Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Đặc điểm về kinh tế xã hội

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số 180.382 người. Có 13 xã, thị trấn, nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện và các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tích cực thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Vì vậy kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chương trình nông thôn mới tiếp tục triển khai thực hiện gắn với việc tái cơ cấu nông nghiệp; thu ngân sách đạt khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống nhân dân cơ bản ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, văn hoá, giáo dục và giao thông đã tăng nhiều so với trước. Tổng số vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục tăng lên đáng kể .

Tuy phước là mảnh đất lưu giữ nhiều di tích với giá trị văn hoá – lịch sử vô cùng quý giá. Đến nay, những di tích văn hoá – lịch sử còn lại trên đất Tuy Phước khá đa dạng, phong phú. Tuy Phước đã có chủ trương giữ gìn và

34

khôi phục những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đấy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho địa phương. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được các cấp, ngành và nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã và đang được quan tâm giải quyết. Công tác xoá đói giảm nghèo đã được triển khai tích cực: cơ bản đã xoá hết hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3,66% (theo tiêu chí mới). Vấn đề lao động, việc làm có sự chuyển biến đáng kể. Công tác đào tạo nghề được quan tâm.

Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường và đạt chuẩn (về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ), các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng được chú trọng nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình được duy trì, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.

Sự phát triển vững mạnh, ổn định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Tuy Phước đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành giáo dục huyện nhà.

2.1.2 Đặc điểm về giáo dục

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phước lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020 ban hành ngày 13/8/2015 đã đề ra các mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, xét riêng trên lĩnh vực giáo dục, cần tập trung:

Xây dựng 49/63 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 77,7%, trong đó: Mầm non: 50%; tiểu học: 90%; trung học cơ sở: 92,9%; trung học phổ thông: 40%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: 99%.

Nghị quyết cũng đã vạch ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào

35 tạo, góp phần nâng cao nguồn nhân lực:

“Giữ vững chỉ tiêu đưa trẻ 05 tuổi ra lớp đạt 100% và 06 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập các cấp học, ngành học. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ vào hoạt động dạy và học. Phấn đấu đến năm 2020: đạt chuẩn quốc gia: mầm non: 07/14 trường (50%), tiểu học 27/30 trường (90%), THCS 13/14 trường (92,9%) và THPT 02/05 trường (40%)”

2.1.2.1 Quy mô phát triển giáo dục - đào tạo

Tính đến năm 2018, toàn huyện có 58 đơn vị trường học, trong đó: Mầm non có 14 trường: 13 công lập, 01 tư thục, 33 nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập; cấp tiểu học có 30 trường công lập; cấp THCS có 13 trường công lập; cấp THPT có 5 trường công lập và 1 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (trong đó 170 lớp đào tạo nghề cho học sinh phổ thông lớp 8, lớp 11; 3 lớp GDTX bổ túc văn hóa; 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn).

Hệ thống trường, lớp của ngành giáo dục Tuy Phước tính đến năm 2018 được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Hệ thống trường, lớp của ngành giáo dục Tuy Phước năm học 2017 – 2018

TT Cấp học Số trường Số lớp

1 Mầm non 14 262

2 Tiểu học 30 515

3 Trung học cơ sở 13 324

4 Trung học phổ thông 5 151

5 Trung tâm kỹ thuật – tổng hợp 1 178

(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Tuy Phước)

2.1.2.2 Chất lượng giáo dục

36

cách Hồ Chí Minh", gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Hàng năm, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo các cuộc vận động và phong trào thi đua, tiếp tục triển khai thực hiện phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực hiệu quả. Hưởng ứng các phong trào trên, chất lượng giáo dục ở các cấp học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng chung toàn ngành được giữ vững, chất lượng từ trung bình trở lên tăng so với năm học trước. Chất lượng phong trào mũi nhọn của giáo viên, học sinh có bước tiến rõ rệt.

Hầu hết các trường đều chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; ngoài ra, còn đặc biệt quan tâm tới học sinh yếu, kém. Bên cạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, các trường còn chú trọng công tác giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, lối sống và giáo dục truyền thống cho học sinh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa các tệ nạn xã hội thông qua hoạt động Đoàn – Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phong trào bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi được tiến hành thường xuyên; thi đua, nề nếp, kỷ cương dạy – học trong nhà trường luôn được giữ vững. Thực hiện đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là nội dung trọng tâm của hoạt động các nhà trường. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo công tác chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên từ cấp phòng đến cấp trường nhằm thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học hiện nay.

37

Phước đều nỗ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng chất lượng và xem chất lượng là thước đo hiệu quả công tác của cán bộ quản lý và giáo viên.

Bảng 2.2: Chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh phổ thông năm học 2017–2018

Chất lượng Số học sinh Hạnh kiểm Học lực Cấp học Tốt % Khá % TB % Yếu % Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % THCS 10987 72,67 24,58 2,72 0,03 17,35 35,83 42,98 3,64 0,20 THPT 6247 80,90 16,98 2,10 0,02 8,08 53,43 36,36 2,13 0 ( Nguồn: Văn phòng UBND huyện Tuy Phước)

2.1.2.3 Đội ngũ giáo viên

Song song với sự phát triển của hệ thống trường học và qui mô học sinh, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và đội ngũ cán bộ quản lý cũng được tăng cường về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng yêu cầu trước mắt của sự nghiệp phát triển giáo dục. Công tác bồi dưỡng tập trung nâng cao nhận thức về chính trị và chuyên môn.

Tính đến năm 2018, toàn ngành giáo dục huyện Tuy Phước có 2250 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: THPT: 266 GV, các đơn vị trực thuộc PGD&ĐT: 1984 (CBQL 147, GV 1643, NV 179 và PGD 15 người). Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao:

- Bậc mầm non, tỉ lệ GV đạt chuẩn 100 %; trong đó trên chuẩn 72,2 %. - Bậc tiểu học, GV đạt chuẩn 100 %; trong đó trên chuẩn 90,1 %. - Bậc THCS, GV đạt chuẩn 100%; trong đó trên chuẩn 93,4 %. - Bậc THPT, GV đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 39,4 %.

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ GV và CBQL của các trường ở huyện Tuy Phước đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng còn một số hạn

38 chế so với yêu cầu hiện nay.

2.1.2.4 Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

Để đáp ứng cho đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chuẩn về cơ sở vật chất nhằm thực hiện tiêu chí số 5 về trường học trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tuy Phước thường xuyên tham mưu với UBND huyện tăng cường đầu tư về kinh phí để xây dựng, sửa chữa các trường phổ thông mầm non trên địa bàn huyện. Tại các xã, thị trấn, Hiệu trưởng các trường tham mưu tốt với địa phương, quan tâm tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất nhà trường. Tính đến năm 2018, toàn huyện có số trường đạt chuẩn quốc gia tăng cao: 9/14 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, chiếm 64,28 %; 27/30 trường TH đạt chuẩn quốc gia, chiếm 90,0 %; 13/13 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, chiếm 100%, 3/5 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 60%.Tổng số trường đã nối mạng 100%, các phần mềm trong quản lý giáo dục được đưa vào sử dụng và khai thác triệt để. Trang thiết bị phục vụ cho thư viện ở các trường đều đạt mức tiên tiến.

Tuy nhiên, việc sử dụng, quản lý và phát huy hiệu quả của CSVC, PTDH ở các trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt công tác giảng dạy.

2.1.2.5 Những chủ trương về phát triển Giáo dục - Đào tạo của huyện Tuy Phước

UBND huyện Tuy Phước đã ban hành Quyết định số 2725/ QĐ-UBND ngày 15/6/2015 ban hành kèm theo kế hoạch thực hiện “Đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho từng cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề. Đối với giáo dục phổ thông :

39

trong đó 95% đạt trình độ trên chuẩn; 90% trường đạt chuẩn quốc gia và 85% số trường tổ chức học 2 buổi/ngày; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 1 và 50% xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 2.

Cấp Trung học cơ sở: 100% đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn, trong đó 91% đạt trình độ trên chuẩn; 92,9% trường đạt chuẩn quốc gia; giữ vững phổ cập giáo dục THCS.

Cấp Trung học phổ thông: 100% đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn, trong đó trên 21% đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ, tiến sĩ); 40% trường đạt chuẩn quốc gia; có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục bậc Trung học ở những nơi có điều kiện (15% số xã, thị trấn).

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời .

Chuẩn hóa, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, tin học, phấn đấu học sinh tốt nghiệp THPT có thể sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ và có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Kế hoạch cũng đã nhấn mạnh các nhiệm vụ giải pháp đối với phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, cụ thể:

Rà soát , đánh giá lại đội ngũ quản lý và giáo viên để sắp xếp, bố trí hợp lý đảm bảo yêu cầu sử dụng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ; nâng cao chất lượng bồi dưỡng; tăng cường công tác giáo

40

dục chính trị cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành; thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp, làm cơ sở để sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ; thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Tăng cường công tác đào tạo chuẩn hóa, nâng chuẩn; đào tạo lại đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; nâng cao tính tích cựu, chú trọng tự bồi dưỡng của từng giáo viên.

Tăng cường công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên; phấn đấu đến năm 2020, có 100% cán bộ QLGD được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, đạt tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị.

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

2.2.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tuy Phước trên 3 phương diện:

+ Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý; + Chất lượng cán bộ quản lý;

+ Cơ cấu cán bộ quản lý.

-Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định:

41

+ Quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển cán bộ quản lý.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. + Kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý.

+ Xây dựng môi trường hoạt động và tạo động lực đối với sự phát triển cán bộ quản lý.

2.2.3 Đối tượng khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát trên các nhóm đối tượng, cụ thể bao gồm: Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước: 15 người. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS: 30 người.

Tổ trưởng các tổ chuyên môn và một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong ngành: 65 người.

2.2.4 Phương pháp khảo sát

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát, điều tra viết và xử lý kết quả bằng thống kê toán học để xử lý các thông tin đang điều tra.

2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

2.3.1 Về số lượng cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)