Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

Tìm hiểu thực trạng thực hiện hoạt động TĐKT ở các trƣờng THPT, thực trạng QL hoạt động TĐKT ở các trƣờng THPT, tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động TĐKT ở các trƣờng THPT và QL những yếu tố ảnh hƣởng đến QL hoạt động TĐKT ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó, có cơ sở đề xuất các biện pháp thiết thực, hiệu quả.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Cán bộ quản lý nhà trƣờng: Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và giáo viên ở 4 trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: Trƣờng THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Trƣờng THPT Quốc học Quy Nhơn, Trƣờng THPT Hùng Vƣơng, Trƣờng THPT Nguyễn Thái Học.

2.1.4. Phương pháp điều tra, khảo sát

Trong quá trình tiến hành khảo sát, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp khảo sát nhƣ sau:

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi dành cho lãnh đạo một số NT THPT, thành viên Hội đồng TĐKT nhằm tìm hiểu những nội dung hoạt động TĐKT, thực trạng QL hoạt động TĐKT, các điều kiện đƣợc hỗ trợ, những khó khăn gặp phải và các biện pháp QL hoạt động TĐKT ở các trƣờng THPT trên địa

bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định một cách có hiệu quả.

Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động TĐ KT để ghi chép lại thực trạng thực hiện nội dung hoạt động TĐ KT ở các NT và tìm hiểu sự quan tâm của NT dành cho công tác này. Đồng thời, qua trao đổi sẽ nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của giáo viên đối với việc thực thi nhiệm vụ theo quy định.

Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia là lãnh đạo NT, thành viên Hội đồng TĐKT để đề xuất một số biện pháp QL công tác TĐKT và thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.

2.1.5. Phương pháp xử lý và phân tích kết quả

Việc phân tích số liệu khảo sát dựa trên bộ câu hỏi gồm có 5 mức độ theo thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Với giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8. Từ đó, phân tích số liệu với ý nghĩa nhƣ sau:

1.00 – 1.80: Không quan trọng/ không hiệu quả/không thƣờng xuyên 1.81 – 2.60: Ít quan trọng/ ít hiệu quả/hiếm khi

2.61 – 3.40: Bình thƣờng/thỉnh thoảng

3.41 – 4.20: Quan trọng/hiệu quả/thƣờng xuyên

4.21 – 5.00: Rất quan trọng/ rất hiệu quả/rất thƣờng xuyên

Về cách xử lý số liệu, luận văn sử dụng bộ công cụ xử lý SPSS.20 để xử lý theo tần suất phần trăm, giá trị trung bình của các nội dung đƣợc khảo sát, ...

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, ở tọa độ địa lý13003’ đến 14042’ Vĩ bắc; 108036’ đến 109022’ Kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông giáp Biển Đông.Diện tích tự nhiên: 6025 km2. Có 132 km chiều dài bờ biển; vùng lãnh hải 2.500 km2; vùng đặc quyền kinh tế 4.000 km2; có hệ thống cảng biển, sân bay; có các tuyến giao thông đƣờng bộ 1A và đƣờng sắt xuyên Việt, Quốc lộ 19 nối liền

với Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào, hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, văn hoá trong và ngoài nƣớc.

Quy Nhơn là thành phố đƣợc hình thành từ rất sớm, nơi đây là vùng đất của cƣ dân cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn.Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36′ đến 13°54′ vĩ độ Bắc, từ 109°06′ đến 109°22′ kinh độ Đông.

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý nhƣ núi (Nhƣ núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phƣờng Nhơn Phú và phƣờng Quang Trung), Bầu Lác (Phƣờng Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phƣờng Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phƣờng Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phƣơng Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao.

Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi của thành phố Quy Nhơn sẽ tạo điều kiện để phát triển về mọi mặt trong đó có GD&ĐT.

2.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg

ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

Quốc lộ 19 nối liền cảng biển quốc tế Quy Nhơn với các tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, là một trong những con đƣờng trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lƣu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài. Hiện nay tỉnh đang triển khai đầu tƣ tuyến đƣờng Sân bay Phù Cát - Khu Kinh tế Nhơn Hội, Canh Vinh (Vân Canh) - Quy Nhơn, tuyến đƣờng Quốc lộ 19 mới, tuyến đƣờng ven biển tạo điều kiện kết nối các vùng, khu kinh tế. Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn, cảng Thị Nại và Tân cảng Miền Trung, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 5 vạn tấn. Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển; với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan.

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội ở thành phố Quy Nhơn đã giúp thay đổi, xây dựng hình ảnh mới của thành phố nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung. Trên cơ sở đó, ngƣời dân có nhiều điều kiện, có nhiều sự đầu tƣ cho sự nghiệp GD&ĐT ở tỉnh nhà, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác TĐKT ở địa phƣơng.

2.2.3. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Định

2.2.3.1. Quy mô giáo dục

GD&ĐT - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực.

Toàn tỉnh Bình Định hiện nay có 54 Trƣờng THPT, 01 Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh, 11 Trung tâm GDNNGDTX, 215 trƣờng mầm non, 218 trƣờng tiểu học, 149 trƣờng trung học cơ sở, trong đó đã sáp nhập giảm 04 trƣờng mầm non công lập, 27 trƣờng tiểu học; sáp nhập 02 trƣờng tiểu học và 02 trung học cơ sở để thành lập, tinh gọn còn 02 trƣờng liên cấp tiểu học và trung học cơ sở; xây dựng trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn thành trƣờng trọng điểm chất lƣợng tỉnh giai đoạn 2016- 2020; sáp nhập trƣờng THPT số 2 An Lão và trƣờng PTDTNT An Lão thành lập Trƣờng PTDTNT THCS&THPT An Lão; thành lập Trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, Trƣờng THPT Ngô Lê Tân; sáp nhập 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thƣờng xuyên; giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, ngân sách chi thƣờng xuyên, tự chủ về số lƣợng ngƣời làm việc, nhân sự, kế hoạch hoạt động cho Trung tâm GDTX tỉnh [24].

Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 17.702 giáo viên trong đó 02 tiến sỹ, 650 thạc sỹ, 13.049 đại học, 2.192 cao đẳng, 1.809 trung cấp; có 1.330 CB QL trong đó 84 thạc sỹ, 1.179 đại học, 40 cao đẳng, 29 trung cấp”. [23]

Giáo dục THPT năm học 2019 - 2020 có số học sinh là 51.770 em; số lớp 1.326 lớp; số phòng học 1.390 phòng (trong đó: số phòng học kiên cố 1.380 phòng; tỷ lệ kiên cố hóa 99,28 %); tỷ lệ phòng 53 học/lớp đạt 1,04 phòng/lớp; số phòng học bộ môn 225 phòng; tỷ đạt 34,72 % so với nhu cầu.

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng lớp học, học sinh và CBQL&GV giai đoạn 2016 - 2020

Năm học Số lớp Số HS Số CBQL&GV 2016-2017 1336 51642 2570 2017-2018 1342 51360 2669 2018-2019 1321 51494 2626 2019-2020 1331 51770 2530 (Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định)

Trƣờng đạt chuẩn quốc gia: Bậc Mầm non: Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 65 trƣờng (trong đó: Mức độ 1: 58 trƣờng; mức độ 2: 7 trƣờng); đạt tỷ lệ 30,37%

(65/214 trƣờng). Cấp tiểu học: số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 157 trƣờng (trong đó: Mức độ 1: 126 trƣờng; mức độ 2: 31 trƣờng); đạt tỷ lệ 75,48 % (126/208 trƣờng). Cấp THCS: số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 128 trƣờng (trong đó: Mức độ 1: 121 trƣờng; mức độ 2: 7 trƣờng); đạt tỷ lệ 85,90 % (128/149 trƣờng). Cấp THPT: số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 24 trƣờng (trong đó: Mức độ 1: 24 trƣờng); đạt tỷ lệ 44,44 % (24/54 trƣờng) [24].

2.2.3.2. Chất lượng hoạt động giáo dục

Giáo dục tỉnh Bình Định đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học từ tháng 05/1998 - Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ tháng 11/2005; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ tháng 7/2004 và tiếp tục duy trì; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi từ tháng 12/2015.

Toàn tỉnh có 592 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (Mầm non: 77, Tiểu học: 99, THCS: 158, THPT: 230, giáo viên Tổng phụ trách đội giỏi: 28), có 128 giáo viên đƣợc tặng thƣởng danh hiệu Chủ nhiệm giỏi (Tiểu học: 37, THCS: 59, THPT: 32); có 05 giáo viên dạy môn Giáo dục Quốc phòng – an ninh đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc.

Phong trào TĐ dạy tốt đã tác động mạnh mẽ đến phong trào TĐ học tốt của học sinh, kết quả học sinh thi tốt nghiệp THPT khá ổn định, đạt bình quân trên 95%, tƣơng đƣơng với mặt bằng chung của toàn quốc; có 130 lƣợt học sinh đạt giải trong kỳ thi Chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp THPT quốc gia. Đặc biệt, năm học 2015-2016 có 1 học sinh đạt Huy chƣơng Bạc tại Kỳ thi Toán Olympic quốc tế đƣợc tổ chức tại Hồng Kông.

Năm học 2018-2019, có 03 học sinh đạt giải Nhất trong Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh Trung học cấp quốc gia, đƣợc Bộ GD&ĐT cử tham gia Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2019 tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, các trƣờng THPT đã“Hoàn thành việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019. Kết quả: tổng số thí sinh được công nhận tốt nghiệp: 16.150/17.386 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ: 92,89 %”. Trong năm học 2018 - 2019, cấp THPT có 23.757/52.644 học sinh, đạt tỷ lệ 45,13% (Lớp 10 có 15.357/18.704 học sinh, đạt tỷ

lệ 82,11%); cấp tiểu học có 68.733/68.90 học sinh lớp 3, 4, 5 học tiếng Anh đạt tỷ lệ: 99,75% (trong đó học tiếng Anh theo chương trình 10 năm là 50.071/ 68.903 học sinh, đạt tỷ lệ: 72,7%). Toàn tỉnh có 06 trường Tiểu học, 06 trường THCS và 08 trường THPT đã tiến hành dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên khác bằng tiếng Anh theo hình thức ngoại khóa. Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh. Kết quả có 347/ 1.201 học sinh dự thi đạt giải (09 giải nhất, 28 giải nhì, 98 giải ba và 212 giải khuyến khích) [23].

Mặt khác, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình trƣờng học mới Việt Nam (VNEN), phƣơng pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, vận dụng dạy học mỹ thuật theo phƣơng pháp mới của dự án SAEPS vào chƣơng trình hiện hành cấp tiểu học, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong QL, dạy và học, tiếp tục triển khai thực hiện sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” một cách có hiệu quả. Tiếp tục triển khai công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ giáo viên toàn ngành theo Thông tƣ số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD-ĐT. Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về QL tài chính, tài sản cho các đơn vị, nhằm tạo điều kiện chủ động điều hành hoạt động của NT.

2.2.3.3. Tình hình công tác thi đua, khen thưởng ở Trường Trung học phổ thông

Công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác TĐKT nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo NT và các cơ quan QLGD, đồng thời phát huy vai trò tiên phong gƣơng mẫu của đảng viên trong việc hƣởng ứng các phong trào TĐ yêu nƣớc trong ngành, đã khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức trong công tác TĐKT và có tác dụng nêu gƣơng, động viên CB, CC trong ngành khắc phục khó khăn, vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Phong trào toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp GD&ĐT ngày càng sâu rộng. Hoạt động khoa học, kiến tạo xây dựng xã hội học tập tiếp tục đẩy mạnh. Phong trào TĐ “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là

một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, hình thức phong phú, đa dạng. Theo Báo cáo tổng kết phong trào TĐ yêu nƣớc, công tác KT giai đoạn 2015 - 2020 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ giai đoạn 2020 – 2025: “Phong trào TĐ dạy tốt đã tác động mạnh mẽ đến phong trào TĐ học tốt của học sinh, học sinh thi tốt nghiệp THPT đạt bình quân trên 95%, tương đương với mặt bằng chung của toàn quốc; có 130 lượt học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp THPT quốc gia. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng”.

Từ năm 2016 – 2020 có 1.147 sáng kiến đƣợc công nhận cấp Sở.Trong 5 năm học qua, có 18 CB, giáo viên đƣợc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng “Lao động sáng tạo”. Các sáng kiến đã góp phần nhân rộng sáng tạo trong dạy học, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, giải quyết những yêu cầu bức xúc trong dạy - học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học, đổi mới phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)