Phải đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.6. Phải đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả thể hiện ở kết quả cuối cùng trong quá trình QL sẽ đạt được mà các biện pháp QL đã đề ra. Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt các vấn đề hiện tại của trường trong công tác QL hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS của HT các trường THCS ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Biện pháp phải tính đến hiệu quả của nó trên cơ sở tốn kém ít nhất về tài chính mà đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phải chú ý đến tác động hai chiều

của xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách và phải phù hợp, thuận lợi hơn cho HS và GV, thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở trò của hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục đích

Nhận thức là ngọn đèn chỉ dẫn cho hành động. Nên việc thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVCN về vai trò hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS trong quá trình giáo dục hiện nay là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của hoạt động.

Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trưởng các trường THCS thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động giáo của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và hiệu quả giáo dục của nhà trường nói chung.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Thay đổi nhận thức cũ của đội ngũ GV và CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm lớp nói chung và xây dựng TTHSTQ nói riêng là trách nhiệm chỉ riêng của GVCN; phải làm cho các lực lượng nói chung nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng TTHSTQ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, mọi bộ phận trong nhà trường đều phải có trách nhiệm tham gia, phải lôi kéo các lực lượng bên ngoài nhà trường có liên quan vào phối hợp. Tùy vào vị trí, đội ngũ GV và CBQL không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, tích cực sáng tạo, đổi mới trong nhận thức và hành động đối với hoạt động quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

công tác chủ nhiệm lớp đối với việc giáo dục toàn diện HS. Để từ đó, HT xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là hoạt động xây dựng TTHSTQ.

Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh, mỗi GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn các hoạt động, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh, xây dựng tập thể tự quản cho học sinh.

GVCN phải nắm vững phương pháp hiện đại, để có thể điều hành các hoạt động trong vai trò nhủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, đồng thời với phù hợp điều kiện kinh tế xã hội địa phương.

Tạo điều kiện để đội ngũ GVCN được tham gia đóng góp cho công tác chủ nhiệm lớp (lấy ý kiến các GVBM về công tác quản lý HS, công tác phối hợp GVBM của từng chủ nhiệm: tham gia ý kiến trong tiêu chí thi đua của GVCN, tiêu chí đánh gia thi đua các lớp...)

GVCN phải nhận thức được đúng đắn và đầy đủ vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ của mình và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Quan trọng hơn, GVCN phải thấy được sự tin tưởng của BGH khi giao cho họ công tác CNL, phải vinh dự khi được làm GVCN.

CBQL cùng các tổ chức trong nhà trường phải có sự quan tâm và chia sẻ với GV thực hiện công tác chủ nhiệm lớp là đều nhằm mục đích giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đối với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong để thực hiện tốt vai trò, thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức thì phải phối hợp thật tốt với Ban giám hiệu, với GVCN tạo được những sân chơi lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đội viên; phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đội thiếu niên theo dõi sát sao tình hình rèn luyện của đội viên để chủ động tham gia đánh giá việc rèn luyện

của HS, của chi đội lớp hàng tuần, tháng, năm. Đảm bảo các tiêu chí đề ra. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung công việc mà GVCN, các lực lượng khác phải làm, cần làm và nên làm trong hội nghị ký giao ước đầu năm;

- Xác định hoạt động xây dựng TTHSTQ là một tiêu chí thi đua;

- Chấn chỉnh những nhận thức sai lệch trong hoạt động xây dựng TTHSTQ.

- Xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ GVCN và các lực lượng khác trong hoạt động xây dựng TTHSTQ;

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở

3.2.2.1. Mục đích

Sau khi nhận thức đúng, cần phải có năng lực hành động thì mới đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả, thành công. Trong nhà trường phổ thông, công tác chủ nhiệm giữ vị trí vai trò quan trọng trong chất lượng giáo dục tổng thể. Thế nhưng, trên thực tế năng lực chủ nhiệm lớp nói chung và năng lực xây dựng TTHSTQHCS nói riêng còn có nhiều vần đề. Thứ nhất là năng lực không đồng đều về công tác chủ nhiệm. Thứ hai là nhận thức và năng lực về hoạt động xây dựng TTHSTQ của đội ngũ GVCN đa phần còn thấp. Thứ ba, số lượng các chuyên đề, các đợt tập huấn về hoạt động xây dựng TTHSTQ còn ít, chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu và vận dụng. Chính vì vậy, tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVCN – lực lượng trực tiếp nhất thực hiện nhiệm vụ cần được quan tâm, tập trung bồi dưỡng năng lực nhận thức và hành động.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần phải xác định thực trạng, nhu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng TTHSTQ cho GV làm công tác chủ nhiệm. Đó là việc làm hết sức cần thiết từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng.

chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động và hiệu quả.

Tìm nguồn chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng nhà trường; đề xuất, kiến nghị với UBND huyện và Phòng GD-ĐT huyện hỗ trợ kinh phi cho giáo viên chủ nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng TTHSTQ: HT tập hợp tất cả các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ, Sở GD&ĐT, quy định của địa phương, nhà trường; một số sách về hướng dẫn xây dựng TTHSTQ và công tác chủ nhiệm lớp nói chung; nguồn nhân lực; các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,...

Thống kê, tổng hợp kết quả khảo sát, phân loại trình độ năng lực GVCN lớp cần bồi dưỡng và kết luận những nội dung cần bồi dưỡng để tứ đó xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng.

Mời các báo cáo viên, các chuyên gia tâm lý, giáo dục nói chuyên về văn hóa, giáo dục, pháp luật, tâm lý lứa tuổi học sinh,...

Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Công tác chuẩn bị: Cân xác định rõ hình thức tổ chức bồi dưỡng (Hội nghị. hội thảo, tọa đàm. giao lưu...). Phân công nhóm/tổ để tổ chức thực hiện (ban tổ chức); ban tổ chức họp và phân công nhiệm vụ các thành viên, có thể huy động một số GVCN cùng tham gia chuẩn bị. Xác định đối tượng tham dự (có thể là toàn thể GVCN, hoặc GVCN từng khối tùy theo nội dung); Xác định thời gian, địa điểm thực hiện, thông báo đến GVCN.

Chuẩn bị nguồn tài liệu: Dựa vào những nội dung đã được xác định, ban tổ chức chuẩn bị tài liệu (văn bản, hướng dần, clip minh họa...) gửi mail đến các GVCN tham khảo trước; Chuẩn bị các phương tiện phục vụ (Hội trường,

bàn ghế, âm thanh, Laptop, máy chiếu Projector, máy tính, mạng Internet…). Đi vào buổi báo cáo: Phát tài liệu, giao các nhóm nghiên cứu và chuẩn bị nội dung thảo luận, ghi lại các câu hỏi thắc mắc để cùng trao đổi với nhau và nghe báo cáo viên giải đáp, tư vấn, hướng dẫn. Sau trao đổi thảo luận có thể giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu tài liệu và ứng dụng vào thực tiễn.

Yêu cầu tổ trưởng tổ chuyên môn theo dõi kiểm tra việc áp dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và hỗ trợ GVCN xử lý tình huống sư phạm mới nảy sinh, kinh nghiệm quản lý HS, phương pháp giáo dục HS cá biệt, khuyết tật; phối hợp GVCN với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Bước 3: Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng

Công tác kiểm tra kết quả bồi dưỡng nhằm đánh giá sự tiếp thu của GVCN đối với nội dung được tập huấn, việc áp dụng những nội dung tập huấn vào thực tiễn công việc. Đối với HT còn nhằm mục đích đánh giá nội dung, hình thức bồi bồi dưỡng có phù hợp hay không để rút kinh nghiệm cho các lần bồi dưỡng sau này

Kiểm tra kết quả bồi dưỡng được thực hiện bằng cách: GV tham gia bồi dưỡng thực hiện báo cáo, hoặc thu hoạch, hoặc sản phẩm có liên quan nội dung đuợc bồi dưỡng: GVCN lớp tự đánh giá kết quả bồi dưỡng về công tác xây dựng TTHSTQ thông qua các phiếu khảo sát.

Phát động GVCN vận dụng những nội dung được bồi dưỡng vào thực tế tổ chức sinh hoạt lớp, công tác quản lý học sinh, QL hồ sơ đánh giá học sinh theo thông tư 58 về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kỷ năng làm chủ nhiệm lớp, áp dụng các kỹ năng đã được bồi dưỡng và thực tiễn..

CNL của GVCN, nắm bắt những ưu điểm, hạn chế, của những nội dung hình thức bồi dưỡng để rút kinh nghiệm hay điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch sao cho phù hợp.

Ngoài việc nhà trường tố chức tập huấn, từng GVCN, phải tăng cường công tác tự học thường xuyên, suốt đời.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng:

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng: HT phải luôn theo dõi sự tiến bộ của GV làm công tác chủ nhiệm lớp, sẵn sàng giúp đỡ khi thấy cần thiết.

BGH yêu cầu GVCN phải tự đánh giá kết qủa của bồi dưỡng về kỹ năng chủ nhiệm lớp và việc áp dụng vào thực tiễn của lớp chủ nhiệm; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng chủ nhiệm của các GVCN, từ đó đánh giá đúng thực tế đưa ra nhận xét, rút kinh nghiệm cho các đợt tập huấn hay báo cáo sau.

3.2.3. Đa dạng hóa hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS

3.2.3.1. Mục đích

Ngoài tổ chức hoạt động dạy học kiến thức, nhà trường phải xây dựng các hoạt động có tính mô phỏng, thực tiễn để học sinh rèn luyện, phát triển, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội. Chính vì vậy hoạt động giáo dục cần được tổ chức một cách đa dạng, sinh động, gần gũi với cuộc sống để học sinh có thể rèn luyện, tiếp thu một cách tốt nhất.

Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất.

Vì vậy, để xây dựng thành công TTHSTQ THCS, phải tổ chức đa dạng các hoạt động, hình thức hoạt động đa dạng để thu hút học sinh, đảm bảo phát triển kỹ năng cho học sinh toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây:

* Hoạt động học tập:

Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, đồng thời thực hiện mục tiêu xây dựng TTHSTQ THCS, giáo viên chủ nhiệm phải chú ý:

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên có mặt tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là những ngày học đầu tuần. Thực hiện kiểm tra đột xuất, dự giờ các tiết học đột xuất, từ xa qua camera lắp tại lớp học để kiểm tra tình hình của lớp.

- Thành lập đội "Sao đỏ" của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường, đảm bảo kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các lớp, tăng tính kỉ luật cho học sinh.

- Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học.

- Giao nhiệm vụ trước mỗi chủ đề bài học, khuyến khích học sinh lập nhóm để trao đổi, chuẩn bị nội dung bài học.

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp.

- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi.

- Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.

* Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể:

- Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên hoặc chi đoàn thanh niên, để các đoàn thể trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động.

tháng, tổ chức kết nạp đoàn viên mới, kỉ niệm ngày lễ truyền thống 26 tháng 3, kỉ niệm ngày thành lập Đảng, tham quan, du lịch cắm trại, tổ chức cho các em học sinh lớp dưới sinh hoạt đội...

- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh rằng ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong lớp.

* Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:

Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thích tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động này.

Với các hoạt động văn hóa, văn nghệ nên sử dụng các biện pháp sau đây: - Thành lập câu lạc bộ "Người yêu văn, thơ", tổ chức cho các em sưu tầm ca dao tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn... Tổ chức các buổi bình thơ, thi sang tác thơ, văn...

- Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ. - Tổ chức đêm ca hát theo chủ đề.

- Tổ chức các câu lạc bộ nhiếp ảnh, quay phim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)