8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Khái niệm tập thể học sinh tự quản
Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng, tập thể học sinh sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển, gồm giai đoạn mới thành lập, giai đoạn đang phát triển, và giai đoạn lớn mạnh của tập thể [20, tr.225].
Tập thể học sinh tự quản là tập thể học sinh ở giai đoạn lớn mạnh. Trong giai đoạn này, tập thể học sinh chủ động trong mọi hoạt động, GVCN có vai trò định hướng, ở bên cạnh tập thể và sẽ hỗ trợ khi học sinh có sự yêu cầu và GVCN sẽ theo dõi, giúp đỡ qua các kế hoạch đầu năm học.
Tập thể học sinh tự quản là tập thể học sinh có sự đoàn kết, chủ động trong phân công nhiệm vụ từng cá nhân, mỗi cá nhân xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với tập thể, phấn đấu vì mục tiêu của tập thể, xem mình là một phần không thể thiếu của tập thể và tập thể ngược lại cũng luôn quan tâm đến mỗi cá nhân của tập thể.
Biểu hiện của tập thể học sinh tự quản là sự đoàn kết, thống nhất trong hành động, là sự chủ động trong mọi công việc, có sự phân công và chịu trách nhiệm trong hoạt động của mỗi thành viên, có sự sôi nổi trong đóng góp ý kiến trong các hoạt động tập thể, các thành viên tham gia tích cực trong mọi hoạt động nhóm, linh hoạt trong việc thay đổi các hình thức hoạt động tập thể. Các cá nhân sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích chung của tập thể. Cá nhân tự giác chấp hành nội quy, quy định, cùng nhắc nhở nhau, hỗ trợ nhau trong mọi công việc. Tập thể có phong trào thi đua mạnh và phát triển nên những nét truyền thống, đặc trưng tốt đẹp mang màu sắc riêng. Ban tự quản là những người gương mẫu, có năng lực, được tập thể lớp tín nhiệm bầu chọn. Dư luận lành mạnh chiếm ưu thế chủ đạo, điều khiểu mọi hành vi hoạt động của cá nhân và tập thể.
GVCN là cá nhân có vai trò chính trong việc xây dựng tập thể học sinh tự quản, bên cạnh đó là sự phối hợp và hỗ trợ của Nhà trường và phụ huynh học sinh.