Giọng điệu cảm thương, xót xa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 89 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa

Tiểu thuyết Y Điêng chủ yếu viết về mảnh đất và con người Tây Nguyên trong những năm tháng đất nước và Tây Nguyên đang rên xiết dưới gót giày của thực dân đế quốc vì vậy bên cạnh giọng ngợi ca những nhân vật anh hùng còn có giọng cảm thương, xót xa cho những người dân bé nhỏ là nạn nhân của chế độ, xã hội đương thời.

Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, mí con Hơ Linh là những nhân vật nhỏ bé chịu nhiều bất hạnh nhất nên những câu văn xót xa và đẫm nước mắt nhất Y Điêng dành cho mẹ con người đàn bà tội nghiệp này. Y Điêng miêu tả cảnh mí Hơ Linh bị trói đưa đi uống rượu thử ma lai qua sự xót xa của một bà cụ trong buôn dành cho mí Hơ Linh:

Bà cụ nhìn cháu rồi chảy nước mắt... người với người như thế làm sao nói cho cây cỏ nghe được? Bà không dám nhìn người đàn bà góa bụa mang gông bị người ta dắt đi như trâu bò. Bà úp mặt vào tấm cửa đan bằng tre, tấm cửa không che kín được. Bà đã từng trải, chính mắt bà nhìn thấy người ta ép người khô mà họ gọi là ma lai uống rượu. Người uống thua cuộc, vừa thả cần thì tên cầm dây giật ngược về phía sau. Khi người làm chứng bên thua cuộc giữ dây lại và hứa mọi thứ được thực hiện như lời cam kết thì họ mới buông dây và trả ngược lại [19, 240- 241].

Trong cuộc đời mỗi người không gì đau đớn hơn khi bị người khác vu khống, đổ tội cho mình mà lại là tội giết người trong khi không một ai có thể đứng ra bào chữa hộ được. Mí Hơ Linh đã rơi vào hoàn cảnh đó. Mẹ con bà bị vu có ma lai nhưng ma lai là gì bà không biết nó ra sao nhưng người ta vẫn cứ gán cho mẹ con bà. Đau đớn, bất lực quá, bà đã bật lên tiếng kêu xé lòng:

- Trời ơi! Vùng đồi cỏ ơi, sao lại đối xử với tôi thế này…

người nghèo có chỗ đậu nắng. Như thế ta không thể ở lại vùng đồi cỏ này [19, 67].

Mí Tô xót xa cho mí Hơ Linh khi nghe Hơ Linh nói mẹ mình ốm nặng từ bữa uống rượu thử ma lai: “Người có uống rượu được đâu... Tội nghiệp bà quá. Cũng tại mình nghèo đấy cháu ạ. Mình không khác gì cây mọc bên đường đi, ai đi qua lại cũng chặt một nhát dao, bẻ một cành lá” [19, 263].

Thậm chí đến lúc chết, cái nghèo cũng không buông tha mí con Hơ Linh. Bà chết nhưng nhà nghèo quá lấy gì làm ma cho bà đây? Vì vậy, ai cũng ngậm ngùi, xót xa cho mẹ con Hơ Linh: “Mọi người ngồi đó đều

ngậm ngùi, nghèo gì mà nghèo quá vậy. Một con gà bới đường cho con đi cũng không có nữa giúp đỡ nhau. Nhà mả của mí Hơ Linh làm theo ý của Hơ Linh là chôn xong đập nồi niêu luôn cho bà luôn. Như thế, mí Hơ Linh chết chỉ lo làm ma hết có một con heo của gia đình Mí Thin và một con bò của gia đình Mí Tô” [19, 278].

Tác giả còn xót xa hơn khi miêu tả nỗi đau của ma Hơ Ninh và mí Hơ Ninh khi biết tin đứa con gái duy nhất, xinh như hoa của mình trúng đạn của của giặc qua đời “Ông quỵ trước, bà đổ như cây chuối cuối mùa. Không nghe

tiếng khóc hai người, cái tiếng khóc nó không thoát ra được” [19, 242].

Người kể chuyện như đắm chìm vào những cảm xúc, xót xa cho nhân vật của mình, nỗi băn khoăn khôn tả, nỗi đau đớn khôn cùng, sự bơ vơ của con người trước bao ngang trái của cuộc đời khiến câu chữ như trĩu nặng, chất chứa tâm trạng của con người trong bao nỗi đớn đau, day dứt khôn nguôi.

Là người lớn lên giữa tình yêu của buôn làng với những con người nghèo khổ quanh năm mà cái đói, miếng ăn; những hủ tục; bọn quan lại địa phương ức hiếp luôn là nỗi ám ảnh đeo bám họ, vì vậy hơn ai hết, Y Điêng hiểu và đồng cảm với những con người quê mình. Do đó, ta thấy những nhân vật bé nhỏ hiện lên trong tiểu thuyết Y Điêng dù nghèo khổ nhưng họ đẹp từ

ngoại hình đến tâm hồn, nhân cách. Phải chăng đây là cách tác giả bày tỏ tình yêu, sự trân trọng của mình đối với những người con của Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)