8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
Kiểm tra đánh giá công tác xây dựng trường CQG đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp nhất quán với kế hoạch, mục tiêu xây dựng trường CQG đã xây dựng. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:
Sử dụng các tiêu chí đánh giá trong bộ Chuẩn - Trường chuẩn quốc gia làm thước đo cho mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong trường khi thực hiện.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cấp thiết. ví dụ: Kiểm tra việc dạy học của giáo viên học sinh , kiểm tra việc học tập nâng cao trình độ của CBGV trong trường, kiếm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đã được phân công cụ thể cho từng cá nhân tổ chức.
27
đang thực hiện, sử dụng phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến cán bộ giáo viên, học sinh những người trực tiếp tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kiểm tra một số nội dung cụ thể sau:
Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những tiêu chuẩn, tiêu chí mà mỗi cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện đạt được so với qui định; tiêu chí nào chưa đạt để có kế hoạch bổ sung nhằm cải thiện chất lượng theo chuẩn ở các giai đoạn tiếp theo. Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời và bám sát vào yêu cầu của bộ tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Trên cơ sở đó xác định được thực trạng công việc đã tiến hành để điều chỉnh quá trình thực hiện cho đúng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thông qua việc kiểm tra phải hoàn thiện được hệ thống minh chứng về sản phẩm hoạt động và điều kiện của nhà trường so với tiêu chuẩn để lập hồ sơ báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét công nhận trường chuẩn quốc gia đúng qui định.