8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về
trò của hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản cấp trung học cơ sở
3.2.1.1. Mục đích
Nhận thức là ngọn đèn chỉ dẫn cho hành động. Nên việc thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVCN về vai trò hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS trong quá trình giáo dục hiện nay là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của hoạt động.
Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trưởng các trường THCS thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động giáo của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và hiệu quả giáo dục của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thay đổi nhận thức cũ của đội ngũ GV và CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm lớp nói chung và xây dựng TTHSTQ nói riêng là trách nhiệm chỉ riêng của GVCN; phải làm cho các lực lượng nói chung nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng TTHSTQ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, mọi bộ phận trong nhà trường đều phải có trách nhiệm tham gia, phải lôi kéo các lực lượng bên ngoài nhà trường có liên quan vào phối hợp. Tùy vào vị trí, đội ngũ GV và CBQL không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, tích cực sáng tạo, đổi mới trong nhận thức và hành động đối với hoạt động quản lý và thực hiện nhiệm vụ.
công tác chủ nhiệm lớp đối với việc giáo dục toàn diện HS. Để từ đó, HT xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là hoạt động xây dựng TTHSTQ.
Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh, mỗi GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn các hoạt động, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh, xây dựng tập thể tự quản cho học sinh.
GVCN phải nắm vững phương pháp hiện đại, để có thể điều hành các hoạt động trong vai trò nhủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, đồng thời với phù hợp điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
Tạo điều kiện để đội ngũ GVCN được tham gia đóng góp cho công tác chủ nhiệm lớp (lấy ý kiến các GVBM về công tác quản lý HS, công tác phối hợp GVBM của từng chủ nhiệm: tham gia ý kiến trong tiêu chí thi đua của GVCN, tiêu chí đánh gia thi đua các lớp...)
GVCN phải nhận thức được đúng đắn và đầy đủ vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ của mình và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Quan trọng hơn, GVCN phải thấy được sự tin tưởng của BGH khi giao cho họ công tác CNL, phải vinh dự khi được làm GVCN.
CBQL cùng các tổ chức trong nhà trường phải có sự quan tâm và chia sẻ với GV thực hiện công tác chủ nhiệm lớp là đều nhằm mục đích giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đối với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong để thực hiện tốt vai trò, thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức thì phải phối hợp thật tốt với Ban giám hiệu, với GVCN tạo được những sân chơi lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đội viên; phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đội thiếu niên theo dõi sát sao tình hình rèn luyện của đội viên để chủ động tham gia đánh giá việc rèn luyện
của HS, của chi đội lớp hàng tuần, tháng, năm. Đảm bảo các tiêu chí đề ra. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung công việc mà GVCN, các lực lượng khác phải làm, cần làm và nên làm trong hội nghị ký giao ước đầu năm;
- Xác định hoạt động xây dựng TTHSTQ là một tiêu chí thi đua;
- Chấn chỉnh những nhận thức sai lệch trong hoạt động xây dựng TTHSTQ.
- Xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ GVCN và các lực lượng khác trong hoạt động xây dựng TTHSTQ;