Thời gian lịch sử tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 62 - 63)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thời gian lịch sử tuyến tính

Có thể nhận thấy một điều rằng, những tác phẩm đặc sắc viết về Tây Nguyên như Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh)… đều có tính chất của một tác phẩm ký, yếu tố sự thực đời sống là chất liệu quan trọng nhất để xây dựng nên những tác phẩm này. Điều đó đã chi phối việc tổ chức thời gian theo trình tự sự kiện xảy ra với tính lôgic của nó. Thời gian trong các tác phẩm trên thiên về thời gian tuyến tính, vẫn có sự giao thoa giữa các chiều thời gian, nhưng chủ yếu các sự kiện xảy ra theo trình tự của thời gian thực tế.

Tiểu thuyết Y Điêng chủ yếu viết về lịch sử dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, trong tiểu thuyết của ông, ta bắt gặp những mốc thời gian lịch sử chính xác như một minh chứng chân xác về “những năm tháng không thể nào quên” của dân tộc.

Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, thời gian xuất hiện với tần số cao đã cho người đọc thấy được cuộc sống của người dân vùng đồi cỏ Sông Hinh nói riêng và của Tây Nguyên nói chung đã sống như thế nào từ khi Pháp còn đô hộ đến khi Nhật đảo chính Pháp và con người Sông Hinh đã trưởng thành, đứng dậy đi theo cách mạng để giải phóng cho bản thân mình. Trong tác phẩm ta bắt gặp rất nhiều những mốc thời gian cụ thể, chính xác như: “Mùa

hè 1942” [19, 168], “Tháng ba năm 1945. Mùa mưa đến rồi, mưa từng đợt”

[19, 279], “Trong những ngày đầu tháng ba năm một nghìn chín trăm bốn lăm cả nước sục sôi khí thế cách mạng, chống phát xít Nhật và chuẩn bị cho ngày lịch sử mới thì ở vùng vừa nghèo vừa cứng cổ này vẫn lì như tảng đá trước làng” [20, 6], “mùa tháng ba năm bốn bốn, bọn Tây mời các tổng trong Tỉnh, ngoài chánh phó tổng chúng còn mời các nghệ nhân các miền đến thị xã Buôn Ma Thuột... biểu diễn các tiết mục mình thạo nhất cho chúng xem” [20,

Sông Hinh không có chính quyền thuộc về ai cả” [20, 44], “mùa hè nắng oi ả

nhường cho mùa thu năm 1945” [20, 95], “hôm đó vào giữa trưa một ngày

cuối tháng tám năm 1945” [20, 98], “tháng chín năm một ngàn chín trăm bốn

mươi lăm” [20, 154], “1947. Anh em đã sống với buôn làng hơn một

năm trời” [20, 234]…

Trong Hờ Giang, thời gian câu chuyện trải dài theo sự trưởng thành của Hờ Giang từ khi còn là cô bé nhỏ xíu, lớn lên theo chị Hơ Yông, Hơ Tang vào rừng lấy củi và lần đầu tiên gặp các anh chiến sĩ cách mạng đến khi lấy chồng, trở thành bí thư xã cùng buôn làng đấu tranh chống giặc và chết hiên ngang trước họng súng của kẻ thù. Vì vậy, thời gian câu chuyện cũng là quá trình trưởng thành và giác ngộ đi theo cách mạng của nhân vật chính: “Mùa hè năm một ngàn chín trăm năm mươi lăm” [24, 605], “Mùa lúa rẫy năm một

ngàn chín trăm năm mươi tám” [24, 633], “Mùa đông năm một nghìn chín

trăm sáu mươi” [24, 701]…

Trong Trung đội người Bah Nar, thời gian tuyến tính một lần nữa được tác giả sử dụng rất nhiều. Bắt đầu từ việc làng Đê Ka đón Trung đội người Bah Nar về cùng chiến đấu và sản xuất. Từ đó nảy sinh tình cảm giữa dân làng Đê Ka và đặc biệt là của các cô gái với các chiến sĩ trong trung đội. Được lệnh cấp trên, trung đội chia tay với dân làng đi giải phóng những vùng đất mới. Trung đội nhận nhiệm vụ phối hợp với đồng bào các buôn Gia Rá, Phê Prí tiến hành đấu tranh chống bọn Mĩ Ngụy và thu được chiến thắng bước đầu.

Việc sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian chính xác đã có giá trị to lớn trong việc phản ánh hiện thực, tăng tính thuyết phục đối với người đọc và giá trị tư tưởng cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)