8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội
Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13054’ – 14032’ vĩ Bắc và 108055’ – 109005’ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hoài Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 35 km và chếch về phía Đông Nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49 Km2, mật độ dân số 279 người/Km2.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm.
Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân và 02 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây và thị trấn Cát Tiến. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và khu phố.
Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh như xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Thắng, vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Tài, Cát Hưng ngoài ra còn có các vùng đầm, bãi ngang ven biển thuộc các xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Tiến.
Năm 2020, nền kinh tế huyện Phù Cát có bước phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,52%, tăng 0,7% so
năm ngoái; thu ngân sách trên địa bàn vượt 52,2% kế hoạch, tăng 4,56% so năm 2019; thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng, tăng 03 triệu đồng so với năm 2019. Huyện đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nông nghiệp, nông thôn; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Điểm sáng rõ nhất ở Phù Cát là đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng. Đến nay huyện đã hình thành 12 cụm, điểm công nghiệp, thu hút các ngành nghề chủ lực như: Dệt may, đồ gỗ xuất khẩu, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng, đá xuất khẩu… Trong đó, Cụm công nghiệp Gò Mít rộng 13,4 ha, thu hút 22 cơ sở, doanh nghiệp; cụm công nghiệp Cát Nhơn 60,24 ha, thu hút 9 doanh nghiệp; cụm công nghiệp Cát Trinh 16,8 ha, thu hút 4 doanh nghiệp…
Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, đạt nhiều kết quả quan trọng. Sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đến nay huyện Phù Cát có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Điều ghi nhận sau 10 năm xây dựng nông thôn mới ở Phù Cát là kinh tế phát triển khá; bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được chăm lo, từng bước được cải thiện.
Về định hướng phát triển kinh tế năm 2021 và những năm tiếp theo, ông Nguyễn Trung Kiên- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Cát cho biết: “Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu năm 2021 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế của huyện; trong đó trọng tâm là sớm đưa vào hoạt động 2 cụm công nghiệp Cát Trinh và Hòa Hội
và tăng tỷ lệ lấp đầy 5 cụm công nghiệp của huyện. Đồng thời, khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là đất đai, để tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hiện đại kết cấu hạ tầng; nhất là khu vực thị trấn, đô thị loại V và các khu vực nam Đề Gi và các tuyến giao thông trọng yếu của huyện”.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế tiếp tục duy trì và phát triển tổng giá trị sản xuất 11.928 tỷ đồng, đạt 54,03% kế hoạch năm, tăng 14,16% so với cùng kỳ. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tăng cường phát triển văn hóa, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, nội chính; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao đời sống cho nhân dân; chăm lo cho các đối tượng chính sách.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục
Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2020, toàn huyện có 69 trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Trong đó, bậc học mầm non có 23 trường, cấp tiểu học có 28 trường và 18 trường THCS. Số liệu thống kê cuối năm học 2019-2020 như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng quy mô trường, lớp các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát
Số liệu Tổng cộng
Bậc học
Mầm non Tiểu học THCS
- Số trường: 69 23 28 18
- Số điểm trường lẻ: 211 157 54 0
- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 39 1 21 17
- Số lớp: 1.147 221 570 356
- Số trẻ, học sinh: 31.925 6.007 14.329 11.589
- Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên,
Số liệu Tổng cộng Bậc học Mầm non Tiểu học THCS Chia ra: + CBQL: 123 34 53 36 + Giáo viên: 1.803 252 872 679 + Nhân viên: 296 44 154 98 - Tổng số phòng phục vụ dạy - học: 1.416 324 690 402
Chia ra: + Phòng học văn hóa: 1.122 326 535 261
+ Phòng học bộ môn: 78 0 0 78
+ Phòng phục vụ học tập khác: 226 1 157 68
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát)
Như vậy, từ bảng số liệu thực trạng trên ta thấy mạng lưới trường lớp ở huyện Phù Cát nhìn chung có quy mô lớn. Số lượng trường, điểm trường nhiều. Năm học 2019-2020, toàn huyện có 31.925 học sinh, với tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên là 2.222, một con số khá lớn, đứng thứ hai về số lượng trường, lớp, học sinh so với 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chỉ sau thành phố Quy Nhơn; tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đáp ứng, số phòng học đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học; đây là điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục nói chung.
Tình hình giáo dục THCS
* Quy mô trường lớp học, học sinh và hệ thống các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Huyện Phù Cát hiện có 18 trường THCS đóng trên 18 xã, thị trấn; có 17/18 trường THCS đạt trường chuẩn quốc gia, có 17 trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 3, có 18/18 thư viện đạt chuẩn thư viện theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về quy mô trường lớp, học sinh ở cấp THCS huyện Phù Cát qua 04 năm học vừa qua được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.5. Quy mô trường lớp, học sinh đầu các năm học ở cấp THCS huyện Phù Cát từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2019 - 2020 Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 2016-2017 18 353 87 89 89 88 11760 2873 2984 2978 2925 2017-2018 18 352 88 87 89 88 11794 3001 2859 2962 2975 2018-2019 18 350 86 88 87 89 11748 3049 2908 2868 2959 2019-2020 18 344 84 86 87 87 11589 2842 3034 2873 2840
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát)
Hiện nay hệ thống giáo dục THCS huyện phù cát có 18 trường trung học cơ sở là các trường sau: Trường trung học cơ sở Ngô Mây; Trường trung học cơ sở Cát Trinh; Trường trung học cơ sở Cát Tân; Trường trung học cơ sở Cát Lâm; Trường trung học cơ sở Cát Hiệp; Trường trung học cơ sở Cát Sơn; Trường trung học cơ sở Cát Hanh; Trường trung học cơ sở Cát Tài; Trường trung học cơ sở Cát Minh; Trường trung học cơ sở Cát Khánh; Trường trung học cơ sở Cát Thành; Trường trung học cơ sở Cát Hải; Trường trung học cơ sở Cát Tiến; Trường trung học cơ sở Cát Chánh; Trường trung học cơ sở Cát Thắng; Trường trung học cơ sở Cát Hưng; Trường trung học cơ sở Cát Nhơn; Trường trung học cơ sở Cát Tường.
Trong những năm qua hệ thống các trường THCS huyện Phù Cát đã đạt được những thành tích đáng kể. Công tác dạy học và giáo dục luôn được quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương và của ngành. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn có sự chênh lệch giữa các trường về điều kiện cơ sở vật chất, về đội ngũ, về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.
*Về cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Hệ thống trường lớp ngày càng được hoàn thiện, xanh, sạch, đẹp, các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho hoạt động giáo dục được tăng cường, cơ sở vật
chất, trang thiết bị được đầu tư mua sắm khá đầy đủ, nhất là các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học. Các trường đều được trang bị từ 1 đến 2 phòng máy tính với mỗi phòng từ 20 đến 30 máy tính. Mỗi trường có từ 2 đến 3 máy chiếu. Đa phần các trường đều có đầy đủ các phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm, sân thể thao…phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học.
Các trường đều có thư viện với các đầu sách đáp ứng nhu cầu tham khảo, giải trí của thầy và trò. Ngoài ra các trường đều thiết kế những thư viện xanh nhằm đưa sách đến gần với các em, tạo thói quen ham đọc sách.
Hàng năm huyện đều đầu tư sửa chữa, mở rộng và nâng cấp các trường học kịp thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục đào tạo.
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng quán triệt mục tiêu xây dựng tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Để đánh giá về thực trạng quán triệt mục tiêu xây dựng TTHSTQ THCS, vai trò của việc xây dựng TTHSTQ cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 250 học sinh THCS (N = 250) của 06 trường THCS trên địa bàn huyện Phù Cát. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.6. Nhận thức của HS về vai trò của việc xây dựng TTHSTQ THCS
Mức độ cần thiết Ý kiến đánh giá (N=250)
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 2 0,8
2 15 6,0
3 60 24,0
4 173 69,2
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, phần lớn học sinh 248/250 (99,2%) nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng TTHSTQ. Trong đó, có 69,2% ý kiến cho rằng việc xây dựng TTHSTQ cho học sinh THCS là rất cần thiết. Điều này khẳng định các em đã nhận thức được vai trò quan trọng của tập thể tự quản đối
với hiệu quả học tập. Trong xã hội ngày nay, các em cần phải học tập rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Trong đó kỹ năng xây dựng tổ nhóm, kỹ năng làm việc trong tập thể là vô cùng quan trọng. Chính điều đó thúc đẩy các em có nhu cầu hình thành, rèn luyện kỹ năng xây dựng nhóm, hoạt động nhóm. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động xây dựng TTHSTQ cho học sinh THCS một cách thiết thực nhằm giúp các em có khả năng thích ứng và thích nghi tốt với những biến động của cuộc sống trong tương lai. Mở ra cơ hội, sự tự tin cho các em khi bước vào đời.
Ngoài ra, các kỹ năng khác cần được giáo viên, nhà trường tạo điều kiện, hướng dẫn để kết hợp với việc xây dựng tập thể học sinh tự quản, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS, làm nền tảng để các em tiếp tục học tập, rèn luyện trong những môi trường học tập tiếp theo và trong cuộc sống sau này của các em.
Song song với việc khảo sát nhận thức của học sinh về xây dựng TTHSTQ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng quán triệt mục tiêu xây dựng TTHSTQ THCS với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường. Kết quả thu được ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng TTHSTQ THCS
Mức độ cần thiết GVCN (N=80)
CBQL (N=18)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 0 0 0 0
2 6 7,5 0 0
3 60 75,0 15 83,3
4 14 17,5 3 16,7
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.7 cho thấy:
Qua số liệu thống kê cho thấy, 100% các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý đều thống nhất cho rằng việc xây dựng TTHSTQ là cần thiết, tuy nhiên, mức độ cần thiết được đánh giá khác nhau. Số lượng giáo viên đánh giá hoạt động xây dựng TTHSTQ là cần thiết trở lên chiếm 92,5%, còn đối với cán bộ quản
lý là 100%. Đều này cho thấy cán bộ quản lý nhà trường và các thầy cô giáo đều đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động xây dựng TTHSTQ, là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của học sinh và sự thích ứng với xã hội sau khi ra trường của học sinh.
Và qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy quan điểm về xây dựng TTHSTQ nên bắt đầu từ khối lớp nào đối với từng nhóm giáo viên khác nhau là khác nhau, biểu hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.8. Khảo sát đối tượng bắt đầu xây dựng TTHSTQ THCS
Xây dựng TTHSTQ bắt đầu từ lớp GVCN (N=80) Số lượng Tỷ lệ (%) 6 75 93,75 7 5 6,25 8 0 0 9 0 0
Như vậy, qua kết quả điều tra trên, chúng ta nhận thấy, các thầy cô giáo đều có nhận định là nên bắt đầu xây dựng TTHSTQ từ những năm đầu cấp học nhằm hướng dẫn các em đi vào nề nếp, xây dựng tập thể học sinh vững mạnh nhằm hỗ trợ GV trong các hoạt động và tăng hiệu quả giáo dục học sinh.
Qua khảo sát, số lượng các chuyên đề xây dựng TTHSTQ THCS được triển khai ở mỗi trường là khác nhau. Quy ước sự thường xuyên của việc triển khai các chuyên đề như sau: Không thực hiện tương ứng 1 điểm, thực hiện từ 1 đế 2 chuyên đề mỗi năm tương ứng 2 điểm, từ 3 đến 4 chuyên đề mỗi năm là 3 điểm, nhiều hơn 4 chuyên đề trên năm là 4 điểm, kết quả khảo sát và thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Số lượng chuyên đề xây dựng TTHSTQ THCS được triển khai hằng năm.
Số điểm GV (N=80) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 20 25,0 2 53 66,25 3 4 5,0 4 3 3,75
Trung bình là 1,87 chuyên đề trên năm. Như vậy đây không phải là số lượng chuyên đề lớn so với vai trò của nhiệm vụ xây dựng TTHSTQ THCS.
Qua kết quả nghên cứu, ta thấy tuy được đánh giá là nhiệm vụ có vai trò quan trọng đối với kết quả giáo dục, tuy nhiên sự quan tâm, nghiên cứu đối với vấn đề xây dựng TTHSTQ THCS tại các nhà trường được nghiên cứu còn thấp.
2.3.2. Thực trạng thực hiện chức năng của tập thể học sinh tự quản ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định