Thực trạng nội dung xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3 Thực trạng nội dung xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các

trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Để đánh giá thực trạng thực hiện nội dung xây dựng TTHSTQ THCS cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và quan sát hoạt động cũng như kết quả hoạt động của tập thể học sinh và tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với học sinh và GVCN. Số lượng học sinh khảo sát là 250, giáo viên là 80. Mức độ thực hiện nội dung tăng dần tương ứng với mức độ từ 1 đến 4. Kết quả khảo sát đối với học sinh được thể hiện trong bảng sau (Bảng):

Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện nội dung của tập thể học sinh

Mức độ thực hiện ĐTB Vị thứ 1 2 3 4 SL TL% SL TL % SL TL% SL TL% 1. Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể 12 4,8 79 31,6 123 49,2 36 14,4 2,732 1 2. Xây dựng kế hoạch chung 28 11,2 96 38,4 86 34,4 40 16,0 2,208 4

3. Phân công nhiệm

vụ trong tập thể 34 13,6 124 49,6 77 30,8 15 6,0 2,292 3 4. Tạo động lực cho nhau trong học tập, rèn luyện 28 11,2 86 34,4 122 48,8 14 5,6 2,488 2 5. Đa dạng các hoạt động tập thể 66 26,4 127 50,8 42 16,8 15 6,0 2,024 6

6. Kiểm tra, giám sát hoạt động trong tập thể

56 22,4 108 43,2 67 26,8 19 7,6 2,196 5

7. Định hướng dư

Dựa trên kết quả nghiên cứu, qua thống kê, ta thấy:

- Thực trạng hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa các học sinh trong tập thể ở mức 2,732 > Trung vị = 2,5. Cho thấy các học sinh trong tập thể có sự chủ động thiết lập mối quan hệ với nhau nhưng tỉ lệ này không quá cao. Thể hiện sự chia sẻ của tập thể chưa cao.

- Thực trạng về hoạt động xây dựng kế hoạch chung của tập thể học sinh ở mức 2,208 < Trung vị = 2,5. Thể hiện các tập thể hiện tại của học sinh phần lớn chưa thể tự xây dựng nên các kế hoạch hoạt động chung của tập thể. - Thực trạng về hoạt động phân công nhiệm vụ trong tập thể học sinh ở mức 2,292 < Trung vị = 2,5. Thể hiện các tập thể hiện tại của học sinh phần lớn tập thể chưa thể tự phân công nhiệm vụ trong các hoạt động hoạt động chung của tập thể.

- Thực trạng học sinh động viên nhau, tạo động lực cho nhau trong học tập ở mức 2,488 < Trung vị = 2,5. Thể hiện sự động viên, tạo động lực cho nhau trong học tập của học sinh dành cho nhau dưới mức trung bình, học sinh trong tập thể chưa quan tâm nhiều đến việc động viên nhau, tạo động lực cho nhau để cùng phát triển.

- Thực trạng sự đa dạng các hoạt động tập thể của tập thể học sinh ở mức 2,024 < Trung vị = 2,5. Mức điểm thấp của nội dung này thể hiện các hoạt động tại nhà trường chưa phong phú đa dạng, chưa tạo nhiều điều kiện để tập thể học sinh tham gia, qua đó tăng cường sự phát triển của tập thể học sinh.

- Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động xây dưng tập thể học sinh tự quản ở mức 2,196 < Trung vị = 2,5. Thể hiện sự kiểm tra, giám sát sự phát triển của tập thể học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức.

- Thực trạng hoạt động định hướng dư luận trong tập thể học sinh ở mức 1,796 < Trung vị = 2,5. Thể hiện dư luận trong tập thể phát sinh và phát tán theo nhiều cách khác nhau, không có sự định hướng. Điều này ảnh hưởng

dung này chưa được quan tâm đúng mức trong hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản.

Kết quả khảo sát mức độ đạt được các nội dung xây dựng THSTQ của lớp phụ trách:

Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng TTHSTQ của GVCN

Mức độ thực hiện ĐTB Vị thứ 1 2 3 4 SL TL% SL TL % SL TL% SL TL% 1. Hỗ trợ HS thiết lập các

mối quan hệ trong tập thể 6 7,5 15 18,75 46 57,5 13 16,25 2,95 1

2. Hỗ trợ HS xây dựng kế

hoạch chung 10 12,5 25 31,25 45 56,25 10 12,5 2,9375 2

3. Hướng dẫn phân công

nhiệm vụ trong tập thể 12 15,0 26 32,5 45 56,25 7 8,75 2,8375 3

4. Hướng dẫn HS tạo động lực cho nhau trong học tập, rèn luyện

45 56,25 25 31,25 10 12,5 0 0 1,5625 7

5. Tổ chức đa dạng các hoạt

động tập thể 25 31,25 30 37,5 20 25,0 5 6,25 2,0625 6

6. Kiểm tra, giám sát hoạt

động trong tập thể 10 12,5 33 41,25 30 37,5 7 8,75 2,425 4

7. Định hướng dư luận tập

thể 20 25,0 25 31,25 30 37,5 5 6,25 2,25 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu, qua thống kê, ta thấy:

- Thực trạng hỗ trợ HS xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong tập thể ở mức 2,95 > Trung vị = 2,5. Cho thấy GVCN nhận thấy tầm trọng của việc hình thành các mối quan hệ trong tập thể là yếu tố then chốt, đầu tiên trong xây dựng TTHSTQ. GVCN đã có sự quan tâm, chú trọng nhiều vào hoạt động, tuy nhiên khi so sánh với kết quả khảo sát của học sinh cho thấy, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.

- Thực trạng hỗ trợ xây dựng kế hoạch chung của tập thể học sinh ở mức 2,9375 > Trung vị = 2,5. Thể hiện GVCN đã có sự chú trọng, quan tâm định hướng, hỗ trợ để học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tập thể. Từ đó, dần dần, HS chủ động thực hiện, thành thục kỹ năng chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tập thể. Tuy nhiên mức độ hiệu quả thực hiện của học sinh vẫn còn thấp so với mong muốn.

- Thực trạng thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học sinh động phân công nhiệm vụ trong hoạt động chung ở mức 2,8375 > Trung vị = 2,5. Thể hiện GVCN đã quan tâm đến nhiệm vụ này, xác định đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động xây dựng TTHSTQ, và là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thực hiện hoạt động xây dựng TTHSTQ. Tuy nhiên khi so sánh với kết quả khảo sát HS, nhận thấy hiệu quả của thực hiện chức năng này chưa cao.

- Thực trạng thực hiện chức năng hướng dẫn học sinh động viên nhau, tạo động lực cho nhau trong học tập ở mức 1,5625 < Trung vị = 2,5. Thể hiện GVCN chưa có nhiều kỹ năng, kiến thức về hoạt động này. Sự động viên, tạo động lực cho nhau trong học tập của học sinh dành cho nhau là yếu tố nội tại bên trong tập thể, đóng vai trò quan trọng trong tạo sự đoàn kết, thúc đẩy tập thể tiến bộ cùng nhau. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, các GVCN cho thấy họ thiếu kiến thức lẫn kỹ năng để hướng dẫn tập thể học sinh thực hiện chức năng này.

- Thực trạng thực hiện đa dạng các hoạt động tập thể của tập thể học sinh ở mức 2,0625 < Trung vị = 2,5. Mức điểm thấp của nội dung này thể hiện các hoạt động tại nhà trường chưa phong phú đa dạng, chưa tạo nhiều điều kiện để tập thể học sinh tham gia, qua đó tăng cường sự phát triển của tập thể học sinh.

- Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động xây dưng tập thể học sinh tự quản ở mức 2,425 < Trung vị = 2,5. Thể hiện sự kiểm tra, giám sát sự phát triển của tập thể học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Thực trạng thực hiện chức năng định hướng dư luận trong tập thể học sinh ở mức 2,25 < Trung vị = 2,5. Thể hiện GVCN chưa định hướng tốt dư luận trong tập thể học sinh. Định hướng dư luận là chức năng cơ bản giúp HS tự điều chỉnh hành vi phù hợp với tập thể đang tham gia, nếu điều chỉnh tốt dư luận tập thể sẽ giúp tập thể học sinh tự điểu chỉnh, thực hiện tốt các chức năng khác của tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)