Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS. Mỗi biện pháp nêu ra có ý nghĩa, vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng trên quan điểm lý thuyết hệ thống, các biện pháp có mối tương quan, quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Kết quả của biện pháp này sẽ tạo ra động lực, thúc đẩy thực hiện tốt các biện pháp khác.

Các biện pháp nêu trên có mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, bổ sung, có tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một hệ thống đồng bộ và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này lấy biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện để thúc đây phát triển. Do đó, khi tổ chức thực hiện các biện pháp pháp triển đội ngũ CBQL trường THCS, các cấp quản lý không nên tách bạch riêng lẻ mà cần tiến hành đồng bộ các biện pháp mới mang lại kết quả cao.

Tóm lại, trong quá trình lãnh đạo, quản lý sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện, các nhà hoạch định chính sách phát triển giáo dục phải xác định phát triển đội ngũ CBQL không thể tách rời việc thực hiện các biện pháp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp với nhau. Nếu được triển khai thực hiện một cách phù hợp, chắc chắn sẽ tạo được bước chuyển biến có tính đột phá đối với việc hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

96

3.4 Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi nhằm kiểm tra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước nêu ra có phù hợp với tình hình thực tế và có giải quyết những vấn đề tồn tại thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này hay không, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo nghiệm trên 110 người là lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)