Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học cơ sở khu vực xã đảo thuộc thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường

Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức” (Nguyễn Bá Dương chủ biên, 2004) đã nêu 6 yếu tố cấu thành VHTC, cụ thể là:

- Triết lý mang lại ý nghĩa tồn tại của tổ chức và quan hệ của tổ chức đối với các CB và những người liên quan.

- Các giá trị chủ đạo mà tổ chức dựa vào đó để xác định các mục tiêu hoặc các phương tiện đạt được các mục tiêu đó.

- Chuẩn mực được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và quy định các nguyên tắc quan hệ qua lại trong tập thể.

- Các quy tắc của “trò chơi” diễn ra trong tập thể. - Bầu không khí tồn tại trong tập thể.

- Các nghi thức ứng xử, ký hiệu, dấu hiệu được sử dụng trong tổ chức. Theo Edgar Henry Schein (sinh năm 1928, giáo sư người Mỹ), VHTC bao gồm nhiều lớp tương ứng với nhiều thành phần của một thể thống nhất. Lớp bề mặt là những đồ vật, phương tiện do con người tạo ra và các mẫu hành vi. Lớp này gồm những giá trị có thể thấy được ở mức bề nổi như cách ăn mặc, bảng hiệu, khẩu hiệu, lễ hội, tập quán, thói quen, những giai thoại, nhân vật anh hùng, thần tượng… của tổ chức. Lớp tiếp theo bao gồm những giá trị cốt lõi, được diễn đạt cụ thể làm chuẩn mực và nền tảng đạo đức chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức. Lớp sâu nhất bên trong của VHTC

25

bao gồm, những giả định ngầm, những tiền đề trừu tượng về bản chất của con người, về bản chất của chân lý và hiện thực, về mối quan hệ liên nhân cách, về quan hệ với môi trường…

Cũng như VHTC nói chung, VHNT được ví như mô hình tảng băng có phần nổi và phần chìm. Phần nổi của tảng băng văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi. Phần chìm của tảng băng khó quan sát được và khó thay đổi.

Phần nổi có thể nhìn thấy như cảnh quan trường học, cảnh quan sư phạm, cách bố trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu tượng, trang phục của thầy và trò, nghi lễ, tập quán, thói quen, những giai thoại, nhân vật anh hùng, thần tượng… của nhà trường.

Còn phần chìm gồm các giá trị, nhu cầu, cảm xúc mong muốn cá nhân, thương hiệu, quyền lực và cách thức ảnh hưởng, các giả định ngầm. Giá trị cốt lõi được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một tổ chức. Nói cách khác, giá trị làm chuẩn mực và nền tảng đạo đức chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức. Có nhà trường đề cao giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng đồng trách nhiệm, và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trường đề cao các giá trị như sự trung thực, ý thức cầu thị, thái độ khiêm tốn, say mê công việc, tinh thần đồng đội, hợp tác, tính cởi mở, công khai, ý thức tổ chức kỷ luật… của các thành viên trong nhà trường.

26

Hình 1.2: Mô hình tảng băng về văn hóa nhà trường

Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà CBQL hoặc tập thể GV, HS mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Lớp sâu nhất trong VHNT là những giả định ngầm (ngầm định). Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm những tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy này

Phần nổi

- Tầm nhìn, chính sách, mục tiêu - Logo, khẩu hiệu, biểu tượng - Khung cảnh, cách bài trí lớp học - Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

-Các hoạt động văn hóa, học tập của trường..

Phần chìm

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân - Quyền lực và cách thức ảnh hưởng. - Thương hiệu

- Các giá trị

27

được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ.

VHNT còn thể hiện phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phương pháp ra quyết định, phương pháp truyền thông…

Phong cách ứng xử là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được chọn lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể GV có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa, vui nhộn hay công thức, trang trọng; có nơi mọi người nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan…

Mỗi nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Có tập thể GV làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có những tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc qua loa , hời hợt; có đội ngũ GV làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, đố kỵ.

Việc ra những quyết định trong hoạt động quản lý của nhà trường cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hóa của một tổ chức sư phạm. Có tổ chức mà ở đó người quản lý nhà trường thiên về sử dụng phương pháp độc đoán khi ra quyết định; có nhà trường việc ra quyết định dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường. Thái độ của nhà quản lý khi ra quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ văn hóa, rõ ràng là, thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm sẽ thể hiện một văn hóa khác hẳn thái độ làm việc được chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Ra quyết định trên cơ sở khoa học với sự phân tích hệ

28

thống thông tin toàn diện, đầy đủ và dựa trên các văn bản pháp lý có sự khác biệt về văn hóa so với cách ra quyết định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tùy tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý…

Cách thức truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ nhà trường hay từ nhà trường ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hóa ở một tổ chức nhà trường vì đó là cách thức giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa mọi người trong tổ chức nhà trường với nhau. Chẳng hạn, thông tin được phổ biến một cách rộng rãi cho mọi thành viên hay chỉ thu hẹp trong một bộ phận, tự coi đó là một thứ “đặc quyền”; cách truyền thông trực tiếp hay gián tiếp, theo cách áp đặt từ trên xuống hay hai chiều, dân chủ đối thoại…

Như vậy, VHNT có thể là tích cực, lành mạnh hoặc tiêu cực, không lành mạnh. VHNT bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và ở các cấp độ khác nhau. Việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành cho thấy, xây dựng hoặc thay đổi VHNT là vấn đề phức tạp, lâu dài. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý cần xác định phương pháp cụ thể và tính toán những khó khăn có thể nảy sinh trong việc xây dựng hoặc thay đổi VHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học cơ sở khu vực xã đảo thuộc thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)