Các biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thƣởngở các Trƣờng Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thƣởngở các Trƣờng Trung học

học phổ thông thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về TĐKT có ý nghĩa rất quan trọng có tác dụng đƣa các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, .... vào thực tiễn, đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong mọi hoạt động của NT.

Khi đƣợc quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về TĐKT sẽ góp phần quyết định đến hiệu quả thực hiện các phƣơng thức lãnh đạo cơ bản của Đảng: Bằng chủ trƣơng, đƣờng lối thông qua các nghị quyết của Đảng; bằng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; bằng nêu gƣơng; bằng tổ chức và đảng viên; bằng kiểm tra, giám sát trong công tác TĐKT. Chỉ khi làm đƣợc điều đó mới bảo đảm tính đồng bộ trong xây dựng hệ thống giáo dục, đảm bảo sự thông nhất trong mọi hoạt động và phát huy tốt nhất vai trò của ngƣời Hiệu trƣởng, CB QL trong NT.

Biện pháp này cũng trực tiếp góp phần xây dựng tập thể sƣ phạm NT vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm cao, thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao thông qua nhiều mô hình, hoạt động sáng tạo trong các phong trào TĐ của ngành, đơn vị.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Cần quán triệt nguyên tắc về tính thống nhất giữa quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về TĐKT với phƣơng châm, đƣờng lối phát triển GD&ĐT. Trên cơ sở đó, vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng, con đƣờng và các giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu của công tác TĐKT.

Khi CB, giáo viên, nhân viên trong NT đƣợc phổ biến đầy đủ về quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác TĐKT thì họ sẽ nhận thức và hành động đúng đắn, từ đó mới có kết quả và đạt đƣợc thành công.

Cũng cần chú trọng tới vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, đồng thời đề cao vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của CB, đảng viên; đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của tập thể NT khi tham gia các phong trào TĐ nhằm nâng cao công tác tuyên truyền ở NT.

Ngƣời lãnh đạo thực hiện công tác QL về TĐKT phải có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện về nội dung, cách thức của từng hoạt động thì mới triển khai có hiệu quả từng chƣơng trình, hoạt động cụ thể đên tập thể sƣ phạm trong NT. Mặt khác, sẽ giúp họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và vị trí của mình trong công tác TĐKT và QL công tác TĐKT để các hoạt động đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Trên cơ sở đó, hiệu trƣởng trƣờng THPT sẽ tham mƣu cho các cấp uỷ đảng ban hành các chỉ thị, nghị quyết về chủ trƣơng, chƣơng trình, kế hoạch và các nội dung, biện pháp cụ thể để thực hiện các văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức, tƣ tƣởng và hành động trong cấp uỷ, tổ chức Đảng và mỗi CB, đảng viên.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Trƣớc hết, phải xác định đƣợc lợi ích của các phong trào TĐ là căn cứ xuất phát cho sự KT. Do đó, phải nhất quán Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác TĐKT và QL công tác TĐKT trong hệ thống giáo dục. Phải có sự lãnh đạo chỉ đạo

đúng đắn, kịp thời làm cho công tác TĐKT phát huy vai trò to lớn của tập thể sƣ phạm trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị.

Xác định các nội dung và hình thức tuyên truyền quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về TĐKT phù hợp từng NT. Tiến hành tuyên truyền, vận động công tác TĐKT trong các cuộc họp ở nhiều cấp độ trong NT.

Mặt khác, để quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về TĐKT thì việc xây dựng đội ngũ CB các cấp trở thành một trọng tâm, là vấn đề hệ trọng quyết định đến bản chất của TĐKT trong giáo dục. Do đó, việc xác định xây dựng CB và ngƣời đứng đầu phù hợp, có năng lực QL công tác TĐKT sẽ tạo chuyển biến mới về nhận thức, đẩy lùi căn bệnh “hình thức”, “qua loa”, tạo đột phá mới cho các hoạt động của ngành.

Cấp ủy Đảng cần thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra – đánh giá, tổng kết các phong trào TĐKT, nêu điển hình, rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần chuyển biến nhận thức đối với công tác TĐKT, nhất là nhận thức về QL đối với công tác này.

Đặc biệt, phải chú ý đến việc bố trí kinh phí cho các hoạt động để tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về TĐKT để các đơn vị chủ động và có trách nhiệm thực hiện sao cho hiệu quả nhất

3.2.2. Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch thi đua, khen thưởng gắn với nhiệm vụ trọng tâm và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch công tác TĐKT gắn với nhiệm vụ trọng tâm và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay sẽ giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của tập thể; làm cho mỗi cá nhân, tập thể có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, giúp các cá nhân và tập thể nhanh chóng đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của giáo dục trong tình hình mới.

Nhƣ vậy, việc lập kế hoạch công tác TĐKT găn với các nhiệm vụ trong tâm, trọng điểm, đáp ứng xu hƣớng đổi mới của giáo dục sẽ có vai trò kịp thời khích lệ,

động viên tập thể, cá nhân trong tình hình mới, phát huy vai trò nêu gƣơng tốt để các cá nhân khác phấn đấu, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức khắc phục khuyết điểm, yếu kém, cố gắng vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và các nhiệm vụ khác đƣợc phân công.

Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch TĐKT gắn với nhiệm vụ trọng tâm và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay còn giúp khơi dậy các ý tƣởng mới, kích thích cá nhân, tập thể NT hăng say lao động sáng tạo; phát huy tối đa tài năng của mỗi ngƣời trong công tác chuyên môn. Thông qua việc lập kế hoạch các phong trào TĐ sẽ giúp ngƣời lãnh đạo và tập thể có cơ sở để phân loại đƣợc chất lƣợng, hiệu quả lao động của cá nhân, tập thể, có tiêu chí và nội dung TĐ rõ ràng, cụ thể cho từng hoạt động.

Mặt khác, biện pháp này còn giúp cá nhân ngƣời lãnh đạo chủ động trong công tác TĐKT; là cơ sở để xác định tính đúng đắn của mục tiêu của các hoạt động trong NT. Đồng thời, qua đây cũng thể hiện đƣợc tài năng, bản lĩnh và năng lực QL của ngƣời hiệu trƣởng cũng nhƣ ngƣời CB QL trong các hoạt động cụ thể, trọng tâm của ngành, của địa phƣơng.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Lập kế hoạch công tác TĐKT cần gắn với nhiệm vụ trọng tâm và yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó chú ý đến nguyên tắc chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời trong việc bình xét các danh hiệu TĐ và đề nghị các hình thức KT theo đúng quy định trong luật TĐKT.

Ngƣời hiệu trƣởng cần phải nắm rõ, kĩ về những văn bản chỉ đạo của cấp trên, có cái nhìn toàn diện, đa chiều về các hoạt động cần triển khai. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tầm nhìn của ngƣời hiệu trƣởng. Chú ý khi lập kế hoạch các phong trào TĐ phải bám sát nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phƣơng, đơn vị để làm nội dung TĐ với những hình thức phong phú, đa dạng, có tiêu chí cụ thể.

Có kế hoạch kiểm tra, giám sát và giải quyết kịp thời việc khiếu nại, tố cáo về TĐKT; lập kế hoạch sơ kết, tổng kết các phong trào TĐ và công tác KT trong NT để kịp thời biểu dƣơng, tôn vinh các điển hình tiên tiến, đồng thời đúc kết kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn ngành và trong tập thể sƣ phạm của NT.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các địa phƣơng gắn với vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan chuyên trách làm công tác TĐKT, Hội đồng TĐKT các cấp trong việc lập kế hoạch công tác TĐKT trong giai đoạn mới nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào TĐ, thực hiện hiệu quả công tác TĐKT.

Mặt khác, khi lập kế hoạch các phong trào TĐ cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, có tính định lƣợng gắn với thực hiện nhiệm vụ của NT, địa phƣơng và ngành giáo dục trên cơ sở các phong trào TĐ theo đợt, theo chuyên đề để công tác TĐKT bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả thực chất.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Trƣớc khi bƣớc vào năm học mới, BGH NT cùng Chủ tịch công Đoàn, các đồng chí trong BCH công đoàn có cuộc họp triển khai dự thảo kế hoạch năm học trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác TĐ. Trong cuộc họp đƣa ra những vấn đề liên quan đến TĐ để bàn bạc thảo luận sao cho phù hợp kế hoạch TĐ cấp trên đƣa ra, phù hợp kế hoạch của trƣờng và điều kiện thực tế của trƣờng trong năm học. Sau đó tổ chức họp tổ chuyên môn, tổ công đoàn lấy ý kiến đóng góp và điều chỉnh nếu chƣa hợp lý. Đặc biệt triển khai cho CB giáo viên công nhân viên đăng ký TĐ, đăng ký và viết sáng kiến kinh kiệm từ đầu năm học.

Mặt khác, trong hội nghị CC VC, chủ tịch công đoàn sẽ đƣa tiêu chí TĐ ra thảo luận lấy ý kiến toàn thể hội nghị. Sau khi thống nhất trong Hội nghị thì đây là cơ sở pháp lý để Ban giám hiệu NTcùng tổ chức công đoàn triển khai thực hiện công tác TĐ trong năm học. Chủ tịch công đoàn sẽ đại diện cho tập thể sƣ phạm NT ký giao ƣớc TĐ với Hiệu trƣởng NT hai bên thống nhất cách làm việc trách nhiệm của mỗi bên.

Hiệu trƣởng cùng với các thành viên trong Hội đồng TĐKT của NT phải có định hƣớng đổi mới công tác TĐKT để phong trào TĐ và công tác KT đạt hiệu quả thiết thực, thực sự trở thành động lực to lớn, thúc đẩy việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện.

CB, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác TĐKT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.

Công đoàn trƣờng cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch từ đầu năm trình chi ủy, Ban Giám hiệu NT, để từ đó tạo sự thống nhất cao trong khâu triển khai sẽ hiệu quả. Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức các phong trào TĐ kịp thời, phù hợp với các hình thức TĐ theo đợt, theo chuyên đề, TĐ thực hiện các chủ đề, chủ điểm, từ đó tạo ra phong trào TĐ thiết thực và sôi nổi trong toàn ngành, tránh phô trƣơng, hình thức, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.

Ngoài các hoạt động do cấp trên phát động, hiệu trƣởng NT cùng với Ban TĐKT phải nhạy bén trong việc lập kế hoạch công tác TĐKT, chủ động tổ chức các hoạt động, phong trào TĐ dựa trên thực tiễn của NT nhằm phát huy thế mạnh và đẩy lùi những tiêu cực trong toàn trƣờng và nhân rộng những gƣơng điển hình, tiên tiến.

3.2.3. Tổ chức, phối hợp có hiệu quả lực lượng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lƣợng để huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự nhất trí cao về nhận thức, tƣ tƣởng, thống nhất hoạt động đồng bộ nhịp nhàng của các tổ chức trong thực hiện phong trào TĐ.

Tranh thủ nguồn lực bên ngoài trong vấn đề KT TĐ đối với những giáo viên đạt thành thích tốt. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị để đƣa công tác TĐKT của NT có bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ, chống biểu hiện ganh đua, không quyết tâm, cầm chừng và coi nhẹ phong trào TĐ.

Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào TĐ ngày càng có hiệu quả, mang tính thiết thực, kịp thời KT, động viên các tập thể và cá nhân điển hình tiêu biểu trong phong trào TĐ; đồng thời, phải nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể và từng cá nhân đối với phong trào TĐ.

tiện truyền thông của đơn vị, của ngành để thực hiện tốt việc tuyên truyền những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến một cách kịp thời làm gƣơng cho mọi ngƣời noi theo, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng trong các hoạt động trong NT.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Trƣớc hết, phải tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, coi đây là yếu tố quyết định chất lƣợng và hiệu quả phong trào TĐ. Đối với đội ngũ CB chủ trì các cấp phải xác định đẩy mạnh phong trào TĐ là nhiệm vụ, chức trách của mình, phải nhận thức đúng vai trò quan trọng của TĐ, từ đó đề cao trách nhiệm, năng lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào TĐ và trong các hoạt động phối hợp các lực lƣợng tham gia các phong trào. Bản thân CB chủ trì phải gƣơng mẫu, thực sự là đầu tàu để cổ vũ, động viên, dẫn dắt tập thể NT tham gia có hiệu quả phong trào TĐ.

Đối với tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên xung kích vào những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm làm chuyển biến dứt điểm những khâu yếu, mặt yếu của đơn vị. Đối với các lực lƣợng bên ngoài NT cần tạo điều kiện và có cơ chế mở để các lực lƣợng đó có cơ hội đƣợc tham gia, đóng góp trong các phong trào TĐKT của NT.

Các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền các phong trào TĐ; dành nhiều thời gian, thời lƣợng, mở thêm chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền những thành quả của các phong trào TĐ trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội và biểu dƣơng, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Cần tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo phƣơng hƣớng, mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp và lực lƣợng tiến hành, làm cho phong trào ngày càng phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục biểu hiện tự phát, thời vụ và bệnh thành tích trong công tác TĐKT.

Xây dựng đƣợc đội ngũ CB có khả năng hoạch định, tổ chức thực thi, phối hợp trong các hoạt động TĐKT một cách cụ thể, phù hợp, đảm bảo tính công bằng,

công tâm, minh bạch trong công tác TĐKT và QL công tác này.

Thống nhất sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt các phong trào TĐ và công tác KT. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, biểu dƣơng, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiên trong mỗi phong trào TĐ. Luôn cập nhật, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác phối hợp trong hoạt động TĐKT trong NT nhằm tạo khung pháp lí, cơ chế mở, thông thoáng về QL công tác TĐKT.

3.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)