Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học cơ sở khu vực xã đảo thuộc thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên và học sinh về công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường

* Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS, tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức trong nhà trường đối với công tác định hình và phát triển VHNT; cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của CBQL, GV, NV; đồng thời, chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh… trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ.

* Nội dung của biện pháp

- Tổ chức các cuộc hội thảo về công tác định hình và phát triển VHNT. Định kỳ hàng năm Hiệu trưởng tổ chức ít nhất một buổi hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHNT, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng về công tác định hình và phát triển VHNT cho CBQL, GV và HS trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời

76

những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý định hình và phát triển VHNT ở các trường THCS, những người am hiểu về đối tượng HS ở các vùng xã đảo về tâm tư, nguyện vọng, thói quen, văn hóa vùng miền... Tổ chức các cuộc tọa đàm về văn hóa học đường. Qua đó, đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

- Tuyên truyền, vận động CBQL, GV, NV và HS tích cực tham gia công tác định hình và phát triển VHNT thông qua các phong trào thi đua, như: phong trào thi đua dạy tốt – học tốt; xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp…

- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đi đôi với việc thực hiện chế độ, chính sách phù hợp. Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL, xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của CB, GV, NV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

- Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CBQL, GV, NV, HS khi tham gia công việc.

- Bằng hành động cụ thể, Hiệu trưởng thể hiện uy tín của mình và tạo điều kiện cho CB, GV thể hiện uy tín của họ về chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp; khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để GV phát triển tối đa khả năng của họ; khuyến khích GV tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; tạo điều kiện để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân; tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác định hình và phát triển VHNT xác định là công tác thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm mà cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện; phải có sự ủng hộ của Chi bộ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cả về chủ trương và cơ sở vật chất.

77

- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỷ luật cao.

- Hiệu trưởng phải gương mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, giữa Hiệu trưởng và GV, NV, giữa thầy cô giáo và HS, giữa nhà trường với gia đình HS cũng như với cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học cơ sở khu vực xã đảo thuộc thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)