Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 97)

Một biện pháp nào đó khi đưa ra đều phải cân nhắc đến tính vừa sức, cân đối với điều kiện hiện có để nguồn lực thực hiện biện pháp ở mức thấp nhất

nhưng cho kết quả tốt nhất. Các biện pháp đưa ra phải mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động tự học cho sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo học chế tín chỉ tại trường Đại học Quy Nhơn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học và hướng dẫn tự học cho sinh viên

3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng. Vì đào tạo theo tín chỉ là một mô hình đào tạo tiên tiến, còn nhiều mới mẻ. Chỉ khi người dạy và người học nhận thức đúng, tư duy đúng về tầm quan trọng của tự học thì hoạt động này mới đạt hiệu quả cao. Mặc dù, phần lớn sinh viên đều có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự học. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, hoạt động tự học chưa trở thành một nhu cầu thực sự cấp thiết trong đời sống của nhiều sinh viên, học đối với họ vẫn mang tính đối phó, học cho qua. Chính vì vậy, sinh viên cần phải có nhận thức đúng đắn, có ý chí, có động cơ cụ thể về hoạt động tự học của mình. Trên cơ sở nhận thức đúng có thể phát huy tính tích cực chủ động của các cán bộ, giảng viên, sinh viên chung sức hành động thực hiện mục tiêu chung, thực hiện tốt các giải pháp đổi mới hoạt động dạy học trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động tự học cho sinh viên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để có được nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, giảng viên và sinh viên cần được quán triệt về sứ mệnh của Nhà trường trong giai đoạn hện nay với những quan điểm cụ thể về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đồng thời họ cũng cần được chỉ đạo về việc

nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục - đào tạo của trường để từ đó thay đổi tư duy, nhanh chóng nắm bắt được những yếu tố mới, tích cực trong hệ thống đào tạo tín chỉ và sẵn sàng thích ứng. Trên cơ sở quy chế đào tạo theo phương thức tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Nhà trường tổ chức khảo sát sự hiểu biết trong cán bộ, giảng viên, sinh viên các vấn đề về đào tạo theo tín chỉ nói chung và các vấn đề về hoạt động dạy học nói riêng để xác định tình hình nhận thức của từng đối tượng qua đó có kế hoạch tuyên truyền cho phù. Trên cơ sở đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn, cần phải xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về việc học và quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên theo phương thức đào đào tín chỉ hiện nay.

Cụ thể như sau:

* Đối với CBQL, GV:

Luôn phải định hướng nhận thức và xây dựng tâm thế cho sinh viên trong quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy. Tạo điều kiện để sinh viên ý thức được đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ học tập đó. Giảng viên phải phối hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích tính tích cực nhận thức và phát triển năng lực trí tuệ cho sinh viên. Trên cơ sở đó, làm nảy sinh lòng khao khát chiếm lĩnh tri thức, thúc đẩy người học vươn lên làm chủ kiến thức, làm chủ những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Giảng viên phải thường xuyên kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và tự học của sinh viên. Thông qua đó, hình thành ở người học niềm tin, sự hy vọng, tính tích cực nhận thức, ý chí phấn đấu, mong muốn vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, tự học.

Tổ chức các đợt hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhằm khuyến khích giảng viên áp dụng phương pháp dạy học “lấy người học làm trung

tâm”. Thầy đóng vai là người cố vấn, chỉ đạo, điều khiển quá trình dạy học để người học tích cực nhận thức.

Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các cán bộ, giảng viên có liên quan đến hoạt động dạy học tại một số trường đã áp dụng học chế tín chỉ thành công.

*Đối với SV:

Nhà trường cần quán triệt sâu sắc vai trò của hoạt động tự học và thường xuyên tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể và bổ ích như: giáo dục truyền thống của Nhà trường, các tấm gương tự học để sinh viên có ý thức phấn đấu; theo dõi, phát hiện và nhân rộng điển hình học tập trong Nhà trường, áp dụng các biện pháp khích lệ, động viên kịp thời.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo để sinh viên được bày tỏ quan điểm về các vấn đề học tập, đặc biệt hướng tới hoạt động tự học, để từ đó đánh thức tiềm năng và khơi dậy lòng say mê học tập, sáng tạo của sinh viên.

Đưa hoạt động tự học vào trong quy chế, việc chấp hành quy chế tự học là một tiêu chí xếp loại, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên. Tổ chức bình xét kết quả rèn luyện hàng tuần, hàng tháng làm cơ sở để xếp loại điểm rèn luyện vào cuối học kỳ. Việc bình xét phải được tiến hành dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng, nếu ngược lại sẽ phản tác dụng giáo dục.

3.2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, cố vấn học tập là người có vai trò quan trọng đến sự thành công trong học tập của sinh viên. Cố vấn học tập là người nắm vững chương trình học tập, am hiểu cấu trúc, nội dung của các khối kiến thức và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn tiến độ học tập của sinh viên. Nhiệm vụ của giảng viên cố vấn học

tập là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên. Không có sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn học tập sinh viên sẽ rất bỡ ngỡ khi đăng ký môn học, nhiều sinh viên không xác định được khả năng thực sự của mình, không thấy rõ được điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình vì vậy việc lựa chọn các môn học trong một học kỳ sẽ không đạt hiệu quả cao. Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập đủ số lượng, cơ cấu phù hợp với qui mô, loại hình, hình thức đào tạo, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thực thi nhiệm vụ, tận tuỵ hỗ trợ giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện tốt, đồng thời giúp lãnh đạo chỉ đạo và quản lí sinh viên hiệu lực, hiệu quả theonguyên tắc tất cả vì sinh viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nhà trường nên đưa ra những tiêu chí cụ thể đối với GV làm công tác CVHT: Có ít nhất 2 năm tham gia giảng dạy trong ngành đào tạo mà lớp sinh viên theo học, đã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác CVHT, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ dành cho đội ngũ cố vấn học tập để công tác này thực sự có chất lượng. Căn cứ vào số lượng sinh viên từng năm học, có kế hoạch đào tạo và bổ nhiệm đội ngũ cố vấn học tập mới đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu. Xây dựng mô hình quản lí tự học của sinh viên có ứng dụng công nghệ thông tin. Quán triệt công tác cố vấn học tập là một trong những nhiệm vụ then chốt đảm bảo cho việc đào tạo học chế tín chỉ một cách thành công, từ đó toàn thể cán bộ, giảng viên có trách nhiệm cao đối với hoạt động này. Định kỳ thanh kiểm tra hiệu quả công tác này để bản thân mỗi cán bộ chủ động, tích cực hơn nữa trong công việc. Để có đội ngũ cố vấn học tập đúng theo ý nghĩa của nó thì cần phải thực hiện những bước cụ thể như sau:

* Đối với Nhà trường:

học tạo điều kiện cho CVHT nắm vững tình trạng học tập của lớp, sức học và tâm lý của sinh viên.

Nên có thêm các cuộc hội thảo bồi dưỡng kỹ năng cố vấn, giải quyết vấn đề liên quan công tác chủ nhiệm cho lực lượng giảng viên trẻ, nòng cốt.

Những danh hiệu và thành tích mà tập thể lớp đạt có không ít những đóng góp thầm lặng của CVHT, vì vậy việc bình xét, khen thưởng CVHT sẽ tạo niềm tin là nhà trường đánh giá cao vai trò CVHT và khuyến khích họ phát huy khả năng lãnh đạo sinh viên và hoàn thành nhiệm vụ.

Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập phù hợp với bản chất của đào tạo theo tín chỉ và phù hợp với điều kiện cụ thể của Trường. Các nhiệm vụ cụ thể của cố vấn học tập là:

1. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện;

2. Hướng dẫn sinh viên đăng kí học phần từng học và tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học;

3. Thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn sinh viên đăng kí, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh.

*Đối với đội ngũ cố vấn học tập:

CVHT được xem là mắt xích quan trọng trong sợi dây chuyển đào tạo theo HCTC. CVHT có chức năng hỗ trợ, giúp đỡ SV trở thành những người học tự định hướng thông qua việc dạy học biết cách xây dựng kế hoạch học tập hướng đến đam mê học thuật, nghề nghiệp và khát vọng cá nhân.

Tác giả đề xuất một số nội dung công tác đối với CVHT

CVHT nên quan tâm và dành thời gian nhiều hơn nữa để giải đáp và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu và khó khăn trong học tập của sinh viên.

CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều sinh viên đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu kết quả học tập bị buộc thôi học lúc đó thì đã quá muộn.

CVHT cần nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức nhằm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống cho sinh viên.

Có một số biện pháp hỗ trợ đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm không có thời gian tự học nhiều: như tư vấn việc đăng ký khối lượng học tập cho phù hợp, đề xuất nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhận nhiệm vụ trên tinh thần tự nguyện, tâm huyết và có ý thức trách nhiệm.

3.2.3. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy hướng đến nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên trong hoạt động tự học

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của giảng viên không những không bị giảm sút mà lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể ví GV vừa là người thuyền trưởng, vừa là người hoa tiêu dẫn dắt con tàu cùng với thủy thủ đoàn sinh viên đi trên đại dương mênh mông với

muôn vàn luồng lạch, đá ngầm, vực xoáy. Hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt của giảng viên. Một mặt, vừa giúp sinh viên biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; mặt khác, đảm bảo cho sinh viên không đi lệch mục tiêu nhận thức. Chỉ đạo giảng viên thực hiện tốt công việc này là điều kiện đảm bảo cho Nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, sứ mệnh của mình đồng thời đảm bảo cho sinh viên có được sự hướng dẫn đúng đắn và kịp thời trong hoạt động để đạt được mục tiêu tự học.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu, nghĩa là tính tự giác học tập rất cao. Khi áp dụng mô hình này, có rất nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá, trong phương pháp dạy và học. Vì thế, để có hiệu quả học tốt, sinh viên cần có phương pháp học tập hợp lý để thích ứng với thay đổi đó, đặc biệt là phải có kế hoạch học tập khoa học.

Nhà triết học Fansis Beikon - người Anh đã chứng minh "Phương pháp như ngọn đèn pha soi đường cho người đi trong đêm, người thọt mà đi đúng đường sẽ tới đích nhanh hơn người lành không biết đường". Như vậy, phương pháp có một vai trò quan trọng giúp sinh viên thực hiện hoạt động tự học thành công. Thực tế, nhiều sinh viên chưa có thói quen lập kế hoạch học tập cho bản thân, chưa có phương pháp lập kế hoạch học tốt. Một số đã lập kế hoạch nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Vì nếu không có kế hoạch học tập thì sinh viên sẽ khó có thể tiến hành việc học tập một cách thường xuyên theo các mục tiêu đã đề ra. Phần lớn sinh viên thường chỉ bắt đầu học khi sắp có lịch thi. Cách học này khiến sinh viên thường căng thẳng, mệt mỏi, bị áp lực nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự học, vì nhiều lý do khác nhau sinh viên chưa thể tích lũy đầy đủ những kinh nghiệm học tập phù hợp, do vậy sự hỗ trợ về phương pháp tự học cho sinh viên của giảng viên và những người làm công tác quản lý có vai trò rất quan trọng, giúp sinh viên có được kỹ năng tự học, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Để sinh viên có thể nắm được các kỹ năng tự học rất cần có sự hướng dẫn, làm mẫu của giảng viên, bạn bè trong lớp, nhóm học tập,...Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có thể nói rằng giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hướng đến nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên.

Để làm tốt việc hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, giảng viên phải bồi dưỡng cho sinh viên một số kỹ năng tự học như sau:

Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thông qua nhiều con đường như: tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng và có hệ thống; thông qua việc giảng dạy của giảng viên trên lớp. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học; tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong sinh viên; hướng dẫn sinh viên tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu.

Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập. Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra giảng viên đòi hỏi sinh viên phải biết cách lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học quy nhơn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)