8. Cấu trúc của luận văn
1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh
Xây dựng tập thể học sinh tự quản là quá trình chuyển đối chủ thể quản lý đối với tập thể từ GVCN sang sự tự điểu khiển, tự quản lý của tập thể lớp dưới sự giám sát, trợ giúp khi cần thiết của GVCN.
Hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản là nhiệm vụ chính của GVCN nhưng cần có sự chung tay của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Nếu phối hợp tốt các lực lượng trên thì hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản là trách nhiệm và là nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ quản lý các nhà trường phổ thông phải coi trọng, đó là nền tảng để nhà trường đạt được những mục tiêu giáo dục theo nghĩa rộng, khơi dậy và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân học sinh – là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.
cả các hoạt động của nhà quản lý giáo dục thúc đẩy, điều chỉnh, định hướng xây dựng nên các tập thể học sinh tự quản lý, tự giáo dục, tự rèn luyện trong nhà trường, cơ sở giáo dục.
Quy chiếu chức năng quản lý vào trong quản lý hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản, ta có những nhiệm vụ sau đây:
- Kế hoạch hóa: là quá trình xác định các mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để đạt các mục tiêu đó.
Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch gồm:
+ Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể; + Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu;
+ Triển khai thực hiện kế hoạch;
+ Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần).
- Tổ chức thực hiện quản lý xây dựng tập thể học sinh tự quản: là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra các điều kiện thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu quản lý xây dựng tập thể học sinh tự quản.
Nội dung chức năng tổ chức bao gồm:
+ Bố trí vị trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân; + Xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo chất lượng;
+ Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động trong tổ chức; + Tổ chức công việc khoa học.
- Chỉ đạo: là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cá nhân thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy mọi cá nhân làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản.
Nội dung chức năng chỉ đạo gồm:
+ Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ; + Đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc từng cá nhân;
+ Giám sát, điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạch của nhà trường;
+ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.
- Kiểm tra: là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai lệch, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản.
Nội dung thực hiện chức năng kiểm tra gồm:
+ Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá tập thể học sinh tự quản;
+ Đánh giá kết quả thực tế: thu thập thông tin về tập thể học sinh tự quản; + So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý;
+ Điều chỉnh. Bao gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy thành tích tốt); hoặc xử lý.
1.3. Lý luận về hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc xây dựng lớp học tự quản là một yêu cầu tất yếu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục. Xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác, sự chủ động, sáng tạo của trò trong các hoạt động của tập thể, tức cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự trợ giúp của GVCN lớp. Học sinh tự giác, tự chủ động, sáng tạo trong học tập và mọi hoạt động tập thể khác, là môi trường giúp học sinh không ngừng sáng tạo, chủ động học tập, rèn luyện các kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục, hoạt động quản lý của nhà quản lý giáo dục.
Chúng ta biết rằng con người thế kỷ XXI sống trong môi trường có sự hòa nhập sâu rộng với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động,
ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh nhạy, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra môi trường để các em có cơ hội rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cơ sở.
Vì vậy, yêu cầu bức thiết là cần phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình, tập thể của mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
Học trò bậc trung học nói chung, các em đang trong lứa tuổi chuyển hoá tích cực về đặc điểm cơ thể, nhân cách cũng như quan hệ xã hội. Trong đó, nổi bật nhất là đặc điểm rất ưa hoạt động, ham khám phá và tìm hiểu những điều mới lạ, hấp dẫn. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà còn rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt động hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa mình với tập thể. Các em rất cần tự biết mình là ai, từng bước muốn khẳng định được tiếng nói, vị trí của mình trong tập thể và xã hội. Xây dựng mô hình lớp tự quản không những thỏa mãn được nét tâm lý phổ biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để nó được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển một cách tích cực nhất. Điều này cũng làm thoả mãn nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể”.
1.3.2. Chức năng của tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
thực hiện 3 chức năng sau đây:
- Chức năng tổ chức: là chức năng thu hút, tập hợp các học sinh vào một tổ chức lành mạnh để tạo điều kiện cho các em học tập tu dưỡng. Tập thể có kỷ luật nghiêm, mọi hoạt động được tiến hành trong một trật tự, một nề nếp, đó là một môi trường thuận lợi để các em rèn luyện hình thành thói quen sống tốt nhất.
- Chức năng giáo dục: Tập thể học sinh là một tập thể được tổ chức để giáo dục. Hơn bất cứ một tổ chức nào khác, học sinh đến trường có nhiệm vụ học tập và tu dưỡng. Hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo, trong nhà trường học sinh được cung cấp kiến thức khoa học, được rèn luyện thực hành, được tổ chức sinh hoạt, giao tiếp với thầy giáo với bạn bè, được tham gia vào các hoạt động phong phú đa dạng, tất cả các hoạt động ấy đều nhằm mục đích giáo dục học sinh.
- Chức năng động viên: tập thể là nơi hoạt động và giao lưu giữa các trẻ em cùng lứa tuổi, là một môi trường hết sức thuận lợi để các em thi đua học tập và vui chơi. Tập thể là nơi các em có điều kiện hoạt động thử sức, thể hiện và khẳng định khả năng của chính mình. Trong các mối quan hệ giao lưu tập thể, những gương tốt của bè bạn, là nguồn động viên lớn để các em phấn đấu, học tập và noi theo.
1.3.3. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
Tập thể học sinh từ lúc mới thành lập đến khi kết thúc khóa học thường diễn ra theo ba giai đoạn lớn lên của các thành viên so với yêu cầu giáo dục.
Giai đoạn 1: là giai đoạn mới thành lập. Lúc này các thành viên được tập hợp từ nhiều nơi để tiến hành học tập một khóa học mới (đầu cấp học), cho nên chưa quen biết nhau. Vai trò của nhà giáo dục, người tổ chức là rất quan trọng. Nhà giáo dục phải trực tiếp giải quyết tất cả những công việc cho
đến khi ban tự quản lớp được chỉ định. Sự chỉ định này mới dừng lại ở mức cảm tính, qua nghiên cứu tài liệu, học bạ hoặc gặp gỡ ban đầu. Công việc của tập thể dần dần đi vào nề nếp, các thành viên hiểu nhau hơn. Cuối giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những phần tử tích cực, chủ động và xung phong thực hiện những công việc chung.
Giai đoạn 2: trong tập thể đã xuất hiện những thành viên tích cực, gương mẫu trong học tập và tu dưỡng. Ban tự quản được bầu chính thức, chủ động đề xuất công việc và được các thành viên khác ủng hộ. Các mối quan hệ tốt đẹp được thiết lập, các thành viên có những yêu cầu cao hơn đối với nhau và với cả tập thể để thực hiện những công việc chung. Trong tập thể cũng xuất hiện những sáng kiến mới, những dư luận lành mạnh sinh hoạt đi vào thế ổn định. Nhà giáo dục, người tổ chức rút dần ra sau hậu trường để chỉ dẫn ban tự quản làm việc.
Giai đoạn 3: giai đoạn lớn mạnh của tập thể. Tập thể có phong trào thi đua, hình thành những nét truyền thống tốt đẹp. Mỗi thành viên tự yêu cầu cao với mình và với tập thể. Ban tự quản là những người gương mẫu, có năng lực, được tập thể tín nhiệm và bầu chính thức. Kỷ luật được giữ vững, trật tự tự được bảo đảm, mọi người đều có ý thức tự giác phấn đấu vươn lên vì lợi ích chung. Dư luận lành mạnh chiếm ưu thế chủ đạo, điều khiểu mọi hành vi hoạt động của cá nhân và tập thể. Vai trò tự quản mạnh, nhà giáo dục theo dõi giúp đỡ qua các kế hoạch đầu năm học.
1.3.4. Nội dung xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
Lý luận và thực tiễn cho thấy rằng, để xây dựng tập thể học sinh tự quản (TTHSTQ) phải thực hiện những con đường, các bước đi sau đây:
Xây dựng tốt các mối quan hệ tập thể:
- Tập thể là một tập hợp đông người với những mối quan hệ phức tạp, nhưng khi tập thể có được các mối quan hệ đẹp đẽ bền vững thì đó là tập thể
lành mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể vững mạnh, con đường quan trọng nhất là xây dựng tốt các mối quan hệ phức tạp ấy. Trong một tập thể có nhiều mối quan hệ: Quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỷ luật tập thể.
+ Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè, đoàn kết, thân ái tương trợ, động viên, khích lệ nhau trong học tập tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm riêng tư khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc xây dựng tập thể. Trong tập thể thường có hai loại nhó: nhóm chính thức được thành lập gồm tổ, đội... và nhóm không chính thức được hình thành tự phát, do các em phù hợp nhau về tình cảm, xu hướng, hứng thú. Trong quan hệ tình cảm thì nhóm thứ hai có vai trò lớn.
+ Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, đê hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác. Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ mọi người để hoàn thành nhiệm vụ chung.
+ Quan hệ tổ chức và mối quan hệ của các cá nhân với nội quy, kỷ luật của tập thể. Mỗi người trong tậ thể đều phải tôn trọng những gì mà tập thể đã quy định, không loại trừ một ai, chính mối quan hệ này tạo nên sức mạnh chung, đảm bảo cho tậ thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra.
Tổ chức các hoạt động đa dạng:
Hoạt động và giao lưu là đặc trưng của sinh hoạt tập thể và cũng bằng các hoạt động ấy mà tập thể hoàn thành được chức năng giáo dục của mình. Tập thể cần tổ chức tốt hạt động chủ đạo là học tập, làm sao để mỗi thành viên trở thành trò giỏi. Tập thể cần tổ chức tốt các buổi sinh hoạt và hoạt động khác của tập thể làm sao để mỗi thành viên phấn đấu tu dưỡng tốt để trở thành
đội viên, đoàn viên chăm chỉ.
Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia vào các hoạt động ấy càng có cơ hội phấn đấu và phát triển tốt.
Xây dựng viễn cảnh tương lai cho tập thể:
Tập thể cũng như mọi cá nhân luôn hướng về tương lai, tương lai chính là mục tiêu lâu dài của cuộc sống tương lai đẹp mang lại niềm vui, hy vọng cho con người, không có tương lai con người sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng.
Một trong những con đường xây dựng tập thể là tạo nên hệ thống viễn cảnh. Từ những tình huống cụ thể trong các hoạt động mà chúng ta xây dựng những mục tiêu gần, mục tiêu trung bình và mục tiên xa cho tập thể. Dựa vào các mục tiêu này mà các em cố gắng phấn đấu với hy vọng giành được mục tiêu đó.
Viễn cảnh tương lai thường mang màu sắc lý tưởng ước mơ. Đối với sinh hoạt tập thể, viễn cảnh tương lai nhất định phải là hiện thực, chỉ có như vậy viễn cảnh mới có ý nghĩa giáo dục tiếp theo.
Xây dựng truyền thống tốt đẹp cho tập thể:
Xây dựng tập thể vững mạnh bằng cách tạo lập những truyền thống đẹp. Truyền thống là nét đẹp tiêu biểu những thành công của tập thể đã được duy trì trong một thời gian dài, nhờ có truyền thống đẹp mà tập thể tiếp tục giữ vững lá cờ tiên tiến trong phong trào thi đua chung.
Xây dựng, giữ vững và phát huy truyền thống đẹp đó chính là con đường xây dựng tập thể. Truyền thống đẹp tạo thành sức mạnh, niềm tự hào của mỗi thành viên về tập thể của mình, làm cho mỗi người phấn đấu nhiều hơn nữa để không làm mất đi vẻ đẹp đã có. Truyền thống tập thể giữ cho tập thể đoàn kết, nhất trí trong công việc chung, tạo thành động lực vượt qua khó khăn và vươn tới những thành công mới.
kết nhất trí, truyền thống học tập, truyền thống lao động, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giỏi... mỗi loại truyền thống đều có ý nghĩa giáo dục riêng.
Xây dựng và hướng dẫn dư luận lành mạnh: