8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu, cơ sở pháp lí, tiêu chuẩn xây dựng
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.3.2.1. Tầm quan trọng
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, giai đoạn chuẩn bị cho trẻ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục
19
đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Các văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục mầm non.
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trường mầm non, đến nay đã ban hành Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 thay thế Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 , đây là mô hình tổng thể của trường mầm non mới để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện. Các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là căn cứ để chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cho giáo dục mầm non; để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng xã hội phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nhà trường theo hướng hiện đại.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục, các trường mầm non và của toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn nữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tóm lại, không chỉ các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục thì đều quan tâm đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Các bậc cha mẹ thường mong muốn con mình được học ở trường có điều kiện vật chất thuận lợi, có một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có môi trường giáo dục lành mạnh và tất cả những yêu cầu đó sẽ được đáp ứng ở trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
1.3.2.2. Ý nghĩa
Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia quyết định giá trị xã hội của nhà trường, làm cho nhà trường có uy tín, có vị thế và được Đảng, Nhà nước, nhân dân, phụ huynh tin tưởng giao phó thế hệ trẻ cho nhà trường.
20
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được học ở môi trường tốt, có điều kiện phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
1.3.2.3. Mục liêu
Thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” trong xây dựng hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý và đội ngũ giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo tiền đề cho ngành giáo dục phát triển toàn diện góp phần xây dựng Nông thôn mới và đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương. [17]
1.3.2.4. Cơ sở pháp lí của việc xây dựng và quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
Dựa vào các cơ sở pháp lí của việc xây dựng và quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như sau:
Luật giáo dục năm 2019 (- Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019)
Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
Quyết định số 04/TVBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015 của Bộ BD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non.
Thông tư 19/2012/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non
21
hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non.
Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi cho Giáo dục mầm non.
1.3.2.5. Tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Quy định trong Thông tư số 19/2018 /TT-BGDĐT ngày 22/8/2018). Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện. Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triên của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, ta thấy ở hai mức độ đều có các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non mức 1 bao gồm 5 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường có 10 tiêu chí
+ Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
+ Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
+ Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chc khác trong nhà trường
+ Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
+ Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo + Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản + Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
22
+ Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục + Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
+ Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
+ Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng + Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
+ Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
+ Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
+ Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
+ Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị + Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
+ Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
+ Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
+ Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
+ Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường;
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ + Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
+ Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ + Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
+ Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non mức 2: Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 2 ngoài việc đảm bảo các quy định ở mức độ 1 (Mục 1) còn phải đạt các quy định của 5 tiêu chuẩn như sau:
23
Cả 10 tiêu chí (tiêu chí 1.1-1.10) như nêu ở mức 1, đều có chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Cả 03 tiêu chí (tiêu chí 2.1-2.3) như nêu ở mức 1, đều có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Có 05 tiêu chí (tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.5, 3.6) như nêu ở mức 1, có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Có 02 tiêu chí (tiêu chí 4.1, 4.2) như nêu ở mức 1, có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Cả 04 tiêu chí (tiêu chí 5.1-5.4) như nêu ở mức 1, có 1-3 chỉ số/1 tiêu chí có chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
1.4. HIỆU TRƯỞNG VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG