Thực trạng quản lý nội dung tựhọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 80)

Xuất phát từ mục tiêu của việc quản lí HĐTH của SV là giáo dục cho SV hình thành phương pháp tự học để SV có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập trong giai đoạn học tại trường cũng như có phương pháp tự học suốt đời. Do đó, đề tài tiến hành khảo sát thực trạng hình thành phương pháp tự học thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tự học.

Bảng 2.11: Thực trạng quản lí nội dung tự học

Qua bảng khảo sát 2.11, ta thấy 43,3% CBQL, GV trong Nhà trường thực hiện rất tốt và 46,4% thực hiện tốt việc hình thành phương pháp tự học cho SV thông qua nội dung tự học. Họ cho rằng cần phải có đề cương chi tiết cho sinh

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1

Quản lý việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học trong đào tạo học chế tín chỉ

48 43,3% 51 46,4% 11 10,3% 0 0,0% 0 0,0%

2

Giảng viên bộ môn bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên trong quá trình giảng dạy

15 13,4% 66 60,0% 29 26,6% 0 0,0% 0 0,0%

3

Việc giao bài tập, giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp, giới thiệu và yêu cầu sinh viên tìm tài liệu tham khảo

102 92,3% 8 7,7% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

4

Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp giúp sinh viên lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng tự học

15 13,3% 73 66,7% 22 20,0% 0 0,0% 0 0,0%

Nội dung khảo sát

TT Khá Trung bình Yếu

Mức độ thực hiện

viên trước khi bắt đầu vào giảng dạy một tín chỉ nào đó. Trong đó có ghi rõ những phần học trên giảng đường, phần thực hành thí nghiệm và những phần yêu cầu sinh viên tự học ở nhà cũng như làm tiểu luận. CBQL, GV trong Nhà trường quán triệt cho người học ngay từ đầu về tinh thần "tự lực cánh sinh” ... tự học là chính. Trong những chương, phần yêu cầu người học tự học giảng viên cũng đã nêu rõ mục tiêu của chương, phần đó. Đặt ra các câu hỏi yêu cầu người học phải trả lời được sau khi học xong chương, phần đó. Yêu cầu người học đọc sách nào, nghiên cứu tài liệu nào hay phần nào và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Hướng dẫn người học kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tóm tắt tài liệu đọc được, cách lập dàn bài, đề cương, kỹ năng phân tích bảng số liệu, sơ đồ, bảng biểu ... Kiểm tra tự học của người học bằng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận trên giảng đường và lấy điểm làm điểm điều kiện.

Tác giả nhận thấy với những yêu cầu của GV đối với mỗi nội dung môn học thì đòi hỏi người học phải tìm tòi và nắm bắt được những nội dung cần học và nghiên cứu là gì và làm cách nào để có những hiểu biết về nó đó chính là quá trình hình thành phương pháp tự học cho SV.

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức tự học

Qua bảng khảo sát 2.11, ở mục 2 và mục 4, có 60% và 66,7% CBQL, GV đã cho rằng học thực hiện tốt việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên trong quá trình giảng dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp giúp sinh viên lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng tự học. Có những phương pháp dạy học thay vì dựa vào trí nhớ, người học cần phải tìm ra cách thức để hệ thống được những thông tin mà mình cần, tìm được thông tin mới, sau khi có được thông tin thì người học phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Công việc này đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập mới đó là “phương pháp học tập tích cực” hay còn gọi là “học qua hành”. Phương pháp này nhấn mạnh quá

trình học tập và tiếp thu chứ không chú trọng đến kết quả học tập. Đây cũng là phương pháp giúp cho người học phát triển kỹ năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề. Với phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm này đã giúp mỗi cá nhân SV dần dần hình thành phương pháp tự học cho mình. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ (20% - 26%) CBQL, GV chưa phát huy hết việc hình thành phương pháp tự học cho sinh viên thông qua phương pháp giảng dạy, còn hơn 13% CBQL, GV thực hiện tốt hoạt động này.

Ở các mục 3 của bảng khảo sát 2.11, có tới 92,3% CBQL, GV cho rằng họ thực hiện rất tốt việc giao bài tập, giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp, giới thiệu và yêu cầu sinh viên tìm tài liệu tham khảo đối với mỗi môn học cho sinh viên. Với những yêu cầu của giáo viên thì sinh viên phải tìm hiểu và đọc các tài liệu được giảng viên cung cấp. Cách này sẽ giúp sinh viên nắm vững được kiến thức của môn học, mang lại một kết quả học tập tốt. Sinh viên có thể học bằng cách thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo…. Theo cách này, SV có thể chủ động hơn trong việc thu thập thông tin, tích lũy thêm nhiều kiến thức khác liên quan đến môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Hoặc có thể tự học thông qua việc tham gia các hội nghị, các sự kiện, các lớp kỹ năng khác… Việc tự học này giúp sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm, những bài học bổ ích từ những người có chuyên môn cao từ đó tạo cho sinh viên một tấm gương để học hỏi, phấn đấu vươn lên. Với nhiều cách khác nhau để tìm hiểu và thực hiện những yêu cầu đặt ra của GV, ngoài ra SV có thể trao đổi thông tin và kiến thức bằng các hình thức học nhóm, học qua trao đổi với GV.

Tác giả nhận thấy, Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lí hình thành phương pháp tự học cho sinh viên thông qua nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, tuy nhiên để hoạt động tự học của sinh viên đạt hiệu quả và đạt

nhiều thành tích thì SV cũng phải biết lựa chọn phương pháp tự học nào phù hợp với bản thân. Hiện nay, một bộ phận khá lớn trong SV còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức và chưa chọn được phương pháp tự học cho phù hợp với yêu cầu của đào tạo tín chỉ

2.4.4. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của sinh viên

2.4.4.1. Quản lí các điều kiện về hoạt động dạy

Quản lí hoạt động dạy của giảng viên hướng vào hoạt động tự học của sinh viên là quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học và hướng dẫn sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học để thực hiện trong đề cương môn học.

Bảng 2.12: Thực trạng QL xây dựng và thực hiện đề cương môn học trong ĐTTC

Tập huấn và hướng dẫn cán bộ, giảng viên xây dựng đề cương môn học là một trong những khâu quan trọng trong việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Nhà trường cũng đã rất quan tâm tới công tác này và cũng nhận

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Tập huấn, hướng dẫn việc xây

dựng đề cương 97 88,6% 13 11,4% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

2

Kiểm tra việc xây dựng đề cương theo đúng mẫu quy định, đầy đủ nội dung, thông tin

110 100% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

3 Kiểm tra chuyên môn về chất

lượng đề cương 110 100% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

4

Kiểm tra việc thực hiện đề cương của giảng viên qua phiếu ghi giờ giảng

0 0,0% 38 34,1% 52 47,7% 20 18,2% 0 0,0%

5

Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện dạy học thông qua đề cương

0 0,0% 0 0,0% 17 15,4% 93 84,6% 0 0,0%

Yếu TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

được nhiều phản hồi tích cực từ phía cán bộ giảng viên. Có tới 88,6% cán bộ- giảng viên đánh giá khâu này thực hiện ở mức rất tốt và 11,4% đánh giá tốt.

Cũng nhờ khâu tập huấn và hướng dẫn tốt nên các giảng viên cũng đã xây dựng đề cương theo đúng quy định, đầy đủ nội dung thông tin cần thiết. Nhà trường luôn sát sao trong việc kiểm duyệt đề cương trước khi ban hành, vì thế qua khảo sát nội dung này cũng được đánh giá tốt với tỉ lệ % là 100%. Qua công tác kiểm tra chuyên môn về chất lượng đề cương cho thấy, xét về mặt nội dung hầu hết đề cương được xây dựng một cách hợp lí, khoa học, đạt chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến môn học, tuy nhiên vì chưa có thói quen sử dụng đề cương nên khi được cung cấp, cũng có một số sinh viên không lưu giữ và không triển khai việc học tập theo đúng đề cương môn học. Kiểm tra việc thực hiện đề cương của giảng viên qua phiếu ghi giờ giảng là công việc cần thiết trong quá trình quản lí, tuy nhiên việc triển khai hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả cao và kết quả đánh giá cũng chỉ dừng lại ở mức 34,1% phiếu đánh giá tốt, 47,7% đánh giá khá và 18,2% đánh giá ở mức trung bình. Vì thực tế, việc kiểm tra này được lồng ghép song song với việc chấm công, theo dõi giờ giảng của giảng viên, thực hiện bởi GV và SV, mà việc kiểm tra triển khai đề cương chỉ được tiến hành 1 lần trong 1 kì sau khi kết thúc chương trình của học kì đó. Thực tế đối với những môn học có nhiều giảng viên tham gia và cùng thực hiện một đề cương môn học thì sự thống nhất chưa cao do việc trao đổi thông tin về môn học giữa giảng viên không được tổ chức thường xuyên. Đặc biệt, những môn có sự tham gia của giảng viên mời, giảng viên thường không tuân thủ theo đề cương mẫu, làm cho sinh viên khó nhận thức về tính bắt buộc phải triển khai đề cương chi tiết môn học. Việc lên kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện dạy học thông qua đề cương được đánh giá thấp, 84,6% đánh giá ở mức trung bình, 15,6% đánh giá ở mức khá vì trên thực tế việc này hầu như không được

triển khai.

Tác giả nhận thấy, Nhà trường mới chỉ làm tốt một mặt là tập huấn, hướng dẫn xây dựng đề cương và kiểm tra nội dung đề cương đúng mẫu và chất lượng của qui định đào tạo tín chỉ mà chưa chú trọng đến mặt kiểm tra việc thực hiện đề cương của GV bằng hình thức kiểm tra, dự giờ đột xuất. Xây dựng và thực hiện đề cương môn học là một trong những nội dung rất quan trọng, Nhà trường cần quản lí và coi trọng đúng mức.

2.4.4.2. Quản lí các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tự học

Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động tự học chính là quản lí yếu tố nguồn lực để đảm bảo cho nội dung và phương pháp dạy học diễn ra theo đúng mục tiêu. Bảng kết quả khảo sát dưới đây cho chúngta thấy thực trạng quản lí cơ sở vật chất và phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động tự học của sinh viên.

Bảng 2.13: Thực trạng quản lí CSVC, phương tiện phục vụ tự học

Kết quả khảo sát từ bảng 2.13 đã phản ánh việc xây dựng kế hoạch mua

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1

Quản lí việc xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

3 3,1% 20 18,3% 80 72,4% 7 6,2% 0 0,0%

2

Xây dựng quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

0 0,0% 62 56,8% 38 34,1% 10 9,1% 0 0,0%

3 Khai thác sử dụng các phương

tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại 0 0,0% 38 34,4% 41 37,5% 28 25,0% 3 3,1%

4

Kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật dạy học

0 0,0% 20 18,2% 45 40,9% 45 40,9% 0 0,0%

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

sắm và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động tự học được đánh giá ở Nhà trưởng chỉ ở mức khá, với 72,4% cán bộ giảng viên đánh giá khá, 18,3% đánh giá tốt và 3,1 % là rất tốt. Kết quả này phản ánh đúng thực tế hiện nay việc mua sắm vật chất của Nhà trường chưa được đồng bộ và đúng với yêu cầu thực tiễn, một số phòng học chức năng dành cho SV chuyên ngành chưa được chú trọng, thư viện của Nhà trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo tín chỉ và chương trình đánh giá ngoài của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, nhất là việc hiện đại hóa phần mềm quản lý thư viện và xây dựng thư viện điện tử chưa được bổ khuyết một cách căn bản, có những trang thiết bị có thể tái sử dụng thì Nhà trường lại sắm mới.

Quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện - kĩ thuật dạy học giống như hành lang pháp lí để cán bộ giảng viên, sinh viên thực hiện, nội dung quản lí này được nhà trường thực hiện nghiêm túc và vì thế được đánh giá ở mức khá tốt với 56,8% phiếu đánh giá tốt, 34,1% phiếu đánh giá khá và 9,1% phiếu đánh giá ở mức trung bình.

Việc trang bị cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ học tập của nhà trường được đánh giá cao. Giảng đường đã được đầu tư xây dựng khang trang, thoáng mát và sạch sẽ, có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, hiện đại với tivi, âm ly, loa, micrô, máy chiếu nhà trường trang bị cho trên 70% số lượng phòng học, có màn chiếu, máy chiếu, có khu Trung tâm thực hành Tin học, có giảng đường dành riêng cho cao học.

Tuy nhiên do hạn chế trong công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật dạy học nên chỉ được đánh giá ở mức tương đối thấp với tỉ lệ phiếu đánh giá trung bình, khá là 40,9% nên dẫn đến việc khai thác sử dụng và chất lượng sử dụng được đánh giá cũng không cao 37,5% mức khá, 34,4% mức tốt.

Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học như phòng học, phương tiện dạy học, tài liệu học tập... tuy được chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt chuẩn. Một số hạng mục, cơ sở vật chất được trang bị từ nay bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp; việc đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện thiết bị còn dàn trải; các thủ tục mua sắm còn phức tạp. Những yếu tố này làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, việc thu hút bạn đọc đến với thư viện còn chưa có được những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, để khắc phục được vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mà các nhà quản lí phải quan tâm và khắc phục. Nguyên nhân của những hạn chế trên điều kiện tài chính hiện tại chưa đủ năng lực và thực tế này cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của các chương trình tìm kiếm trên mạng internet, mạng xã hội đã làm suy giảm đáng kể số lượng bạn đọc đến thư viện.

Như vậy, để SV học tập tốt ở trường ĐH áp dụng quy trình theo HCTC, nhà trường cần đâu tư hơn nữa CSVC và phương tiện học tập.

2.4.4.3. Quản lí các điều kiện về công tác kiểm tra - đánh giá tự học của sinh viên

Kiểm tra, đánh giá là công cụ hữu hiệu để nắm bắt được việc học tập của người học và xác định mức độ, kết quả tích luỹ kiến thức kĩ năng của người học.

Bảng 2.14: Thực trạng quản lí quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Thông thường kết quả học tập của các môn học được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm bộ phận như sau:

* Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên

Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào số buổi tham gia lớp học của sinh viên. Tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận. Sinh viên tham gia lớp học là cần thiết để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. Vì vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)