8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Biện pháp 7: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp
Nhằm tăng cường năng lực huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội, ủng hộ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện phương châm kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đoàn thể, tổ chức quần chúng để kết hợp cùng chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, chung sức phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Tăng cường năng lực huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội ở địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng, củng cố và phát triển công tác phối hợp các lực lượng xã hội, tham gia XHH giáo dục trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường khi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải hiểu chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của từng lực lượng xã hội, có quan hệ tốt với các lực lượng xã hội đó và biết làm việc với đối tác; phải có năng lực tổ chức và chỉ đạo, xây dựng hình thành tổ chức, tập hợp các lực lượng quần chúng thành sức mạnh có tổ chức, có năng lực tổ chức thực hiện, tổ chức công việc, tổ chức các phong trào quần chúng. Hiệu trưởng phải có năng lực nắm bắt đối tác về tiềm năng, về điểm mạnh, điểm yếu, phát hiện những đối tác mới. Trên cơ sở hiểu biết công việc, hiệu trưởng biết tìm người, sử dụng người, sắp xếp lực lượng nhằm thực hiện
73 nhiệm vụ có hiệu quả cao.
Hiệu trưởng thực hiện đúng chức năng quản lý, phải có năng lực quản lý và nắm chắc nghiệp vụ quản lý, có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bản chất XHH công tác giáo dục, cần tránh và uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức về XHH giáo dục; phải có quan điểm quần chúng thật sâu sắc, có năng lực vận động quần chúng, phát huy được ý thức tự giác, làm chủ, chủ động và sức sáng tạo của quần chúng.
Hiệu trưởng phải biết cụ thể hóa chủ trương một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tế nhiều mặt ở địa phương, đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả thiết thực của các hoạt động; đồng thời cụ thể hóa chủ trương trên những quan điểm cơ bản về XHH giáo dục: giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, giáo dục là của dân, do dân và vì dân, giáo dục gắn với cộng đồng.
Hiệu trưởng phải động viên cán bộ, giáo viên hăng hái tham gia vào quản lý các công việc chung của nhà trường, vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động trong nhà trường về tất cả các mặt; tạo điều kiện để mọi thành viên trong trường được nắm bắt thông tin, được tham gia thảo luận, bàn bạc, phê bình, chất vấn, góp ý kiến, được làm, được kiểm tra các công việc chung. Năng động và sáng tạo vươn ra bên ngoài để phát hiện nhu cầu, phát hiện các tiềm năng, tìm kiếm và tranh thủ đối tác.
Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Quản lý tốt công việc nhà trường, từ công tác tư tưởng, nhân sự, chuyên môn, tài chính đơn vị, mọi mặt công tác trong nhà trường. Hình thành được hệ thống các mối quan hệ giữa các bộ phận của các lực lượng xã hội.
74