Miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 39 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Miêu tả tâm lý nhân vật

Xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết không chỉ đơn thuần cho người đọc thấy được ngoại hình, ngôn ngữ, hành động nhân vật mà quan trọng hơn là hơn là nói được phần sâu kín trong tâm hồn con người. Nói như L.N.Tolstoy: “Mục đích chính của nghệ thuật là phát biểu các sự thật về tâm hồn con người, nói lên những bí ẩn mà nó không diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”.

Trong các nhân vật của Y Điêng, Hờ Giang là nhân vật được miêu tả nội tâm rõ nhất nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của con người cộng đồng, người anh hùng của buôn làng. Từ khi còn nhỏ, sau lần gặp chú Ma Đoan và các anh bộ đội đêm về trời đổ mưa Hờ Giang không ngủ được vì lo cho chú Ma Đoan và các anh bộ đội trong rừng: “Mưa càng to giọt mưa từ cái đuôi mái nhà rơi lộp

độp, nghĩ đến chú Ma Đoan và các anh ở ngoài rừng, bụng em se lại. Không biết trời tối thế này các chú và các anh có tìm thấy chòi rẫy cũ của buôn này không” [24, 617]; “Cái bụng Hờ Giang thương chú Ma Đoan và các anh đầy ăm ắp. Không biết đêm nay chú và các anh có yên giấc không? Chú ơi! Hai mẹ con cháu không ngủ và cả buôn làng lớn bằng này cũng vậy” [24, 620].

Hờ Giang- người con ưu tú của buôn làng, làm bí thư xã nhưng chính chồng của mình theo biệt kích nên khi biết được tin này, Hờ Giang nghe như sét đánh ngang tai, tâm trạng rối bời, không còn đủ sức để nghĩ và tìm cách nào giải quyết:

Suốt đêm Hờ Giang không tài nào chợp mắt... Nhìn con côi cút chị lại khóc... Càng nghĩ về con chị lại càng khóc, từ khi biết tin chồng chị làm biệt kích Mỹ mới có một hôm mà người chị gầy đi nhiều. Cái mặt tròn trĩnh của hôm qua nay không còn, nó hốc hác hẳn, chị già đi nhiều. Bây giờ chị chỉ mong làm thế nào cho trời mau sáng mà về Huyện ủy gặp anh Ma Đoan, nhờ anh Ma Đoan và các đồng chí trong Huyện ủy giúp đỡ [24, 843].

Trong Trung đội người Bah Nar, Siu Nay và các chiến sĩ cùng đơn vị ai

cũng mang đầy tâm trạng, lưu luyến khi phải rời làng Đê Ka- nơi chứa đựng bao nhiêu kỉ niệm đẹp đẽ và có người con gái mình yêu:

Các chiến sĩ ai ai cũng ngùi ngùi, nhớ những chiếc nhà xinh xắn, các lán trại đứng chui chủi đó cũng là một sợi dây giữ chân anh em. Bịn rịn quá chừng… Ai ai cũng muốn rờ rẫm lại sạp nhà, sân trại và cả con suối nhỏ kia cứ reo không ngừng nghỉ… Suốt đêm hôm đó, không chỉ có một mình anh Siu Nay trăn trở khó ngủ, nhiều chiến sĩ cũng vậy… Từ nay anh sẽ không thấy hình dáng, không còn nghe tiếng nói, tiếng cười của các cô gái làng Đê Ka, nhất là hình ảnh cô Xuân. Không biết sẽ như thế nào khi anh xa rồi. Anh chàng nào sẽ đến chòi cao đánh đàn t’rưng? Anh chàng ấy chắc chắn sẽ được nhiều hạnh phúc [22, 94- 95].

Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, Y Điêng rất tinh tế khi miêu tả tâm

lý của người con gái mới lớn lần đầu đứng cạnh người mình yêu: “Sao mà bối

gần Y Thoa, Hơ Linh thấy chân tay của mình cứng lại… Hơ Linh cứ luýnh quýnh hoài” [19, 48- 49].

Nếu lần đầu đứng cạnh người yêu khiến cô bối rối thì lần gặp lại người yêu sau bốn năm xa cách Hơ Linh chỉ biết khóc, nghẹn ngào không nói nên lời: “Tiếng khóc của Hơ Linh không phải khóc thảm thương, cũng không phải

tiếng khóc giận dữ. Trong tiếng khóc có tiếng nấc của cái mừng không biết nói, không biết cười như thế nào...” [19, 301].

Không chỉ nhân vật anh hùng, nhân vật chính diện được miêu tả tâm lí mà ngay cả nhân vật phản diện như Y Sô cũng có đời sống nội tâm đầy bi kịch. Y Sô lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi Y Thoa- kẻ bị hắn vô cớ đẩy vào tù sắp mãn hạn về làng:

Sau cái buổi lễ đón trống về nhà, Y Sô có chút ít thay đổi, mọi người thấy y như cái trống bị chùng hẳn hoi... Ý tưởng cho Y Thoa đi tù, vu cho mẹ con Hơ Linh có ma lai và đem bán cho một làng ở xa xôi, tưởng là ổn cả. Cái chuyện y phạm vào tập quán cũng không còn tiếng tăm gì nữa. Y Sô ngại nhất với tình hình trời đất gần đây sẽ bị vợ chồng Hơ Linh và Y Thoa tố cáo, luật dân gian sẽ trừng trị y.

Luật dân gian ác liệt lắm, có chuyện giữa họ hàng với nhau mà trai gái thì thôi, ngoài của cải làng phạt và bắt người phải bò bằng chân cùng tiến về máng heo mà ăn [20, 32- 33].

Hắn càng lo sợ hơn khi ông Tây- cái sợi dây mà hắn bám víu lâu nay để cai trị dân làng đã không còn nữa khi Nhật hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương:

Y Sô cúi mặt suy nghĩ, cái sợi dây mình níu lâu nay, đã không còn nữa. Từ hôm đó, Y Sô ngồi lì trong nhà mình. Hết đi ra đi vào lại lên bộ phản nằm nghỉ, nhưng nằm đâu có yên, đôi mắt của y hết ngó trần nhà, lại ngó các cột to, nhìn chiêng treo ché buộc, trống

to, thế là nước mắt cứ chảy ra, nhìn Y Sô lúc này như gầy hẳn lại

[20, 47]

Y Sô không hiểu điều gì đang xảy ra với ông Tây của hắn:

Từ sáng giờ Y Sô hết nằm rồi ngồi dậy và lo lắng… Mọi người thấy ở y hình như có việc gì y chưa làm xong thì phải. Y Sô nhớ lại hôm trước thực dân Pháp to lù lù như con voi thế mà đùng một cái ngã gục xuống không có tiếng kêu. Phát xít Nhật Y Sô mới thấy hồi đầu năm. Chúng nó giống như người mình tóc đen, da vàng nhưng lại mang cái tiếng phát xít Y Sô không tài nào hiểu được [20, 66].

Bằng việc miêu tả nội tâm, Y Điêng đã góp phần vạch trần bản chất tham lam, háo sắc, tráo trở nhưng hèn nhát của Y Sô nhưng ngược lại nó lại tô đậm vẻ đẹp cho nhân vật anh hùng- những người con tiêu biểu cho buôn làng, con người Tây Nguyên.

Tiểu kết

“Văn học là nhân học” nhận định của Gorky đã nhấn mạnh vai trò của

con người trong tác phẩm văn học. Con người là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của nghệ thuật. Có lẽ không nơi nào trên mảnh đất với năm mươi tư dân tộc anh em này vẻ đẹp và tính cách con người được bộc lộ rõ như mảnh đất Tây Nguyên. Phải chăng chính vẻ đẹp thơ mộng của núi sông và cuộc sống lao động vất vả đã hun đúc nên bản lĩnh, tính cách con người nơi đây? Con người trong tiểu thuyết Y Điêng là con người cộng đồng, con người với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhưng giàu chất nghệ sĩ. Tuy vậy, bên cạnh những con người với bản tính tốt đẹp ấy còn có những con người bị tha hóa đi ngược lại truyền thống, luật tục tốt đẹp của người Tây Nguyên. Nhưng tựu trung trong tiểu thuyết Y Điêng là bức tranh toàn cảnh về con người Tây Nguyên với những nhân vật đẹp cả về ngoại hình lẫn tính cách như những bông hoa kơ tinh, hoa aring, như những cây lim, cây trắc đẹp đẽ, vững chãi

Trong tiểu thuyết Y Điêng có thể chưa có những nhân vật, tính cách điển hình để trở thành tâm điểm, nhiều nhân vật còn giống nhau về cách miêu tả ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động nhưng Y Điêng đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn của con người Tây Nguyên. Dù có những nhân vật phản diện, tha hóa nhưng không vì thế mà người đọc có ấn tượng xấu về con người Tây Nguyên mà ngược lại chính tỉ lệ ít ỏi của kiểu nhân vật này như một sự khẳng định không bàn cãi về con người của xứ sở đất đỏ bazan- đó là những con người sống vì mọi người, chất phác, nghĩa tình nồng thắm như màu đất đỏ không phai, giàu chất nghệ sĩ như bát rượu cần sóng sánh làm say đắm lòng người tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của con người nơi đây.

Chương 2

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)