Đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở

1.4.1 Vai trò của đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở

Điều 16, Luật Giáo dục quy định: “CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục”

1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THCS, được quy định tại Điều 19 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT) quy định như sau:

1.4.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở

Ngoài quy định theo Điều 19 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Điều 54, Luật Giáo dục, quy định Hiệu trưởng:“Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.”.

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, được giao quyền hạn và chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý

18

chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

Hiệu trưởng là người quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

1.4.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở

Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng, thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao. Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

HIỆU TRƯỞNG

Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy trường THCS

1.4.3 Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Giáo dục phải đi trước thời đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, luôn đáp ứng nhu cầu của thời đại và dự báo về tương lai. Tác giả Phạm Minh Hạc P. HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG

TỔ CM 2

TỔ CM 1 Tổ HC Bộ phận

19

đã khẳng định: “Nói về giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh, nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ tới phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công hay ít nhất là không có thành tựu thật”.

Sự nghiệp GD&ĐT có đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hay không, một phần rất quan trọng là các cơ sở giáo dục phải hoàn thành được mục tiêu của cấp học, để thực hiện được điều đó thì vai trò của người CBQL; đặc biệt, người hiệu trưởng phải là người có đủ phẩm chất, năng lực và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

1.4.3.1 Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở

Điều 18, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn) ở cấp học đó.

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó hiệu trưởng phải đạt mức cao chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công.

1.4.3.2 Về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển giáo dục là phát triển nguồn nhân lực; trong đó, yếu tố CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng là quan trọng và rất cần thiết. Đặc biệt, vai trò của người hiệu trưởng

20

có ảnh hưởng to lớn, mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, để có những chủ trương, chính sách, biện pháp tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng, cần phải nghiên cứu, xem xét những vấn đề cơ bản nhất về nhân cách con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm rất cụ thể nói về nhân cách của người cán bộ, bao gồm: “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” mà cốt lõi của nhân cách là “Tài” và “Đức”. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Sự hài hòa giữa đức và tài chính là đặc điểm có ý nghĩa xã hội, là gốc giá trị xã hội của con người. Người cũng đã nêu 4 phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo là: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Trong 4 phẩm chất đó “Cần” có nghĩa là siêng năng trong lao động trong công việc được phân công, biết khuyến khích người khác làm tốt công việc. “Kiệm” là không lãng phí thời gian của cải của mình và của nhân dân. “Liêm” là không tham ô, luôn luôn giữ gìn của cải của công và của nhân dân. “Chính” là việc đúng dù nhỏ cũng phải làm, việc sai dù nhỏ cũng phải tránh.

Phẩm chất nhân cách là những cấu trúc tâm lý tiềm ẩn, mang chức năng định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người trong các mối quan hệ nhất định. Phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện, bộc lộ đầy đủ nhất, thông qua hoạt động của con người. Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy rằng, nhân cách của người CBQL giáo dục bao gồm 2 mặt: “phẩm chất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiện ở năng lực quản lý trường học, thông qua các chuẩn mực như: Sự thông hiểu quá trình đào tạo và việc điều khiển nó trong phạm vi trường học, năng lực tổ chức tập thể, điều hành công việc, hoạt động của nhà trường, năng lực ứng xử các tình huống sư phạm; trong đó, năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà QLGD.

Bên cạnh năng lực, người CBQL còn phải có phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác như thái độ đối với tập thể sư phạm,

21

đối với học sinh, phụ huynh; các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Như vậy, việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học, giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổng hợp những phẩm chất, nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, với tư cách là một nhà giáo dục, đồng thời là một nhà quản lý.

1.4.3.3 Về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Điều 18, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: “Mỗi trường trung học có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học”.

Nói đến chất lượng quản lý, Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa, chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính của bản chất sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của nó đối với các sự vật khác...

Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với các sự vật khác ; còn đối với giáo dục, chất lượng là trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội.

Xuất phát từ những lý do trên, có thể nhận định rằng, chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS được thể hiện ở các điểm sau:

Một là: Phẩm chất chính trị của các thành viên trong đội ngũ.

Hai là: Trình độ chuyên môn sư phạm của các thành viên trong đội ngũ. Ba là: Số lượng đội ngũ CBQL.

Bốn là: Cơ cấu đội ngũ CBQL.

22

Như vậy, đội ngũ CBQL trường THCS được đánh giá là đảm bảo chất lượng, khi có đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

1.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1.5.1 Vai trò của Phòng giáo dục và Đào tạo đối với công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Là bộ máy quản lý về giáo dục cấp huyện, phòng GD&ĐT tạo chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Sở giáo dục và đào tạo; đồng thời là cơ quan giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục ở cấp huyện và trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện. Do đó, phòng GD&ĐT có vai trò, trách nhiệm trong việc chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện việc quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thuộc thẩm quyền quản lý.

Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch CBQL trường THCS trên địa bàn huyện, trực tiếp lấy phiếu tín nhiệm các chức danh định kỳ hàng năm theo các tiêu chuẩn đã quy định, quy hoạch theo nguyên tắc một người có thể dự kiến vào nhiều chức danh, theo nhiều phương án khác nhau, đảm bảo quy hoạch vừa động, vừa mở.

Sau mỗi năm học phải rà soát lại đội ngũ CBQL trường THCS để sàng lọc, điều chỉnh, bổ sung nhân sự khi có biến động về tổ chức. Công tác quy hoạch phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; như vậy, chất lượng đội ngũ CBQL mới được nâng lên.

Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện, bố trí, sắp xếp nhân sự trong diện quy hoạch, cử đi đào tạo các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp

23

vụ, lý luận chính trị...Tuy nhiên, cần chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng với nguyên tắc tự học, tự bồi dưỡng là chính, theo chủ trương xây dựng xã hội học tập của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở nhân sự trong diện quy hoạch, cần được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, đầy đủ; khi có nhu cầu, phòng GD&ĐT lên phương án đề bạt, bổ nhiệm thông qua phòng Nội vụ để trình lãnh đạo UBND huyện phê duyệt. Đề bạt, bổ nhiệm chính xác CBQL là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Miễn nhiệm, cần được thực hiện nghiêm túc, nhằm giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn phấn đấu đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn quy định, là hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Hàng năm, với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện, phòng GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề hoạt động của các trường THCS, trong đó có các hình thức thanh, kiểm tra đột xuất và định kỳ. Qua thanh tra, kiểm tra tập trung vào công tác quản lý của hiệu trưởng, chú trọng các cuộc thanh tra hoặc kiểm tra toàn diện để đánh giá hoạt động, hiệu lực, hiêu quả của đội ngũ CBQL. Trên cơ sở đó, đánh giá được chất lượng đội ngũ CBQL, đồng thời phát hiện các nhân tố mới, bổ sung vào diện quy hoạch và loại bỏ các nhân tố kém tích cực, để sàng lọc đội ngũ CBQL một cách có hiệu quả.

1.5.2 Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1.5.2.1 Về số lượng

Phát triển đảm bảo đủ số lượng CBQL theo định biên của Bộ GD-ĐT. Mỗi trường THCS phải có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng theo mô hình của từng trường.

24

1.5.2.2. Về chất lượng

Theo quan niệm của triết học, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một người, một sự vật và phân biệt nó với người, sự vật khác.

1.5.2.3 Về cơ cấu

Phát triển đội ngũ CBQL phải đồng bộ về tuổi, giới tính, dân tộc, thêm niên quản lý, vùng miền.

Tóm lại, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm nâng cao chất lượng cho từng cá nhân CBQL, đồng thời là sự phát triển chung của CBQL về chất lượng, số lượng, cơ cấu trình độ nhằm đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

1.5.3 Nội dung công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1.5.3.1 Quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý.

Xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị là một chủ trương lớn của Đảng, góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau, gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm qua, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác cán bộ. Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X đã nêu, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Ðảng và Nhà nước ta. Trong công tác cán bộ, quy hoạch vừa là nội dung, vừa là khâu trọng yếu nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động, đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng.

25

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm bảo đảm nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Xây dựng quy hoạch thông qua việc phân tích các nhân tố: Tình hình chung về đội ngũ CBQL đương nhiệm ở địa phương do phòng GD&ĐT quản lý; CBQL đến tuổi nghỉ chế độ, cần thay thế vào thời điểm nào đó; đội ngũ kế cận hiện có và sẽ cần đến; sự mở rộng hay thu gọn số lượng trường…

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cần phải bảo đảm tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, có thể đánh giá được, mang tính khả thi, đáp ứng với mục tiêu phát triển của mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)