KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuyển quốc gia trên địa bàn huyện đăk glong, tỉnh đăk nông (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK

đề ra các biện pháp nhằm đạt được các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt CQG trong giai đoạn 2019 - 2021.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK

GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội huyện Đăk Glong

Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đăk Nông. Đời sống nhân dân chủ yếu là nương rẩy nên gặp nhiều khó khăn. KT-XH chậm phát triển, có 56,25% thuộc diện hộ nghèo. Trong những năm gần đây, KT-XH của huyện đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng, đóng góp ngân sách nhà nước ước đạt 37,745 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng ước đạt 16,9 triệu đồng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên, hạ tầng giao thông đường nhựa hóa đến trung tâm đạt 78,4%; 100% xã có điện lưới và có 91,8% số thôn bon có điện lưới quốc gia, số hộ được sử

33

dụng điện đạt 86%. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển dịch sang sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện KT-XH của huyện còn thấp. [16].

2.1.2. Tình hình giáo dục ở huyện Đắk Glong

Sau 14 năm xây dựng và phát triển, kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực, giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:

Cuối năm học 2018-2019, toàn huyện có 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến THCS, có 42 cơ sở giáo dục công lập gồm: 16 trường mầm non và mẫu giáo (công lập và ngoài công lập), 15 trường tiểu học (2 trường có lớp nhô THCS), 08 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trường PTDTNT THCS-THPT), được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục – xóa mù chữ mức độ 1 vào năm 2009, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (1 trường TH, 1 trường Mầm non), hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên từng bước ổn định.

* Quy mô trường lớp, học sinh

Bảng 2.1 Quy mô số lượng trường, lớp, học sinh huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Bậc học Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Số trường Số lớp Số học sinh Số trường Số lớp Số học sinh Số trường Số lớp Số học sinh Nhà trẻ 0 0 0 1 1 16 1 1 32 Mầm non, Mẫu giáo 15 119 3.883 16 145 4.520 16 154 4.522 Tiểu học 15 272 8.256 15 282 8.656 15 283 8.799 THCS 8 06 3.602 8 107 3.987 8 122 4.538 THPT 2 25 857 2 26 885 2 26 906 PTDTNT THCS-THPT 1 7 177 1 7 177 1 7 184

34

* Chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGD-ĐT, của SGD&ĐT, của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo huyện tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, HS có đạo đức, tác phong, ý thức trong việc tham gia các phong trào, tham gia các hoạt động xã hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia các hội thi, kỳ thi học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng, cụ thể qua các bảng biểu như ở phụ lục 1:

2.1.3. Thực trạng giáo dục mầm non huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

2.2.3.1.Mạng lưới trường lớp và tình hình phát triển giáo dục mầm non:

- Quy mô phát triển GDMN công lập

Bảng 2.2 Quy mô phát triển GDMN công lập qua các năm học

Nội dung Năm học

2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 1. Số trường 13 13 13 2. Số lớp 100 131 136

3. TS trẻ ra lớp trong toàn huyện 3.162 4.085 3.974

- TS trẻ DTTS 2.068 2.595 2.568

- TS trẻ nhà trẻ ra lớp 35 35 20

- Tỷ lệ (%) trẻ nhà trẻ ra lớp 3,4 3,8 5,2 - TS trẻ mẫu giáo ra lớp 3.577 4.050 3.954 - Tỷ lệ (%) trẻ mẫu giáo ra lớp 80,3 84,3 - TS trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 1.609 1.898 1.933 - Tỷ lệ (%) trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra

lớp 98,7 95,6 95,7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong)

35

Bảng 2.3 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ qua các năm học

Nội dung Năm học

2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 1. Tổng số trẻ được ăn bán trú 1.689 1.922 2.029 2. Số lớp bán trú 45 55 67 3. Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú 53,41 47,05 51,05

4. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng:

- Thể nhẹ cân: 176 204 199

+ Tỷ lệ: 5,56 5,0 5,0

- Thể thấp còi 182 198 196

+ Tỷ lệ: 5,75 4,8 4,9

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong)

Năm học 2018 - 2019, toàn ngành có 13 trường mầm non công lập, 03 trường tư thục, chia đều cho 07 xã (mỗi phường xã có 01 đến 02 trường mầm non, riêng xã Quảng Sơn có 01 trường tiểu học trong đó có nhô dưới mầm non) với 154 lớp học ( trong đó công lập 136 lớp, tư thục 18 lớp) và 4.522 trẻ (trong đó: trẻ nhà trẻ 81/1.555 cháu, trẻ mẫu giáo 4.441/5269 cháu), trẻ công lập ở trường công lập là 3.994 cháu . Như vậy, có số lượng trung bình là: 29,4 trẻ/lớp. Số học sinh dân tộc: 2.685 trẻ (trong đó trẻ nhà trẻ 02 cháu, trẻ mẫu giáo là 2.683 cháu),

Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến lớp đạt 84,3%; trẻ nhà trẻ đạt 5,2% Số học sinh khuyết tật học hoà nhập: 0. Ngành đã phối hợp với CMHS, các ban, ngành, hội, đoàn thể và các xã, phường tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ cao; hoàn thành chương trình mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1 là 1.856/2.019 (tỷ lệ 91,9%), 100% số trẻ đến lớp đều hoàn thành chương trình lớp mẫu giáo theo quy định của Bộ GD- ĐT

Các trường đã thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, trong đó nhiều trường chú ý nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm góp phần vào việc giúp trẻ phát triển toàn diện.

36

2.2.3.2. Tình hình cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên

Năm học 2018 – 2019, tổng số cán bộ, giáo viên mầm non trong toàn huyện là 305 người, trong đó: CBQL: 33 người (13 hiệu trưởng, 20 phó hiệu trưởng), giáo viên đứng lớp: 272 người: nhà trẻ 05 người, giáo viên mẫu giáo 267 người; 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 116 người (đạt tỷ lệ 42,64%). ( Theo TT19, Điều 13. tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%). Đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường tiếp tục được bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần đoàn kết, có kinh nghiệm và luôn học hỏi đáp ứng yêu cầu đổi mới. Phong trào tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp của các trường được duy trì tổ chức với số lượng giáo viên tham gia ngày càng nhiều và chất lượng đạt ngày càng cao.

Hằng năm, Huyện đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, giáo viên theo chuẩn đánh giá viên chức, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp.

Bảng 2.4 Kết quả xếp loại theo chuẩn cán bộ, giáo viên mầm non

Đối tượng Tổng số

Kết quả xếp loại theo chuẩn

Xuất sắc Khá Trung bình

SL TL SL TL SL TL

CBQL 33 19 57,57 14 42,43 00

Giáo viên 272 67 24,54 145 53,5 60 21,96

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glong)

Các trường tổ chức đánh giá xếp loại nghiêm túc, bài bản, đánh giá đúng thực chất chất lượng và đúng theo quy định của các bộ chuẩn mà các Bộ đã ban hành. (Theo TT19, Điều 13. tiêu chuẩn 2: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn).

37

Số giáo viên được xếp loại từ khá trở lên đạt 78,04%, số giáo viên xếp loại trung bình chiếm 21,96%.

2.2.3.3. Cơ sở vật chất trường mầm non

Bảng 2.5 Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị ĐDDC

Nội dung Năm

2015 2016 2017 2018 2019

Kinh phí đầu tư xây

dựng cơ bản (triệu đồng) 30.035 29.967 28.589 31.135 29.407

Kinh phí mua sắm trang

thiết bị (triệu đồng) 3.468 3.543 3,604 3.253 3.465

Kinh phí xây dựng cơ

bản (triệu đồng) 12.213 11.980 11.879 12.705 11.306 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glong)

Từ năm 2005 đến nay, ngành GD huyện Đăk Glong , được quan tâm đầu tư về CSVC xây dựng, sửa chữa các công trình cơ bản cho các trường học với tổng kinh phí hơn 588 tỷ đồng và mua sắm trang thiết bị hơn 52,5 tỷ. Trong đó, GDMN xây dựng được 163 phòng học kiên cố và bán kiên cố có công trình vệ sinh khép kín, 10 nhà bếp, 13 công trình vệ sinh, 02 công trình chức năng, 03 nhà hiệu bộ. Hiện nay, tất cả các trường thuộc bậc mầm non của huyện Đăk Glong đã đảm bảo đủ số phòng học tương ứng với số lớp hiện có. Tuy nhiên số phòng học cấp 4 vẫn còn nhiều. Hầu hết các trường chưa có phòng chức năng so với yêu cầu cần phải có của trường chuẩn quốc gia. Nhiều trường mầm non sân chơi ít đồ chơi, các loại thiết bị đồ dừng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy học chưa phong phú và giáo dục còn thiếu thốn, nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện. Cần phải tập trung kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường đầu tư CSVC trường học mầm non mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục mầm non trong thời kì CNH - HĐH đất nước.

38

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.2.1. Mục tiêu khảo sát 2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:

- Hiệu trưởng với việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.6 Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng

STT Đối tượng Số lượng Ghi chú

1 CBQL 33

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và cán bộ quản lý phòng Giáo dục và đào tạo 2 Giáo viên 100 Các trường mầm non trên địa bàn

huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và nghiên cứu hồ sơ. Để thu thập thông tin, tác giả xây dựng bộ công cụ điều tra khảo sát là các bộ phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi xung quanh các vấn đề về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.

2.2.5. Xử lý số liệu khảo sát

Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính

39

excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm như sau:

* Công thức tính điểm trung bình

Trong đó:

- : Điểm trung bình

- : Tổng số của một phương án trả lời trong một câu - : Tổng số phiếu khảo sát

* Công thức tính tỷ lệ %

Trong đó:

- m: số lượng khách thể trả lời theo từng phương án - M: Tổng số khách thể nghiên cứu tham gia trả lời

2.2.6. Tổng kết đánh giá thực trạng

Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong luận văn quy định điểm như sau:

- Điểm 4: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng - Điểm 3: Quan trọng/ Thường xuyên/ ảnh hưởng

- Điểm 2: Ít quan trọng / Ít thường xuyên/ Ít ảnh hưởng

- Điểm 1: Không quan trọng/ Không thường xuyên/ Không ảnh hưởng

Bảng 2.7 Ý nghĩa giá trị trung bình Điểm trung

bình Ý nghĩa

1,00 - 1,49 Không quan trọng/ Không thường xuyên/ Không ảnh hưởng 1,50 - 2,49 Ít quan trọng / Ít thường xuyên/ Ít ảnh hưởng

2,50 - 3,49 Quan trọng/ Thường xuyên/ ảnh hưởng

40

2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

Sau ngày thành lập huyện năm 2005, là thời gian áp dụng Quyết định 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, để thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian đầu chia tách huyện điều kiện kinh tế ngân sách, KT-XH còn nhiều khó khăn vất vả, khi mới chia tách ra chỉ mới được 01 trường mẫu giáo duy nhất, đó là trường mẫu giáo Hoa Hồng. Huyện Đảng bộ xác định nhiệm kỳ đầu tiên giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn hình thành và phát triển về số lượng trường, lớp, số lượng học sinh. Và đã phát triển được 8/8 trường mầm non, mẫu giáo công lập.

Giai đoạn, nhiệm kỳ 2010-2015 là giai đoạn tiếp tục phát triển số lượng, chất lượng và khởi đầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glong đã xem việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. UBND huyện Đăk Glong đã thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện lộ trình này theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ.

Giai đoạn này áp dụng Thông tư 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Ngành GD&ĐT huyện và các trường xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc mầm non. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia ở huyện Đăk Glong còn chậm, kết quả là phát triển được thêm 02 trường mẫu giáo, công nhận được 1/10 trường đạt 10% so tổng số trường mầm non trên toàn huyện.

Năm 2005 khi mới thành lập, huyện chỉ có 01 trường ở 01 xã trung tâm huyện với 07 lớp, 06 xã còn lại có 11 lớp với 277 cháu. Qua 14 năm, hình thành, xây dựng và phát triển huyện Đăk Glong. Đến nay năm 2018, ngành tiếp tục thực hiện theo Thông tư 19/TT- GDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đối với trường

41

mầm non. Đội ngũ CBQL trường mầm non đạt chuẩn đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương phát triển nâng tổng số lên 13 trường mầm non, mẫu giáo công lập, số lượng học sinh tăng lên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuyển quốc gia trên địa bàn huyện đăk glong, tỉnh đăk nông (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)