8. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong xây dựng tập thể học
tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng trong xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và quan sát hoạt động cũng như kết quả hoạt động của tập thể học sinh và tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với GVCN. Số lượng học sinh khảo sát là 250, giáo viên là 80. Mức độ sự tham gia, phối hợp tăng dần tương ứng với mức độ từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát đối với học sinh được thể hiện trong bảng sau (Bảng):
Bảng 2.15. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong xây dựng TTHSTQ qua khảo sát học sinh
Thành phần Mức độ tham gia, phối hợp
ĐTB Vị thứ 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1.Nhà trường (BGH) 5 2,0 96 38,4 99 39,6 50 20,0 2,776 2 2. GVCN 3 1,2 63 25,2 112 44,8 72 28,8 3,008 1 3. GVBM 80 32,0 123 49,2 42 16,8 5 2,0 1.888 5 4. PHHS 147 58,8 65 26,0 35 14,0 3 1,2 1,576 6 5. Đội TNTP 65 26,0 97 38,8 48 19,2 40 16,0 2,252 4 6.Đoàn TNCS 66 26,4 89 35,6 47 18,8 48 19,2 2,308 3 7.Khác:... 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Qua khảo sát, ta thấy có nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tập thể học sinh tự quản, và những nhân tố này có những mức tác động khác nhau đến sự hình thành và phát triển của tập thể học sinh tự quản.
Sự tham gia của nhà trường, cụ thể là Ban giám hiệu, qua khảo sát, đạt mức 2,776 > Trung vị = 2,5. Như vậy Ban giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện xây dựng tập thể học sinh tự quản. Thể hiện qua chỉ đạo xây dựng bảng điểm thi đua giữa các lớp, quy định trong quy chế thi đua của giáo viên chủ nhiệm,...
Sự tham gia của GVCN, qua khảo sát, đạt mức 3,008 > Trung vị = 2,5, đạt vị thứ 1. Thể hiện lực lượng GVCN là lực lượng chính, trực tiếp nhất thực hiệu
động xây dựng TTHSTQ là một trong những nhiệm vụ trực tiếp trong các nhiệm vụ phải thực hiện của GVCN khi đảm nhận trách nhiệm chủ nhiệm lớp.
Sự tham gia của GVBM, qua khảo sát, đạt mức 1,888 < Trung vị = 2,5. Thể hiện lực lượng GVBM không có nhiều đóng góp đối với hoạt động xây dựng TTHSTQ. Bởi vị thời lượng làm việc của GVBM với lớp thường rất ít, chủ yếu dành để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Đồng thời GVBM cũng chưa được tập huấn nhiều về vấn đề này nên họ thường không chú ý lồng ghép thực hiện. Nếu được tập huấn tốt, GVBM có thể thông qua tổ chức hoạt động tập thể để học sinh giải quyết nhiệm vụ bài học, hoạt động này đồng thời hỗ trợ thêm cho GVCN và nhà trường trong nhiệm vụ xây dựng TTHSTQ.
Sự tham gia của PHHS đối với hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản đạt mức 1,576 < Trung vị = 2,5. Điều này thể hiện đa phần PHHS chưa có sự tham gia, phối hợp với các thành phần khác trong học động xây dựng tập thể học sinh tự quản. Vì họ chưa có nhiều nhận thức về hoạt động này.
Sự tham gia của Đội TNTP đối với hoạt động này đạt mức 2,252 < Trung vị = 2,5. Thể hiện Đội TNTP cũng chưa có nhiều hoạt động để hướng dẫn các em phát huy tính tập thể, rèn luyện các kỹ năng hoạt động.
Sự tham gia của Đoàn TNCS đạt mức điểm 2,308 < Trung vị = 2,5. Như vậy, sự tham gia của Đoàn cũng chưa thường xuyên và hiệu quả trong việc hỗ trợ xây dựng tập thể học sinh tự quản, các hoạt động còn ít, thiếu hiệu quả.
Các hoạt động thực tiễn của Đội và Đoàn qua khảo sát nhìn chung chỉ nhằm thực hiện các nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, chưa thật sự đi sâu vào thực chất, chưa chú nhiều vào toàn thể học sinh. Chưa thật sự chủ động định hướng qua hoạt động sẽ kết hợp giáo dục, rèn luyện cho học sinh thêm các kỹ năng sống nói chung và tăng cường tính đoàn kết, tính tự chủ, sáng tạo nói riêng.
Bảng 2.16. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong xây dựng TTHSTQ qua khảo sát GVCN
Thành phần Mức độ tham gia, phối hợp
ĐTB Vị
thứ
1 2 3 4
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1.Nhà trường (Ban giám
hiệu) 0 0 26 32,5 35 43,75 19 23,75 2,9125 2 2. GVCN 0 0 0 0 0 0 80 100,0 4,0 1 3. GVBM 35 43,75 35 43,75 5 6,25 5 6,25 1,75 5 4. PHHS 47 58,75 23 28,75 5 6,25 5 6,25 1,6 6 5.Đội TNTP 25 31,25 35 43,75 20 25,0 0 0 1,9375 4 6.Đoàn TNCS 25 31,25 34 4,25 21 26,25 0 0 1,95 3 7. Khác:... 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy mức độ tham gia, phối hợp hoạt động giữa các nhân tố trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động xây dựng TTHSTQ là có sự chênh lệch lớn. Hoạt động này chủ yếu được mặc định là nhiệm vụ của GVCN, mặc định là trách nhiệm của riêng GVCN. Các lực lượng khác không tham gia hoặc đóng góp rất ít cho nhiệm vụ này. Các tổ chức hội, đoàn thể của nhà trường chưa phát huy hết vai trò trong hoạt động tổ chức các hoạt động tập thể, tạo điều kiện để tập thể học sinh rèn luyện, hoạt động hiệu quả.
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát, có nhiều lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục nói chung và hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS nói riêng, đã có sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự chung tay của các lực lượng. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các lực lượng chưa đạt hiệu quả cao, còn rời rạc, hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS chưa đạt kết quả như mong muốn.
2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Chúng tôi đã khảo sát đánh giá của 18 CBQL về thực trạng xây dựng kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động xây dựng TTHSTQ tại nhà trường. Mức độ thực hiện được đo theo thang điểm tăng dần từ 1 đến
4. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.17. Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch trong xây dựng TTHSTQ.
Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 SL TL % SL TL% SL TL% SL TL% 1. Lập kế hoạch hoạt động xây dựng TTHSTQ của nhà trường 0 0 5 27,7 10 55,6 3 16,7 2,9
2. Triển khai trong cuộc họp chủ nhiệm hàng tháng
0 0 5 27,7 10 55,6 3 16,7 2,9
3. Triển khai trong cuộc họp chủ nhiệm hàng tuần 0 0 5 27,7 10 55,6 3 16,7 2,9 4. Triển khai lồng ghép trong họp Hội đồng hàng tháng 0 0 6 33,3 10 55,6 2 11,1 2,8
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% CBQL được khảo sát đều tiến hành lập kế hoạch, triển khai trong các cuộc họp chủ nhiệm, họp hội đồng hàng tuần, hàng tháng về xây dựng TTHSTQ của nhà trường, tuy nhiên từng trường khác nhau thì có mức độ thực hiện khác nhau nhưng đều thể hiện sự quan tâm đến hoạt động này.
Cụ thể, điểm trung bình khảo sát về các nội dung ở mức điểm là 2,8 và 2,9 > Trung vị = 2,5. Thể hiện nhà trường đã quan tâm đến hoạt động xây dựng TTHSTQ, tuy nhiên, các nội dung trên chỉ dùng lại ở mức có triển khai thực hiện chứ chưa đạt hiệu quả cao.
Tiếp tục khảo sát về thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng TTHSTQ, chúng tôi tiến hành khảo sát về cách thức nắm tình hình và cách thức xử lý trong thực tiễn hoạt động.
Thực trạng kiểm tra, nắm bắt tình hình xây dựng TTHSTQ được thể hiện qua kết quả khảo sát sau:
Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra, nắm bắt thông tin trong xây dựng TTHSTQ Mức độ thực hiện ĐTB Vị thứ 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1. Báo cáo định kỳ của GVCN. 0 0 0 0 5 27,8 13 72,2 3,72 1
2. GVBM, đội TNTP HCM… 8 44,4 7 38,9 3 16,7 0 0 1,72 5
3. Ban đại diện CMHS. 9 50,0 6 33,3 3 16,7 0 0 1,67 6
4. Hồ sơ GVCN. 0 0 0 0 5 27,8 13 72,2 3,72 1
5. Chia sẻ từ học sinh. 9 50,0 6 33,3 3 16,7 0 0 1,67 6
6. Chia sẻ từ GVCN lớp. 0 0 5 27,8 8 44,4 5 27,8 3,0 4
7. Dự giờ 0 0 0 0 8 44,4 10 55,6 3,56 3
Qua kết quả phân khảo sát, ta nhận thấy, phương thức CBQL nắm thông tin về hoạt động xây dựng TTHSTQ chủ yếu từ kênh hồ sơ GVCN là chính, với mức điểm trung bình là 3,72/4. Tiếp theo là thông qua hoạt động dự giờ lớp học, tiết sinh hoạt, dự giờ hoạt động ngoại khóa của lớp – đây là những hoạt động phổ biến nhưng có hiệu quả cao. Thông qua hoạt động thực tiễn của tập thể học sinh để đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng TTHSTQ là cách thức hiệu quả nhất. GVCN cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ với CBQL nhà trường về thực tiễn hoạt động nhằm xin ý kiến chỉ đạo, sự tư vấn của CBQL nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Các kênh thông tin khác như ban đại diện cha mẹ học sinh, chia sẻ từ học sinh hầu như không có hoặc vai trò rất mờ nhạt.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với GVCN. Số lượng khảo sát là 80. Mức
độ thực hiện, hiệu quả quản lý được quy ước tăng dần tương ứng với mức độ từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau (Bảng):
Bảng 2.19. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý mục tiêu trong xây dựng TTHSTQ THCS Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Quản lý mục tiêu xây dựng TTHSTQ tại nhà trường 3 3,75 32 40,0 43 53,75 2 2,5 2,55
Thực tế khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện quản lý mục tiêu xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,55 > Trung vị = 2,5. Như vậy, Nhà trường đã có sự quan tâm, chú ý đến hoạt động quản lý mục tiêu xây dựng TTHSTQ, tuy nhiên hoạt động chưa được thực hiện thường xuyên.
Bảng 2.20. Thực trạng mức độ hiệu quả trong quản lý mục tiêu trong xây dựng TTHSTQ THCS Mức độ hiệu quả ĐTB 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Quản lý mục tiêu xây dựng TTHSTQ tại nhà trường 5 6,25 40 50,0 30 37,5 5 6,25 2,4375
Mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý mục tiêu TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,4375 < 2,5. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động quản lý mục tiêu của nhà trường chưa đạt hiệu quả. Nhà trường chưa chú trọng nhiều vào hoạt động này nên chưa đem lại hiệu quả về quản lý mục tiêu hoạt động.
2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá thực trạng quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với GVCN. Số lượng khảo sát là 80. Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lý được quy ước tăng dần tương ứng với mức độ
từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau (Bảng):
Bảng 2.21. Thực trạng mức độ thực hiện trong quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ THCS Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ tại nhà trường 0 0 40 50,0 34 42,5 6 8,5 2,2
Thực tế điều tra cho thấy, mức độ thực hiện quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,2 < Trung vị = 2,5. Như vậy, Nhà trường đã chưa dành nhiều sự quan tâm, chú ý đến hoạt động quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ, tuy nhiên hoạt động này chưa được chú trọng, chưa được đào sâu nghiên cứu và vận dụng.
Bảng 2.22. Thực trạng mức độ hiệu quả trong quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ THCS Mức độ hiệu quả ĐTB 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ tại nhà trường 5 6,25 40 50,0 30 37,5 5 6,25 2,4375
Mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý quá trình xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,4375 < 2,5. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động quản lý quá trình của nhà trường chưa đạt hiệu quả. Nhà trường chưa chú trọng nhiều vào hoạt động này nên chưa đem lại hiệu quả về quản lý quá trình hoạt động.
2.4.3. Thực trạng quản lý các nội dung hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với GVCN. Số lượng khảo sát là 80. Mức
độ thực hiện, hiệu quả quản lý được quy ước tăng dần tương ứng với mức độ từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau (Bảng):
Bảng 2.23. Thực trạng mức độ thực hiện trong quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ THCS
Mức độ thực hiện
ĐTB
1 2 3 4
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ tại nhà trường
0 0 40 50,0 35 43,75 5 6,25 2,5625
Thực tế điều tra cho thấy, mức độ thực hiện quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,5625 > Trung vị = 2,5. Như vậy, Nhà trường đã có sự quan tâm, chú ý đến hoạt động quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ, tuy nhiên hoạt động này chưa được chú trọng nghiên cứu và vận dụng.
Bảng 2.24. Thực trạng mức độ hiệu quả trong quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ THCS
Mức độ hiệu quả
ĐTB
1 2 3 4
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ tại nhà trường
3 3,75 38 47,5 36 45,0 3 3,75 2,5
Mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,5 = Trung vị (2,5). Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động quản lý nội dung xây dựng TTHSTQ THCS của nhà trường chỉ mới đạt mức trung bình. Nhà trường chưa chú trọng nhiều vào hoạt động này nên chưa đem lại hiệu quả về quản lý nội dung hoạt động.
2.4.4. Thực trạng quản lý các phương pháp xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá thực trạng quản lý các phương pháp xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với GVCN. Số lượng khảo sát là 80. Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lý được quy ước tăng dần tương ứng với
mức độ từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau (Bảng):
Bảng 2.25. Thực trạng mức độ thực hiện trong quản lý các phương pháp xây dựng TTHSTQ THCS Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Quản lý các phương pháp xây dựng TTHSTQ tại nhà trường 0 0 40 50,0 35 43,75 5 6,25 2,5625
Thực tế điều tra cho thấy, mức độ thực hiện quản lý phương pháp xây dựng TTHSTQ tại nhà trường đạt mức 2,5625 > Trung vị = 2,5. Như vậy, nhà trường đã có sự quan tâm, chú ý đến hoạt động quản lý phương pháp xây dựng TTHSTQ, tuy nhiên mức độ thực hiện các phương pháp là chưa cao.
Bảng 2.26. Thực trạng mức độ hiệu quả trong quản lý các phương pháp xây dựng