8. Cấu trúc của luận văn
2.6.3. Nguyên nhân thực trạng
Có thể chia các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định làm 02 nhóm: nhóm nguyên nhân khách quan
bên ngoài nhà trường và nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường.
2.6.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài nhà trường
Theo đánh giá của CBQL, GV thì tất cả các nguyên nhân khách quan đều ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS, trong đó nguyên nhân do một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng cho con em và chưa phối hợp với nhà trường trong hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS, nguyên nhân do thiếu sự quan tâm của chính quyền, các tổ chức, ban ngành địa phương.
2.6.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường
Bên cạnh sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan bên ngoài nhà trường, hầu hết các nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường cũng được các CBQL, GV cho là có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS. Trong đó nguyên nhân do thiếu sự quan tâm của nhà trường do một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS, nguyên nhân do thiếu giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tham khảo, nguyên nhân do GVCN chưa được bồi dưỡng nhiều về hoạt động xây dựng TTHSTQ ; sự quản lý về kiểm tra, giám sát còn chưa khoa học, chưa chặt chẽ. Ngoài ra, còn nguyên nhân được cho là ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS là điều kiện CSVC, thiết bị, tài chính chưa đảm bảo, chế độ khen thưởng chưa phù hợp, kịp thời.
Qua kết quả này cho thấy, các nguyên nhân xuất phát từ con người (nhà trường, gia đình, xã hội) có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS hơn là những nguyên nhân khác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS của các trường THCS
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có thể rút ra những nhận định sau :
Đội ngũ CBQL, GV các trường về cơ bản đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò của hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS đối với học sinh THCS trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Một số trường đã lập kế hoạch thực hiện hoạt động này. Bước đầu các nhà trường cũng đã triển khai thực hiện thành công một số hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS, mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS ở các trường THCS.
Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh, chúng tôi nhận thấy nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS trong nhà trường, trách nhiệm thực hiện hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh của đa số CBQL, GV các nhà trường chưa cao, các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này, các hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS cho HS chỉ mới dùng lại ở mức có tổ chức thực hiện chứ chưa có sự đầu tư thực hiện bài bản. Việc triển khai thực hiện chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo. Do đó công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện và thực hiện hoạt động này của các CBQL và GV chưa đạt kết quả như mong đợi. Điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động còn hạn chế. Chưa có sự phối hợp đồng bộ trong thực hiện hoạt động giữa các lực lượng giáo dục.
Kết quả khảo sát trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH TỰ QUẢN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
3.1.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu
Mục tiêu chính là nhân tố quyết định quan trọng dẫn đến sự thành công cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tổ chức tìm ra được phương pháp, cách thức để đạt được những mục tiêu đó là tất yếu
Các hoạt động quản lý trong nhà trường nói chung đều hướng tới mục tiêu làm cho nhà trường ngày càng tiếp cận phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đổi mới quản lý. Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS ở các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, phải thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Phải đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.
Do đó, căn cứ vào thực trạng QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS của HT các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, từ đặc điểm của từng trường, từng địa phương và từ thực tiễn giáo dục (đổi mới căn bản và toàn diện GD) để đề xuất các biện pháp QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS. Đồng thời các biện pháp này phải giải quyết được những hạn chế, yếu kém hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS ở các trường THCS ở huyện Phù Cát.
3.1.3. Phải đảm bảo tính khoa học
Quản lý là một khoa học cho nên việc đề xuất xây dựng hệ thống lý thuyết QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS phải đảm bảo được thiết lập trên việc nghiên cứu, sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu dựa trên thực tiễn cụ thể để đảm bảo tính chính xác, khoa học, đúng đắn của lý thuyết.
Là căn cứ để tiến hành vận dụng vào thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động và để phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn.
3.1.4. Phải đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ với nhau, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, một biện pháp quản lý thì không thể tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận. Các mối quan hệ trong hệ thống biện pháp, mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả không cao, nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phát huy được hết thế mạnh
nhằm đạt được mục tiêu của quản lý.
Vì thế, khi đề xuất biện pháp quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS phải đảm bảo tính đồng bộ, cũng không nên quá đề cao hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải kết hợp các biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Để đảm bảo tính đồng bộ, cần phải phân tích công tác quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS thành nhiều yếu tố cấu thành, tương ứng với đó là các biện pháp quản lý khác nhau, mỗi biện pháp quản lý chỉ tác động đến một hoặc một vài yếu tố, áp dụng đồng bộ các biện pháp có mối quan hệ tương hỗ với nhau sẽ tác động làm thay đổi đồng bộ các nội dung quản lý hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS nhằm đạt đến các mục tiêu quản lý của nhà quản lý giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
3.1.5. Phải đảm bảo tính khả thi
Khi chọn biện pháp đề xuất phải đảm bảo có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ và điều kiện thực tế của đơn vị. Chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Các biện pháp đưa ra phải có sự đồng thuận của các cấp QLGD, của đội ngũ, các tổ chức trong nhà trường, của phụ huynh học sinh, của địa phương thì mới có thể huy động được các nguồn lực thực hiện mục tiêu đề ra.
3.1.6. Phải đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả thể hiện ở kết quả cuối cùng trong quá trình QL sẽ đạt được mà các biện pháp QL đã đề ra. Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt các vấn đề hiện tại của trường trong công tác QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS của HT các trường THCS ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Biện pháp phải tính đến hiệu quả của nó trên cơ sở tốn kém ít nhất về tài chính mà đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phải chú ý đến tác động hai chiều
của xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách và phải phù hợp, thuận lợi hơn cho HS và GV, thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở trò của hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
3.2.1.1. Mục đích
Nhận thức là ngọn đèn chỉ dẫn cho hành động. Nên việc thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVCN về vai trò hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS trong quá trình giáo dục hiện nay là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của hoạt động.
Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trưởng các trường THCS thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động giáo của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và hiệu quả giáo dục của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thay đổi nhận thức cũ của đội ngũ GV và CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm lớp nói chung và xây dựng TTHSTQ nói riêng là trách nhiệm chỉ riêng của GVCN; phải làm cho các lực lượng nói chung nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng TTHSTQ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, mọi bộ phận trong nhà trường đều phải có trách nhiệm tham gia, phải lôi kéo các lực lượng bên ngoài nhà trường có liên quan vào phối hợp. Tùy vào vị trí, đội ngũ GV và CBQL không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, tích cực sáng tạo, đổi mới trong nhận thức và hành động đối với hoạt động quản lý và thực hiện nhiệm vụ.
công tác chủ nhiệm lớp đối với việc giáo dục toàn diện HS. Để từ đó, HT xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là hoạt động xây dựng TTHSTQ.
Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh, mỗi GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn các hoạt động, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh, xây dựng tập thể tự quản cho học sinh.
GVCN phải nắm vững phương pháp hiện đại, để có thể điều hành các hoạt động trong vai trò nhủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, đồng thời với phù hợp điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
Tạo điều kiện để đội ngũ GVCN được tham gia đóng góp cho công tác chủ nhiệm lớp (lấy ý kiến các GVBM về công tác quản lý HS, công tác phối hợp GVBM của từng chủ nhiệm: tham gia ý kiến trong tiêu chí thi đua của GVCN, tiêu chí đánh gia thi đua các lớp...)
GVCN phải nhận thức được đúng đắn và đầy đủ vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ của mình và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Quan trọng hơn, GVCN phải thấy được sự tin tưởng của BGH khi giao cho họ công tác CNL, phải vinh dự khi được làm GVCN.
CBQL cùng các tổ chức trong nhà trường phải có sự quan tâm và chia sẻ với GV thực hiện công tác chủ nhiệm lớp là đều nhằm mục đích giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đối với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong để thực hiện tốt vai trò, thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức thì phải phối hợp thật tốt với Ban giám hiệu, với GVCN tạo được những sân chơi lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đội viên; phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đội thiếu niên theo dõi sát sao tình hình rèn luyện của đội viên để chủ động tham gia đánh giá việc rèn luyện
của HS, của chi đội lớp hàng tuần, tháng, năm. Đảm bảo các tiêu chí đề ra. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung công việc mà GVCN, các lực lượng khác phải làm, cần làm và nên làm trong hội nghị ký giao ước đầu năm;
- Xác định hoạt động xây dựng TTHSTQ là một tiêu chí thi đua;
- Chấn chỉnh những nhận thức sai lệch trong hoạt động xây dựng TTHSTQ.
- Xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ GVCN và các lực lượng khác trong hoạt động xây dựng TTHSTQ;
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
3.2.2.1. Mục đích
Sau khi nhận thức đúng, cần phải có năng lực hành động thì mới đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả, thành công. Trong nhà trường phổ thông, công tác chủ nhiệm giữ vị trí vai trò quan trọng trong chất lượng giáo dục tổng thể. Thế nhưng, trên thực tế năng lực chủ nhiệm lớp nói chung và năng lực xây dựng TTHSTQHCS nói riêng còn có nhiều vần đề. Thứ nhất là năng lực không đồng đều về công tác chủ nhiệm. Thứ hai là nhận thức và năng lực về hoạt động xây dựng TTHSTQ của đội ngũ GVCN đa phần còn thấp. Thứ ba, số lượng các chuyên đề, các đợt tập huấn về hoạt động xây dựng TTHSTQ còn ít, chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu và vận dụng. Chính vì vậy, tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVCN – lực lượng trực tiếp nhất thực hiện nhiệm vụ cần được quan tâm, tập trung bồi dưỡng năng lực nhận thức và hành động.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng cần phải xác định thực trạng, nhu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng TTHSTQ cho GV làm công tác chủ nhiệm. Đó là việc làm hết sức cần thiết từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng.
chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi