8. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Công tác hoạch định để đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm thiếu tập trung, thiếu quyết liệt, đầu tư còn dàn trải.
- Một số Hiệu trưởng còn thụ động trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, chưa nhận thức được việc thực hiện nhiệm vụ này là rất gần gũi và thiết thực. Chưa tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp các ngành về xây dựng CSVC song hiệu quả chưa cao, chưa tuyên truyền sâu rộng về chủ trương cũng như lợi ích xây dựng trường chuẩn mang tính khả thi cao.
- Tình hình KT - XH toàn tỉnh nói chung và huyện Đăk Glong nói riêng trong những năm qua có phát triển nhưng chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số do đó nguồn lực từ huy động đóng góp của cha mẹ học sinh thì ít ỏi.
Tiểu kết chương 2
Ở chương 2, chúng tôi đã đề cập tới điều kiện tự nhiên và KT-XH, tình hình phát giáo dục và GDMN, thực trạng quản lý việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đăk Glong - tỉnh Đăk Nông.
Nhìn chung, việc xây dựng trường mầm non đạt chẩn quốc gia ở huyện Đăk Glong - tỉnh Đăk Nông, theo khảo sát ở công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và công tác kiểm tra đánh giá chỉ đạt mức độ trung bình.
Kết quả khảo sát qua điều tra và qua phỏng vấn đã phản ánh thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các trường mầm non huyện Đăk Glong hiện nay. Đánh giá đúng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của thực trạng là cơ sở vững chắc để nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Glong ở chương 3.
52
CHƯƠNG 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG