Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động tự học, chưa tìm ra phương pháp và hình thức tự học phù hợp. Một phần do thói quen từ học phổ thông là thường ỷ lại vào các Thầy, Cô.
Đa số SV chưa biết và cũng chưa có ý thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới.GV dạy tới đâu, SV học đến đó, GV dặn điều gì thì SV học và làm điều ấy. Một số SV học theo lối thực dụng: những phần nào giảng viên cho cho thi, liên quan đến điểm số thì mới đầu tư học tập.
Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tự học của SV đó là điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn. Đời sống vật chất khó khăn, một số SV dành nhiều thời gian không lên lớp (thời gian tự học) để làm thêm nhằm trang trải việc học tập, sinh hoạt.
Một nguyên nhân phải kể đến là do chất lượng đầu vào của tuyển sinh còn thấp nên chắc chắn chất lượng đào tạo cũng ảnh hưởng, chất lượng đầu vào là một nhân tố quyết định đến chất lượng sinh viên đầu ra. Nếu học lực ở bậc phổ thông của sinh viên quá thấp thì sẽ gặp khó trong tiếp thu kiến thức ở bậc đại học. CBQL-GV chưa nhận thức rõ vai trò của mình đối với hoạt động tự học của sinh viên.
Do áp lực của khối lượng công việc luôn quá tải nên GV chỉ mãi lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện trong đó tự học cho SV trong đó kĩ năng tự học. Vì vậy, Nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu đào tạo. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời.
Điều kiện cơ sở và phương tiện của Nhà trường tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo tín chỉ hiện nay: phòng thí nghiệm, hệ thống máy tính internet, tài liệu tham khảo, giáo trình chưa được chú trọng đầu tư kịp thời để đáp ứng nhu cầu đào tạo tín chỉ hiện nay của Nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 luận văn, tác giả đã triển khai nghiên cứu và đánh giá vấn đề: thực trạng hoạt động tự học của sinh viên và thực trang quản lí hoạt động tự học của sinh viên. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động đào tạo của Nhà trường với những thuận lợi và khó khăn.
Trên cơ sở sơ lược đánh giá về hoạt động tự học của SV, quản lí hoạt động tự học của sinh viên, tác giả đã tìm hiểu thực trạng về quản lí hoạt động tự học và hoạt động tự học, các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học. Qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, tác giả đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học trong đào tạo hệ thống tín chỉ, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế cần giải quyết. Dựa trên việc nghiên cứu điều tra và tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học cùng với cơ sở lí luận ở chương 1 là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lí một cách khả thi và khoa học.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN