7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80 km về hướng Tây, phía Bắc giáp huyện An Lão, phía Nam giáp huyện Tây Sơn, phía Đông giáp huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân, phía Tây giáp huyện KBang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Địa hình rất phức tạp, phần lớn đất đai thuộc đồi núi, mức độ chia cắt mạnh bởi những dòng suối chỉ có nước về mùa mưa, đây là vùng chịu ảnh hưởng khí hậu, thời tiết, đất đai, văn hóa, tập quán sinh sống của cả vùng Tây
52
Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ.
Tổng diện tích đất tự nhiên 72.251,25 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10.023,86 ha, chiếm 13,87%; đất lâm nghiệp 45.985,22 ha, chiếm 63,65%; đất chuyên dụng 1.117,09 ha chiếm 0,15%; đất chưa sử dụng 11.853,88 ha; đất khu dân cư 270,37 ha và một số diện tích đất chuyên dụng chủ yếu sử dụng cho mục đích giao thông, thuỷ lợi, đất sông suối, mặt nước; đất khai thác vật liệu xây dựng và khoáng sản; đất chuyên dùng khác…
Tổng dân số khoảng hơn 33.000 người với 9.399 hộ, trong đó dân tộc Kinh 6.896 hộ với 23.253 nhân khẩu, chiếm 70,43%; dân tộc thiểu số 2.503 hộ với 9.762 nhân khẩu, chiếm 29,57%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 50,34% (dân tộc thiểu số chiếm 17,33%), gồm có 8.809 hộ với 31.050 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số có 2.480 hộ với 9.704 nhân khẩu thuộc phạm vi thụ hưởng Chương trình 135.
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện nghèo của cả nước, được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, huyện Vĩnh Thạnh có 9 đơn vị hành chính với 59 thôn làng, đa phần các thôn đều là đặc biệt khó khăn.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại và dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Thu ngân sách hàng năng thấp, đa số phải dựa vào sự hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống của một bộ phận người dân có thu nhập thấp, đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 30a của Chính phủ được triển khai thực hiện tại các huyện nghèo đã thổi luồng gió mới vào đời sống của người dân huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Vĩnh Thạnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm
53
nghèo với phương châm “Tập trung huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở miền núi”. Những công trình lớn như Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, thủy điện Định Bình, thủy điện Trà Xom, hồ thủy lợi Định Bình và hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi phục vụ dân sinh được đầu tư xây dựng đã tạo thêm sức bật mới, sức mạnh mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ sở hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất được tăng cường, nhiều mô hình sản xuất mới tiên tiến, hiệu quả được triển khai và nhân rộng; năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng cao. Đời sống vật chất tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, diện mạo nông thôn miền núi của huyện có nhiều đổi thay.
- Một số kết quả đạt được trong năm 2018
+ Tổng giá trị sản xuất tăng 14,7% (Nghị quyết HĐND huyện 14,5%).
Trong đó nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8% (Nghị quyết 8%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 43,7% (Nghị quyết 23,4%); thương mại - dịch vụ và du lịch tăng 19,3% (Nghị quyết 19,2%).
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49,48% (Nghị quyết 49,81%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,09% (Nghị quyết 6,94%); thương mại - dịch vụ chiếm 42,43% (Nghị quyết 43,25%).
+ Thu nhập bình quân đầu người 24,049 triệu đồng/năm (Nghị quyết 23,377 triệu đồng).
+ Tổng thu ngân sách nhà nước 416.566 triệu đồng (Nghị quyết 217.756 triệu đồng), trong đó thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp 92.280 triệu đồng (Nghị quyết 65.910 triệu đồng).
+ Tổng chi ngân sách nhà nước 414.866 triệu đồng (Nghị quyết 217.756 triệu đồng).
54
+ Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 100.457 triệu đồng (Nghị quyết 92.134 triệu đồng).
+ Sản lượng lương thực có hạt 15.235,4 tấn (Nghị quyết 16.023,2 tấn). + Bình quân lương thực đầu người 522,6 kg/năm (Nghị quyết 549,6 kg/năm).
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 13,48% (Nghị quyết 13,5%).
+ Tỷ lệ xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế 100% (Nghị quyết 88,8%).
+ Tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia 46,4% (Nghị quyết 46,4%).
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 44,33% (Nghị quyết 46%).
+ Giải quyết việc làm mới 720 lao động (Nghị quyết 700 lao động).
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề so với tổng số lao động 41% (Nghị quyết 39%).
+ Tỷ lệ thôn, làng công nhận danh hiệu văn hóa 64,4% (Nghị quyết 54%). + Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 97% (Nghị quyết 96%). + Tỷ lệ hộ dân dùng điện sinh hoạt 99% (Nghị quyết 99%).
+ Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 72% (Nghị quyết 71,5%).