Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

Công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện trong thời gian qua, chưa có sự chủ động, phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng ngành và trách nhiệm của cá nhân trong việc xây dựng quy hoạch.

Việc bổ nhiệm CBQL trường THCS không có quy hoạch, nên không có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể đối với những giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý. Do vậy, khi cần thiết bổ nhiệm, còn lúng túng, cũng như chưa tạo được động lực để CBQL và giáo viên có ý thức phấn đấu.

Chưa đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS và thực trạng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL của huyện, nên chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân thực trạng.

Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông kéo theo việc đổi mới về phương pháp giảng dạy; đặc biệt là việc ứng dụng về công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, chưa đem lại hiệu quả cao do sự hạn chế về năng lực và trình độ tin học của một số CBQL cao tuổi.

66

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS chưa được chú trọng thường xuyên. Kinh phí đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL chưa được các cấp quan tâm đúng mức.

Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tương đối sâu rộng, nhưng chưa huy động được tối đa nguồn lực và tiềm năng của xã hội. Một bộ phận CBQL chưa thực sự phấn đấu, chưa năng động sáng tạo và rèn luyện để hoàn thiện mình, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho giáo dục của huyện Tuy Phước còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra. Ngoài quy định của Nhà nước, huyện chưa có kinh phí hỗ trợ để động viên CBQL các trường gần trung tâm huyện đến các xã khó khăn, nên việc điều động, luân chuyển CBQL còn nhiều trở ngại.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của các trường THCS được trang bị, chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, chất lượng chưa đảm bảo, hiệu quả sử dụng thấp, nên ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBQL.

Một số CBQL trường THCS tuổi cao, năng lực hạn chế, còn nể nang trong đánh giá phân loại, chưa giải quyết hợp lý, nên có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các trường.

Do đó, để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, cần có sự nhận thức đúng đắn về công tác phát triển đội ngũ CBQL và vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, kịp thời có giải pháp khắc phục. Tạo điều kiện thuận lợi để CBQL trường THCS tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ QLGD. Phải

67

làm tốt công tác dự báo phát triển giáo dục THCS và đội ngũ CBQL trường THCS trong thời gian tới. Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS có tính khả thi. Đồng thời, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp đó. Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Đặc biệt, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng.

68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, luận văn đã phân tích thực trạng của giáo dục THCS và đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện. Trong thời gian qua, công tác giáo dục của huyện Tuy Phước đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc chú trọng phát triển đội ngũ CBQL của các trường nói chung và trường THCS trên địa bàn huyện nói riêng.

Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ CBQL của các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cho thấy:

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS còn nhiều lung túng, chưa phù hợp, chưa mang tính kế hoạch; sự bất cập về cơ cấu, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, thiếu gương mẫu, ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.

Từ thực trạng của đội ngũ CBQL các trường THCS, cần chú ý đến công tác lập kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ CBQL. Đồng thời, thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá một cách khách quan, chặt chẽ, trung thực và có những cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Kết quả khảo sát phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp ở chương 3.

69

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)