Miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Miêu tả hành động nhân vật

Đặc trưng trước hết phải nói đến về con người Tây Nguyên là những con người ít nói và thiên về hành động. Có lẽ cuộc sống giữa núi rừng đại ngàn, quanh năm làm bạn với mảnh rẫy, cánh rừng, con suối lặng thầm nên con người cũng vậy. Họ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình cũng chủ yếu bằng hành động, nghĩ sao làm vậy. Hành động không chỉ là phương châm sống, lối sống mà đã trở thành văn hóa của người Tây Nguyên.

Trong sinh hoạt hằng ngày, lúc “ăn năm uống tháng” hay khi buôn làng có người mất đi không ai bảo ai, mọi người trong làng đều tự nguyện đến giúp chủ nhà một tay. Điều đó đã trở thành lẽ sống, đạo đức, văn hóa. Vì vậy, ta

không ngạc nhiên khi thấy trai gái làng hồ hởi đến giúp chuẩn bị lễ ăn năm uống tháng nhà Ma Thin: “Các chàng trai cô gái đã sửa soạn cho nhà ông thêm rực rỡ. Con trai lo sửa lại sạp nhà, hiên nhà, cột đâm trâu. Các cô gái lo kiếm củi, giã gạo, hái lá chuối để gói cơm... Kẻ mang lá nhét ché rượu bước lên, người khiên nồi bung đi múc nước ” [19, 197].

Y Thoa là chàng trai Ê Đê chất phác, thật thà nhưng mang sẵn trong mình sự cứng cỏi, cương trực của người anh hùng vì vậy mà chánh tổng Y Sô không ưa anh mới tìm cách đẩy anh vào tù. Nhưng chính nhà tù lại là nơi giúp cho Y Thoa gặp các anh tù chính trị Nguyễn Lợi và Hồ Thu để từ đó mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc đời anh. Y Thoa đã nhận ra rằng: muốn chiến thắng thằng Tây thì phải cứng cỏi, có bản lĩnh hơn cả thép kia và dám đấu tranh để đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi bờ cõi đất nước. Đây là mốc son quan trọng đưa Y Thoa đến với cách mạng sau này.

Hành động được miêu tả kĩ và ấn tượng nhất là cảnh Y Thoa đánh hổ: “Y

Thoa liền ngồi xuống ngay con hổ nhảy chụp nhưng qua mất. Mất đà con hổ rơi xuống vũng nước bọt nước tung lên trắng xóa... Y Thoa biết chàng cọp đã bị động rồi hắn không thể làm gì hơn... Anh sẵn sàng một mình chống lại chàng hổ này. Con hổ vừa bước lên bờ thì vừa gặp cú đá của Y Thoa chỉ có rú lên một tiếng nghe rợn cả núi sông” [20, 11].

Hành động đó làm nổi bật bản lĩnh, vẻ đẹp của người anh hùng Y Thoa. Hay lúc Y Rin một mình chiến đấu với đàn chim Gơ- rứ khiến người đọc liên tưởng đến hành động dũng mãnh của những Đam San, Xinh Nhã trong sử thi: “Anh nhảy ra ngoài hiên nghênh chiến. Tay trái cầm khiên, tay phải cầm

đao bén lấp loáng như chớp tháng ba. Anh đứng hiên ngang giữa hiên. Mỗi lần lũ chim lính lao tới, anh múa khiên, khiên xoáy tạo ra một luồng gió như bão tố gạt chúng đi. Anh vừa múa khiên vừa lia đao… lũ chim rớt xuống đất như mùa phát cỏ tranh” [21, 140- 141].

Người đọc càng không thể nào quên hành động dũng cảm, kiên cường của nữ cán bộ cách mạng- Hờ Giang khi cô hiên ngang trước mặt bọn biệt kích Mỹ với ánh mắt như ngàn mũi tên bay về phía lũ bán nước, bất chấp cái chết đang đến gần: “Hờ Giang thì cứ đứng hiên ngang, tay ôm chặt đứa con,

đôi môi mím lại và hai con mắt trừng trừng nhìn tên biệt kích” [24, 854].

Có thể nói đối với nhân vật anh hùng, nhất là người anh hùng Tây Nguyên thì mọi phẩm chất đều thể hiện qua hành động. Nếu người anh hùng hành động để bảo vệ chính nghĩa, buôn làng thì các nhân vật phản diện tha hóa, qua hành động được miêu tả cũng giúp bản chất của chúng lộ diện rõ hơn. Ta có thể thấy bản chất háo sắc, đê hèn của chánh tổng Y Sô khi hắn mò vào nhà Hơ Linh:

Hắn đi một vòng lắng nghe động tĩnh… Y Sô đứng dưới chân cầu thang, cố kiễng chân để ngó vào... không lùi lại, một tay vịn cột lên xuống và hai chân Y Sô rất nhẹ, đặt chân lên cầu thang... hắn ngồi ngay ở cạnh cửa. Y Sô ngồi đó và run mà nhớ lại những câu ca dao trong bản trường ca khi một chàng trai đến với người yêu của mình, nếu người yêu mình đang ngủ đừng để người đó giật mình... “Không, ta không làm như thế” hai bàn tay của hắn chạm vào người Hơ Linh [19, 87].

Nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi- ê- rông từng nói “Mọi phẩm chất của

đức hạnh là ở trong hành động”. Câu nói đó càng có ý nghĩa và đúng đắn hơn

trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng. Hành động của nhân vật là căn cứ tốt nhất để làm nổi bật tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)