Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 50 - 61)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Không gian sinh hoạt

2.1.2.1. Không gian sinh hoạt cá nhân

Nói đến không gian sinh hoạt cá nhân không thể không nói đến ngôi nhà. Đó là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nuôi ta lớn lên và chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn với những người ta thương yêu nhất. Tuy nhiên, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc khác nhau có cách thiết kế ngôi nhà cũng khác nhau. Với người Ê Đê, ngôi nhà của họ có cách bố trí khá giống nhau. Y Điêng miêu tả không gian nhà Ma Soa cũng là không gian quen thuộc, đặc trưng trong từng

Nhà ông Ma Soa không lớn lắm, đếm được mười hai cái cột kể cả hiên mái hai đầu. Nhà cửa thu xếp khá gọn ghẽ. Dọc theo phên phía đông ông chủ nhà buộc những ché rượu ngay đầu nằm của hai ông bà, có một chum rượu to, nước tráng men màu nâu đậm óng ánh... Tiếp theo là những chiếc ché rượu ít giá trị hơn, càng về phòng ngoài buộc những ché rượu trơn, đất nung màu xám. Dọc theo phên phía tây, đầu tiên là gian để bát đĩa, nồi cơm, sau đó là nơi để bầu nước. Những chiếc bầu đen nhánh thấy mà mát rượi. Kế tiếp là một tấm ván dài làm cây lim hồng tươi, phía trong để một cái trống chiều cao của nó ngang đầu trẻ vừa tròn mười [24, 608].

Đối với gia đình nghèo như mẹ con Hơ Linh, không gian ngôi nhà của họ nhỏ bé, thê thảm đến tội nghiệp: “Chiếc nhà sàn này chặt hết bốn cột vừa

đủ một người mang. Ngoài ra không có gì hết” [19, 233], “nhà của Hơ Linh

đứng nép sau một cái nhà lớn. Nói nhà chứ cũng không bằng chòi rẫy của người ta” [19, 300]. Căn nhà nhỏ bé này khiến ta nhớ đến căn nhà ọp ẹp của

vợ chồng chị Dậu trong Tắt đèn: “Nếp nhà tranh lủn củn núp dưới rặng tre là

ngà, lặng lẽ úp lấy khu đất dề thành và kín đáo náu trong một con xóm cuối làng Đông Xá, đứng xa ngó lại, có thể lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro, đó là nhà của Nguyễn Văn Dậu”.

Căn nhà mí con Hơ Linh dù nhỏ bé nhưng ấm áp vì có những người mình thương yêu hằng ngày vun vén cho hạnh phúc gia đình. Cũng căn nhà này đã bao ngày che mưa che nắng cho hai mẹ con Hơ Linh nhưng khi nghe ma Hơ Linh bị bọn cai đánh, căn nhà bỗng trở nên lạnh lẽo lạ thường: “Khi chưa nghe tin ông ma Hơ Linh bị ốm cái nhà còn ấm áp. Nay hai mí con đụng phải cái gì cũng thấy lạnh ngắt. Hai mí con ôm nhau mà vẫn thấy lạnh” [19, 31]. Căn nhà này trái ngược với căn nhà to lớn, giàu có của chánh

con mới sinh… có chiêng treo, trống dựng, ché buộc, dưới sàn chật những trâu bò” [19, 8]. Hai không gian trái ngược vẽ ra hai hoàn cảnh, số phận khác

nhau của chủ nhân căn nhà.

Ngôi nhà- đó không chỉ là nơi giữ lửa cho hạnh phúc gia đình mà còn là nơi nhen nhóm những hạnh phúc cho trai gái trong làng, nơi họ vừa lao động, vừa trao cho nhau những lời ca, tiếng sáo ngọt ngào, yêu thương:

Đêm nay, trên hiên nhà Ma Lý, các cô tập trung kéo chỉ. Tiếng guồng chỉ quay đều đều nghe như thác nước reo. Dưới ánh trăng những cánh tay đưa lên đưa xuống, dang ra rồi quặt lại đều đặn và lặp đi lặp lại như những cánh tay của các nàng tiên trong một câu chuyện cổ tích nào đó. Trong nhà, dưới ngọn lửa dầu chai, các cô gái ngồi bật bông. Tiếng bật bông nghe “phình phịch” nhịp nhàng… có những chàng trai chưa kịp sửa soạn thì sẵn cây sáo hay chiếc đàn môi bằng đồng hòa tiếng đàn, tiếng sáo cùng guồng chỉ, tiếng bật bông khi xa khi gần nhịp nhàng [19, 22].

Không gian sinh hoạt cá nhân còn gắn liền với không gian lao động sản xuất của từng gia đình. Đó là mảnh rẫy, chòi canh rẫy của mỗi gia đình Ê Đê- nơi cho họ cái ăn, cái mặc: “Kia là rẫy của mí con Hơ Linh. Hàng chuối non

xanh, non vì mới được tắm nắng và mưa đầu mùa. Nương của hai mí con không có bàn tay đàn ông vẫn hết sức vuông vức như đúc trong khuôn” [19,

107], “Chòi rẫy của hai vợ chồng Y Thoa, ban đêm trông như một con vật khổng lồ đang dẫn con đi trong đêm. Rẫy vợ chồng anh dựng tới hai cái chòi mà một chòi lớn, chòi nhỏ kế nhau, một cái chứa lúa và chòi cao giữ rẫy

đêm” [19, 123]. Hay không gian nương rẫy đẹp đến nao lòng trong Trung đội

người Bah Nar :

“Hễ cứ vừa sáng là nắng đến ngay. Nắng trải trên núi cao rừng già cây xanh, trải xuống ngọn đồi cây thưa và đầy cỏ non

xanh dịu. Cái nắng trải đều không bỏ sót một miếng nương cao, một khoảnh rẫy thấp. Nương nào trỉa sớm đã gặt lúa, trên miếng nương đó chỉ còn lại rạ đổi màu xám nhẹ. Rạ ngã là để lối cho dây bí tròn, mướp lùn bò gần kín mặt đất, ra những màu hoa vàng và liền đó là các chồi non cũng chen mọc lên. Chung quanh vìa rẫy dây đậu cườm cũng xanh non ra hoa vàng” [22, 5-6]

Trong Ba anh em, Y Nguyên trên đường đi tìm vùng đất mới đã đi qua một khu rừng và bắt gặp rẫy của Y Khăm. Cái rẫy xanh mơn mởn đủ biết người chủ của nó siêng năng và giỏi giang thế nào: “Anh ra khỏi khu rừng thì

hiện ra một cái rẫy, lúa đang tuổi con gái xanh mơn mởn và bắp đã lác đác từng cây lá vàng” [21, 69].

Tác phẩm Hờ Giang nói về người nữ chiến sĩ cách mạng cùng tên dù chồng cô bỏ theo biệt kích Mỹ cô vẫn một lòng theo Đảng vừa nuôi con và làm rẫy. Chỉ nhìn miếng rẫy của cô thôi đủ biết Hờ Giang đã vất vả lắm mới có được thành quả thế này: “Ngoài nương lúa cây lúa đang mơn mởn, cây bắp vàng lá cũng đang cõng những đứa con, những đứa con mập mạp. Cái chòi rẫy dựng sát vỉa rừng thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng nứa nổ, nhất là những lúc trời nắng như thế này” [24, 853]. Có thể nói qua không gian nương rẫy

toát lên vẻ đẹp của mảnh đất ba dan và sự vất vả, chịu thương chịu khó của con người nơi đây.

Không gian sinh hoạt cá nhân còn gắn liền với không gian tâm lý của nhân vật. Vì mỗi nhân vật có cách suy nghĩ, cảm xúc riêng và một miền kí ức mà không một người nào khác có được. Nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng không chỉ sống trong hiện tại mà luôn suy tư, nhớ về quá khứ nơi gắn liền với những hạnh phúc, kí ức tươi đẹp của họ. Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, mí Hơ Linh khi nghĩ về người chồng của mình bà có thể nhớ vanh vách những nơi chồng bà đã in bóng lên đó dù chỉ là kỉ niệm về những

điều rất đỗi giản dị: “Bà đi đến chỗ nào cũng hình dung bóng dáng của người chồng. Chỗ này ông hút thuốc, chỗ kia ông tra cán rựa. Và chính ở đây đã nhắc bà phải nhổ cho sạch giống cỏ gai nếu không nhổ hết chúng mọc nhanh lắm” [19, 34].

Nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng thường nhớ về qua khứ. Những người lính trong Trung đội người Bah Nar đầy tâm trạng, lưu luyến khi phải xa ngôi làng Đê Ka, những cảnh vật, con người đã gắn bó máu thịt lâu nay:

Các chiến sĩ ai ai cũng ngùi ngùi, nhớ những chiếc nhà xinh xắn, các lán trại đứng chui chủi đó cũng là một sợi dây giữ chân anh em. Bịn rịn quá chừng… Ai ai cũng muốn rờ rẫm lại sạp nhà, sân trại và cả con suối nhỏ kia cứ reo không ngừng nghỉ… Từ nay anh sẽ không thấy hình dáng, không còn nghe tiếng nói, tiếng cười của các cô gái làng Đê Ka [22, 94- 95].

Phi Ôm, người trung đội trưởng của đơn vị cũng không nỡ rời xa buôn làng khi những kỉ niệm về buôn làng, con suối, người thân và nhất là người vợ Hơ Ninh cứ lởn vởn trong đầu anh: “Nhưng rồi những hình ảnh buôn làng, của núi, con suối, người thân nó lại hiện lên trước mặt anh. Mới năm nào, anh còn tung tăng chạy theo chân cha mẹ lên nương, anh tập đánh đàn t’rưng trên chòi cao. Chính tiếng đàn t’rưng của anh làm cho cô Hơ Ninh chú ý lắng nghe” [22, 36- 37].

Trong Hờ Giang, Hơ Yông và Hơ Tang là những chiến sĩ cách mạng tiên phong của làng nhưng khi phải xa làng, trong lòng hai chị đầy cảm xúc, nhung nhớ: “Cái làng nhỏ bé, nghèo nàn và lòng người ở nơi đây có một cái

gì ràng buộc họ, lưu luyến. Bao giờ được thấy lại con đường đi múc nước, nơi

đổ kiến vàng. Bao giờ được đi lấy củi với Hờ Giang?” [24, 694], “Các chị

cũng không muốn rời cái làng nhỏ bé này đâu. Dù là một cái làng xấu xí đến đâu, quên làm sao được những sáng lên nương, chiều dệt vải, thêu khố. Cái

Tiểu thuyết Y Điêng nói riêng và văn học Tây Nguyên nói chung tuy ít đề cập đến không gian sinh hoạt cá nhân nhưng không gian ấy đã góp phần không nhỏ trong việc tô đậm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật.

2.1.2.2. Không gian sinh hoạt cộng đồng

Nói đến người Tây Nguyên trước hết phải nói đó là những con người cộng đồng. Điều gì làm nên tính cách và tinh thần cộng đồng ấy? Phải chăng trước hết là do không gian sinh hoạt cộng đồng mà từ khi một đứa trẻ vừa mới chào đời đã được nuôi dưỡng trong không gian ấy.

Đối với người Tây Nguyên, ngoài căn nhà của mình thì buôn làng là nơi gắn bó máu thịt tạo nên nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Buôn làng của người Tây Nguyên có cách tổ chức và sắp xếp không giống như làng của người Kinh. Đó là nơi diễn ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần con người nơi đây. Trong Ba anh em, chúng ta ấn tượng bởi sự trù phú và vẻ đẹp ngôi làng của Y Rin. Nhìn ngôi làng có thể đoán tính cách tù trưởng và người dân nơi đây: “Một làng lớn. Làng của một tù trưởng hết sức hiền hậu mới có

nhiều nhà thế này. Làng dựng trên một ngọn đồi khuôn lưng rùa. Giữa làng có một chiếc nhà dài dựng ngay trên lưng đồi, hiên ngang. Nhà tù trưởng của làng này… Một cái làng lớn trong cả xứ này không có cái làng nào có thể bì được” [21, 171- 174].

Từ bao đời nay buôn làng luôn là một phần không thể thiếu trong tâm thức, đời sống của người Tây Nguyên. Vì vậy, Y Điêng miêu tả không gian buôn làng nơi ông được sinh ra và lớn lên với tất cả tình yêu và sự trân trọng:

“Buôn Doan, buôn dựng dính chặt vào sườn đồi xanh từ xa nhìn thấy những dãy nhà sàn, cái lớn cái nhỏ, cái dài cái ngắn cứ chi chít bên nhau như một bãi nấm vừa mới mọc” [19, 185].

Không gian đó là nơi cất giữ bao nhiêu niềm vui của buôn làng: “Trước

có đống lửa. Tiếng nói tiếng cười đã rộn lên vui vẻ. Vui nhất là các cháu nhỏ cứ nhảy đi luồn lại trong đám người. Nghe tiếng nói cười và ngọn lửa dưới sân cháy sáng rực” [20, 179].

Đối với người dân Tây Nguyên không có gì vui bằng những mùa vàng bội thu, buôn làng như tràn ngập niềm vui. Dù tất bật nhưng những gương mặt đầy hớn hở:

Mùa đạp lúa. Một cái mùa cập rập và khẩn trương hơn. Chỉ trừ trẻ nhỏ chứ còn tất cả người lớn đều bị thu hút vào công việc cuối cùng này, kẻ thì từ ngoài rẫy về, người thì từ làng đi ra cứ tấp nập, các kho lúa cứ mở cửa để đón những gùi lúa vàng óng.

Sau khi cha mẹ, người trong gia đình lên rẫy thì các em, nhất là các em trai thường tập trung tại sân buôn để chơi đánh dụ(con quay) các em chơi say cũng như người lớn làm trên nương rẫy cũng chảy mồ hôi [20, 205].

Ai đã từng đến Tây Nguyên sẽ không thể nào quên âm thanh của cồng chiêng, tiếng đàn t’rưng- những âm thanh làm nên cái hồn thiêng của vùng đất này. Nhưng còn có âm thanh khác cũng mang nét đặc trưng không kém đó là âm thanh của tiếng chày giã gạo mang một cái gì thanh bình, ấm cúng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của buôn làng: “Nhưng ở ngoài hiên những

nhà lớn thì họ lát sắn bằng những ván gỗ vừa to vừa dầy. Cối giã gạo đặt trên ván nên khi các cô thả chày xuống thì miếng ván tạo ra một cái âm thanh thật vang và bay đi xa lắc lên khắp ngọn núi đồi. Lúc đầu tiếng chày còn rời rạc, một lúc sau, một cái cối hai ba cô gái cùng đứng giã thì âm thanh rất điệp khúc thôi thúc” [20, 212].

Bên cạnh không gian thanh bình của cuộc sống hạnh phúc, còn có không gian ngột ngạt, bức bối, tù túng dưới sự đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ: không gian của nhà tù, của ấp chiến lược...; không gian diễn ra những hủ tục của đồng bào như cúng bái, trừ ma, uống rượu thử ma lai...

Không gian nhà giam được Y Điêng mô tả quy mô, rộng lớn đủ để thấy dưới chế độ thực dân có biết bao người dân vô tội bị đẩy vào nơi tăm tối này:

“Nhà lao Buôn Ma Thuột chia làm hai khu vực: sáu dãy nhà phần nhiều dành để giam tù chính trị từ các nơi đưa về. Một số nhà nữa thì để nhốt những tù nhân thường, có người do phạm luật tục, hiềm khích lẫn nhau, có người ngang bướng không chịu nghe lời những người làm việc cho Pháp” [19, 180].

Người Tây Nguyên sống quá thật thà nên niềm tin nhiều khi mù quáng. Vì vậy, họ tin vào thánh thần, giàng trời, giàng đất, giàng nước cho họ cái ăn, cái mặc, sức khỏe và khi ốm đau tức bị giàng hành nên phải cúng giàng do đó sinh ra những hủ tục. Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, khi con ốm, Ma Thin không lo thuốc men cho con. Ông chỉ lo mời hết thầy bói này đến thầy cúng khác đến cúng cho con cuối cùng con ông vẫn chết mà heo bò thì mất đi vô số: “Từ dưới cầu thang nhà ông lên toàn những lão thầy bói, thầy cúng,

nhìn trứng gà soi ngọn sáp ong kẻ nói người thì hát đi hỏi thần linh. Khi họ lên nhà chỉ hai bàn tay trắng nhưng khi xuống cầu thang thì hai tay nặng trĩu những vai của con bò hay heo béo ngậy. Bò, heo dưới chuồng thấy vắng đi nhiều” [19, 150].

Một trong những tai họa khủng khiếp mà người đồng bào sợ nhất là bị vu có ma lai. Ma lai thì có ai thấy bao giờ đâu, và chính vì không ai thấy nên bọn quan lại ngày xưa đã lợi dụng sự ngu muội của người dân để gieo rắc tai vạ cho những ai mà chúng không ưng cái bụng. Mí con Hơ Linh là nạn nhân của bọn quan lại và luật tục nghiệt ngã đó. Y Điêng đã miêu tả không gian bãi uống rượu nơi mà mí Hơ Linh phải uống một hơi cạn cả ché rượu nếu không phải chịu nhận mình có ma lai, bị kết án bằng cái chết ngay tức khắc:

Bãi uống rượu được phát dọn ở phía tây làng, bên cạnh có một gốc cây bơ- lang to cao, trên ngọn không còn lá chỉ thấy hai tổ quạ… Nơi đặt cọc cột ché rượu, cỏ được dọn sạch sẽ. Ché rượu được đặt về phía mặt trời mọc và người uống ở phía mặt trời lặn. Đáy ché được chôn sâu xuống một phần ba. Chỗ người ngồi uống rượu cỏ cũng được dọn sạch và đặt bốn thanh xoan vuông vức để người ngồi. Vòng chung quanh trồng bốn cọc xoan còn nguyên cả lá và được giang bằng chỉ trắng để cho người xem không được đến gần người uống [19, 241].

Nói đến không gian sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên không thể không nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)