8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Xây dựng môi trường hoạt động và tạo động lực đối với sự phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý.
a. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Cùng với yếu tố quyết định của công tác đào tạo, bồi dưỡng, yếu tố tạo động lực, môi trường phát triển cho đội ngũ CBQL đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng của từng CBQL nói riêng và đội ngũ CBQL trường THCS nói chung. Biện pháp tạo động lực, môi trường phát triển nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường THCS, tạo điều kiện tốt để đội ngũ này phát triển đảm bảo chất lượng đạt chuẩn và vượt chuẩn.
Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có nêu: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, CBQL giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục...”
91
Để phát huy tốt vai trò người CBQL ở các trường THCS của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi nhận thấy ngoài chính sách, chế độ chung, cần phải có những chính sách riêng của địa phương để từng bước xây dựng môi trường hoạt động và tạo động lực đối với sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Với mục tiêu và ý nghĩa nêu trên, chúng ta thấy rằng để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phát huy năng lực, giúp họ toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp GD&ĐT, các cấp quản lý cần đảm bảo tốt chế độ chính sách nhằm giúp cho họ có những điều kiện về vật chất và tinh thần. Ngược lại, chế độ chính sách bất hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm sự phát triển của họ. Vì vậy, trong việc hoàn thiện chế độ, chính sách tạo động lực cho đội ngũ CBQL các trường THCS, cần phải quán triệt quan điểm, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, sự gương mẫu với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, công bằng, coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay.
Nội dung này gồm: Tạo động lực bên trong mỗi CBQL, tạo động lực bên ngoài, tạo môi trường làm việc cần thiết cho sự phát triển.
- Tạo động lực bên trong mỗi CBQL: Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL phát triển nhu cầu hoàn thiện mình hay còn gọi là nhu cầu tự khẳng định, chính nhu cầu tự hoàn thiện sẽ là động lực quan trọng tác động, cùng với tinh thần trách nhiệm, sẽ thúc đẩy sự phát triển mỗi cá nhân CBQL trường THCS đạt và vượt chuẩn. Có thể tạo động lực bên trong mỗi CBQL bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện để họ phấn đấu đạt các danh hiệu nhà giáo, tặng huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu thi đua, khen thưởng. Đầu tiên là công khai các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục của các danh hiệu; bước tiếp theo là CBQL đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu và cuối cùng sau thời
92
gian phấn đấu thực hiện, tổ chức đánh giá, bình xét một cách công tâm, khách quan, thực chất để khen thưởng, tôn vinh.
- Tạo động lực bên ngoài: Động lực bên ngoài quan trọng nhất tác động đến CBQL trường THCS có các chính sách đãi ngộ của Nhà nước, đây là vấn đề thiết thực trong cuộc sống, làm cho đội ngũ CBQL trường THCS yên tâm để tập trung toàn tâm, toàn ý cho công tác quản lý. Do đó, cần phải thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với ngành GD&ĐT đã ban hành về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển vùng, khen thưởng... đối với đội ngũ CBQL trường THCS. Ngoài ra, có thể bố trí CBQL tại trường nơi quê hương họ, để họ yên tâm về tư tưởng công tác, phấn đấu cống hiến hết mình để phục vụ cho q uê hương.
Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện tốt những chế độ, chính sách đã ban hành của Nhà nước, để tạo động lực cho đội ngũ CBQL trường THCS, Phòng GD&ĐT cần gắn kết quả đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng, bổ nhiệm; tạo môi trường hoạt động thuận lợi để người CBQL được rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thử sức mình như tổ chức câu lạc bộ Hiệu trưởng, câu lạc bộ ngoại ngữ, các đợt tham quan học tập giữa các trường trong và ngoài tỉnh; đồng thời, tham mưu UBND huyện Tuy Phước ban hành chính sách của huyện để kịp thời động viên, khích lệ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, trong đó, có đội ngũ CBQL trường THCS, nhất là việc tôn vinh, khen thưởng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những CBQL lập thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, CBQL ở vùng khó khăn.
- Tạo môi trường làm việc cần thiết cho sự phát triển: Cần phải tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để cho đội ngũ CBQL trường THCS có được môi trường làm việc tốt để phấn đấu hoàn thiện phẩm chất cũng như năng lực của mình. Môi
93
trường làm việc bao gồm các mối quan hệ công việc, bầu không khí làm việc trong nhà trường và CSVC, phương tiện làm việc.
+ Về xây dựng các mối quan hệ công việc và bầu không khí làm việc trong nhà trường:
Quan hệ công việc rõ ràng, phối hợp tốt giữa các CBQL và giữa CBQL với các tổ chức, cá nhân khác làm tăng hiệu quả công việc, đồng thời, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót công việc. Do đó, Phòng GD&ĐT cần phải có sự chỉ đạo các trường THCS phân công nhiệm vụ các CBQL phù hợp khả năng, sở trường, tránh trường hợp có người quá nhiều việc, trong khi người khác quá ít việc; xây dựng quy chế phối hợp công việc trong nhà trường; hàng năm, có thể luân chuyển một số công việc giữa các Phó Hiệu trưởng một cách thích hợp để tạo ra môi trường rèn luyện CBQL về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý nhà trường, để họ có thể đạt chuẩn ở mức cao hơn.
Để tạo được bầu không khí làm việc tốt, phòng GD&ĐT cần chỉ đạo các trường THCS tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, thúc đẩy xây dựng văn hóa trong trường học, xây dựng trường học thành tổ chức biết học hỏi. Môi trường văn hóa trường học lành mạnh tạo điều kiện quan trọng cho việc phát triển đội ngũ CBQL, đặc biệt là phát triển về phẩm chất đạo đức. Về phía trường THCS, cần triển khai các nội dung: bố trí công việc cho đội ngũ trong nhà trường một cách hợp lý để phát huy sức mạnh tổng hợp lớn nhất; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương -Trách nhiệm” trong nhà trường; đẩy mạnh dân chủ hoá trường học, phát huy chức năng của tổ công đoàn trong việc xây dựng tập thể vững mạnh; tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.
94
các công trình kiến trúc trên đất và các công trình phụ trợ khác; máy móc thiết bị làm việc thông tin liên lạc, thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập; phòng bộ môn, phòng thí nghiệm… giúp đội ngũ CB, GV và nhân viên của nhà trường hoạt động đạt hiệu quả.
Hiện nay, đa số các trường THCS trong toàn huyện đều có CSVC khá tốt, đảm bảo điều kiện để tổ chức dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới,... Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung, việc đầu tư thêm CSVC cho các trường THCS vẫn tiếp tục thực hiện theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Việc đầu tư CSVC cho các trường THCS trong thời gian tới cần theo định hướng sau: Quy hoạch mạng lưới trường THCS một cách hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch KT-XH của huyện; Đảm bảo diện tích đất, đầu tư CSVC của các trường đáp ứng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng thư viện điện tử để đội ngũ GV, HS khai thác thông tin; thường xuyên bổ sung các phương tiện dạy học hiện đại với số lượng ngày càng nhiều, tiến đến trang bị cố định trong từng phòng học các loại thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng thông minh; xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như nhà thi đấu đa năng, sân chơi, bãi tập,...
Các trường THCS cần rà soát và báo cáo Phòng GD&ĐT về nhu cầu cần thiết của đơn vị, phòng GD&ĐT tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư CSVC, phương tiện làm việc và trình UBND huyện phân bổ ngân sách để trang bị hàng năm, đảm bảo yêu cầu cần thiết để làm việc.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tổ chức triển khai thực hiện chế độ, chính sách kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng chế độ, đảm bảo dân chủ, công khai và khách quan. Thường xuyên động viên, khuyến khích... làm cho CBQL thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chế độ, chính sách đãi ngộ để họ yên tâm cống hiến,
95 phục vụ vì cho sự nghiệp GD-ĐT huyện nhà.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách kịp thời. Có biện pháp xử lý nghiêm túc những cá nhân, tập thể vi phạm chế độ, chính sách, kịp thời bổ sung và kiến nghị chế độ, chính sách mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.