên.

Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy hướng đến nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn trong hoạt động tự học.

Biện pháp 4: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên.

Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học.

hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ.

3.4.2.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả phân tích số liệu của 110 phiếu hỏi CBQL, GV, CVHT về các biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.16: Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lí HĐTH

Bảng số liệu trên có thể biểu diễn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

Với kết quả thăm dò chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá cao tính cấp thiết của các biện pháp quản lí công tác hoạt động tự học với điểm trung bình chung là 2,83. Đặc biệt có 3 phương pháp được đánh giá tính

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Biện pháp 1 99 90,0% 11 10,0% 0 0,0% 319 2,9 3 2 Biện pháp 2 84 76,4% 26 23,6% 0 0,0% 304 2,76 4 3 Biện pháp 3 103 93,6% 7 6,4% 0 0,0% 323 2,94 2 4 Biện pháp 4 81 73,6% 29 26,4% 0 0,0% 301 2,74 5 5 Biện pháp 5 105 95,5% 5 4,5% 0 0,0% 325 2,95 1 6 Biện pháp 6 75 68,2% 35 31,8% 0 0,0% 295 2,68 6 Điểm TB chung 2,83 TT Các biện pháp Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Tính cấp thiết Rất cần Cần Ít cần 2.9 2.76 2.94 2.74 2.95 2.68 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3

cấp thiết cao là biện pháp 1, biện pháp 3 và biện pháp 5 với điểm trung bình lần lượt là 2,90; 2,94 và 2,95. Trong đó, biện pháp “Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học” được đánh giá mức độ cấp thiết nhất vì xuất phát từ đặc trưng HĐTH của SV, Nhà trường cần quan tâm đến công tác bảo đảm các điều kiện tự học cho SV, đây là một trong những thành tố quan trọng, là tiền đề vật chất để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Khi áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ kéo theo sự thay đổi những yêu cầu về CSVC và tài chính phục vụ. Khi thời gian và nội dung tự học tăng lên dẫn đến những đòi hỏi về không gian tự học, về nguồn tài liệu tra cứu học tập, về các phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn và mạng internet. Xây dựng, trạng bị CSVC, điều kiện thiết bị đầy đủ, phù hợp nội dung giảng dạy tạo điều kiện cho SV tiếp xúc, làm quen với môi trường công tác sau này, gắn việc học đi đối với thực hành, tạo được lực lượng lao động chất lượng cao cho xã hội. Mục đích cuả việc bảo đảm các điều kiện cho HĐTH của SV là đảm bảo CSVC, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và giúp quản lí hoạt động tự học của SV trong Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.

3.4.2.2. Về tính khả thi của các biện pháp

Kết quả bảng 3.2 cho thấy ý kiến đánh giá các biện pháp quản lí hoạt động tự học đã đề xuất với điểm trung bình là 2,77 có tính khả thi cao. Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và hoàn cảnh hiện nay của Nhà trường. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là biện pháp 5, biện pháp 3 và biện pháp 1 với số điểm trung bình lần lượt là 2,88; 2,90 và 2,84. Trong đó biện pháp 3 được đánh giá có mức độ khả thi nhất.

Bảng 17.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐTH

Bảng số liệu trên có thể biểu diễn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Tính đến tháng 1 năm 2020, Nhà trường có 517 giảng viên với gần 190 GS, PGS, TS; 383 ThS; 95 giảng viên đang là NCS trong và ngoài nước, nhiều GV có kinh nghiệm giàu lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc, ngoài ra Nhà trường cũng có thể cử CB, GV tham gia, tập huấn các chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực, hoặc mời những chuyên gia từ

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Biện pháp 1 92 83,6% 18 16,4% 0 0,0% 312 2,84 3 2 Biện pháp 2 86 78,2% 24 21,8% 0 0,0% 306 2,78 4 3 Biện pháp 3 99 90,0% 11 10,0% 0 0,0% 319 2,90 1 4 Biện pháp 4 66 60,0% 44 40,0% 0 0,0% 286 2,60 6 5 Biện pháp 5 97 88,2% 13 11,8% 0 0,0% 317 2,88 2 6 Biện pháp 6 68 61,8% 42 38,2% 0 0,0% 288 2,62 5 7 Điểm TB chung 2,77 Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

TT Các biện pháp Tính khả thi Tổng điểm Điểm TB 2.84 2.78 2.9 2.6 2.88 2.62 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95

các trường Đại học lớn để tổ chức bồi dưỡng đổi mới cách dạy hướng đến nâng cao tính độc lập, tự chủ cho sinh viên.

Ngược lại, biện pháp 4 ít khả thi nhất vì cơ bản công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học hiện nay Nhà trường đã và đang thực hiện tốt và công tác kiểm tra đánh của Nhà trường được thực hiện theo quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT Quyết định về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.

Nếu 6 biện pháp này được thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo HCTC, đạt được những mục tiêu của Nhà trường, mục tiêu của đào tạo theo HCTC đáp ứng được mong đợi của toàn ngành và của toàn xã hội, trong tương lai xã hội sẽ có thêm những công dân mới với tinh thần năng lực tự chủ và độc lập cao.

3.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tự học

Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 18.3: Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc (M) Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc (N) 1 Biện pháp 1 319 2,9 3 312 2,84 3 2 Biện pháp 2 304 2,76 4 306 2,78 4 3 Biện pháp 3 323 2,94 2 319 2,9 1 4 Biện pháp 4 301 2,74 5 286 2,6 6 5 Biện pháp 5 325 2,95 1 317 2,88 2 6 Biện pháp 6 295 2,68 6 288 2,62 5 TT Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi 0 1 1 1 1 Hiệu số thứ bậc D2=(Mi-Ni)2 0

Biểu đồ 4.3: Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để tìm hiểu tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động tự học. tác giả sử dụng công thức hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính theo công thức:

𝑅 = 1 − 6 ∑ 𝐷

2

𝑛(𝑛2− 1)

Trong công thức trên:

R: Hệ số tương quan Spearman

Nếu R > 0 và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1) thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi.

Nếu R < 0 thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại

𝐷2 = (𝑀𝑖 − 𝑁𝑖)2: hiệu số chênh lệch giữa thứ bậc cảu tính cấp thiết và tính khả thi

n: số biện pháp đề xuất

Thay số vào công thức, ta có:

𝑅 = 1 − 6 𝑥 4 6(62− 1) 0,89 2.9 2.76 2.94 2.74 2.95 2.68 2.84 2.78 2.9 2.6 2.88 2.62 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Vậy hệ số tương quan R  0,89 cho thấy các biện pháp tác giả vừa đề xuất cho công tác quản lí hoạt động tự học cho sinh viên trong đào tạo học chế tín chỉ tại trường Đại học Quy Nhơn có tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.

Việc chỉ ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp QL hoạt động tự học là rất cần thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu thực tiễn.

Qua kết quả khảo nghiệm trên đây đã khẳng định tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp quản lí hoạt động tự học cho sinh viên được đề xuất hoàn toàn có thể thực hiện được tại Trường Đại học Quy Nhơn.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, với nguyên tắc kế thừa, thực tiễn, đồng bộ để xây dựng biện pháp, trong chương 3 tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lí công tác hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo học chế tín chỉ tại trường Đại học Quy Nhơn:

Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học và hướng dẫn tự học cho sinh viên.

Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập.

Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy hướng đến nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn trong hoạt động tự học.

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên.

Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học.

Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ.

Đối với mỗi biện pháp, tác giả đã phân tích rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp. Đồng thời tác giả cũng khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy đa số CBQL, GV, CVHT được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi, có thể nhanh chóng áp dụng trong công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo học chế tín chỉ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động tự học của sinh viên và kết quả khảo sát đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tác giả rút ra một sô kết luận về vấn đề nghiên cứu như sau:

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tự học của SV trong đào tạo học chế tín chỉ, tác giả nhận thấy: Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. Sinh viên học ở trên lớp phải chịu khó ghi chép, hăng hái phát biểu, tích cực tìm hiểu, phấn khởi khi được giảng viên kiểm tra, vấn đề gì chưa rõ phải hỏi giảng viên cho rõ, nếu vẫn chưa hiểu thì trao đổi lại với nhóm học tập (thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là hình thức rất quan trọng, qua thảo luận nhóm sinh viên phát hiện những vấn đề mình còn thiếu hụt để tự bổ sung. Những vấn đề đã nắm bắt được qua thảo luận nhóm cũng được khẳng định.

Tuy nhiên, trong chương 2, tác giả cũng đã xác định được những tồn tại trong hoạt động tự học của SV và công tác quản lí hoạt động tự học: công tác CSVC của Nhà trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo tín chỉ, còn một bộ phận nhỏ GV còn chậm trong công tác đổi mới dạy học theo định hướng phát triển nâng cao năng lực tự chủ cho SV.

Tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lí hoạt động tự học của SV, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế cần giải quyết, từ đó đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động tự học. Với mỗi biện pháp đề xuất tác giả đã phân tích rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp.

Để có thể áp dụng các biện pháp đề xuất vào thực tiễn quản lí, tác giả đã tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Sau khi xử lí số liệu nhận thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá cao có tính cấp thiết và tính khả thi ccao. Như vậy, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)