8. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi
Bảng 2.13. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Tổng Trung bình chung Xếp hạng 4 3 2 1 1 Quy hoạch và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý 60 56 4 0 416 3.78 2 2 Tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm đủ số lượng, bổ nhiệm lại, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý
58 57 5 0 413 3.75 3
3
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý
63 54 3 0 420 3.81 1
4
Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý
55 45 10 0 375 3.41 5
5
Xây dựng môi trường hoạt động và tạo động lực đối với sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
59 48 3 0 386 3.51 4
Trung bình chung 3.65
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các ý kiến đều đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp, với điểm trung bình chung của các biện pháp là 3.65. Độ chênh lệch điểm của các biện pháp là 0.4. Điều đó khẳng định các biện
99 pháp đề xuất trong luận văn là rất khả thi.
Trong 5 biện pháp đề xuất, biện pháp “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý” được đánh giá ở mức độ khả thi nhất, với điểm trung bình là 3.81 điểm, xếp thứ 1/5 biện pháp. Biện pháp “Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý” lại cho kết quả thấp nhất trong 5 biện pháp nhưng vẫn đạt điểm trung bình là 3.41. Điều này cho thấy, việc đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL huyện Tuy Phước cần được quan tâm nhiều hơn.
Mức độ khả thi giữa các biện pháp tuy có sự chênh lệch nhưng đều được đánh giá ở số điểm tương đối cao với điểm trung bình chung là 3.65 điểm. Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao trong giai đoạn hiện nay.
100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS và khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như đã trình bày ở trên.
Các biện pháp đề xuất trên không phải là những biện pháp hoàn toàn mới đối với địa phương khác, nhưng đối với ngành giáo dục đào tạo huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là lần đầu tiên được đề cập, nghiên cứu và vận dụng để phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn huyện. Các biện pháp đề xuất trên đây khá đồng bộ và có tính ứng dụng, để thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tác động như: tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phương; chính sách phát triển giáo đục đào tạo,...
Tóm lại, tuỳ theo điều kiện địa phương, nếu chúng ta biết vận dụng linh hoạt các biện pháp đề xuất trên, chắc chắn sẽ tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1.1 Về lý luận
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) đã nhận định "Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,... Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số hrợng và cơ cẩu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát trỉển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp". Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả QLGD trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt góp phần thực hiện thành công kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục huyện Tuy Phước trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS, trước hết, cần phải thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ, năng lực của từng CBQL; từ đó, đối chiếu với các tiêu chuẩn đã được xây dựng để có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo nguồn CBQL phù hợp với quy mô phát triển trường, lớp, có đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lưc, trình độ,… khi có nhu cầu. Một yếu tố không thể thiếu đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL là có những chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng để động viên đội ngũ CBQL các nhà trường luôn yên tâm công tác và cống hiến hết mình.
102
1.2 Về thực tiễn
Thực hiện khảo sát và thống kê thực trạng, luận văn đã phân tích và làm rõ tình hình giáo dục bậc THCS của huyện Tuy Phước giai đoạn 2015-2018, nhất là thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện trong thời gian vừa qua; chỉ ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Tuy Phước.
Tác giả đã thông qua các kênh thông tin, nhất là qua các số liệu thống kê và kết quả tổng hợp phiếu hỏi, kết hợp với đặc thù tình hình phát triển KT- XH của huyện, từ đó, đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Tuy Phước dựa trên cơ sở khoa học và những điều kiện thực tiễn giáo dục của huyện. Cụ thể như sau:
Biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là vấn đề có tính then chốt. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và của ngành GD&ĐT.
Chú trọng công tác đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS trong toàn huyện, trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS trên địa bàn huyện nói riêng.
Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện là khâu cốt lõi trong công tác cán bộ của ngành GDĐT. Coi trọng việc quy hoạch cán bộ nhằm chủ động tạo nguồn cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường, đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Đổi mới và thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL các trường THCS là biện pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ. Mục đích
103
của biện pháp này nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị; nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ; phát huy được khả năng tự học, trau dồi kinh nghiệm; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, sử dụng, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL các trường THCS nhằm lựa chọn CBQL có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng để lãnh đạo và quản lý.
Chú trọng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL các trường THCS; đây là một công việc quan trọng trong phát triển đội ngũ CBQL.
Tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin nhằm tổng hợp và xử lý đồng bộ các kênh thông tin đội ngũ, hỗ trợ công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện.
Các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và có bổ sung cho nhau. Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng sẽ tạo được bước chuyển biến quan trọng, có tính đột phá, góp phần hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo hiện nay.
2. KHUYẾN NGHỊ
Qua khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS và thực trạng công tác phát triển CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị với các cấp quản lý giáo dục như sau:
104