6. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt giản dị, đậm chất Tây Nguyên
Tây Nguyên là mảnh đất mang trong mình những lớp trầm tích văn hóa mà không vùng đất nào có được. Bản sắc văn hóa đặc trưng ấy kết tinh trước hết ở ngôn ngữ. Sẽ rất thiếu sót nếu nói đến văn hóa Tây Nguyên mà không nói đến hệ thống ngôn ngữ. Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến trong Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từng nhận xét: “Các nhà văn dân tộc thiểu số thường đi sâu vào phô diễn của dân tộc mình nên họ đem lại
cho tác phẩm văn học một màu sắc dân tộc đích thực” [61, 40]. Y Điêng là
người yêu thiết tha tiếng nói, văn hóa của dân tộc mình nên từng trang văn của ông như in dấu ấn của văn hóa, văn học Tây Nguyên.
Y Điêng rất có ý thức trong việc sử dụng hệ thống từ ngữ của người Ê Đê và của Tây Nguyên qua hệ thống tên nhân vật, tên địa danh, các mối quan hệ, tên các loài cây, hoa, con vật…
Ngôn ngữ đậm bản sắc Tây Nguyên trong tiểu thuyết Y Điêng Tên nhân
vật nam
Y Thoa, Y Soa, Y Sô, Y Sai, Ma Đao, Ma Thin, Ma Lóa, Ma Hing, Siu Nay, Phi Ôm, Đinh Kơn, Đinh Bương, N’Kai, Y Rai, Y Nguyên, Y Khăm, Y Rin, Y Ka, Y Sóc, Y Bớ…
Tên nhân vật nữ Hơ Linh, Hờ Giang, H’Ninh, H’Bia Rế, H’Guê, H’Dung, H’Lônh, Hơ Nhao, Hơ Mái, Hơ Nguê, H’Đao, H’Dung…
Mối quan hệ Ma, Mí, Kơ- đăm, rông…
Tên địa danh Buôn Thu, Buôn Dô, Buôn Doan, Buôn Krông, Buôn Ken, Bon Giơ Rá, Bon Rơ Cấp, làng Đê Ka, suối Dak La, núi Giang Sin, núi Nam Ka, núi Nâm Nung, sông A Dun, sông Krông Năng, sông Sê- rê- pôk, sông Krông Ana, sông Kông Kua…
Thiên nhiên Hoa rơ đáp, hoa aring, hoa kơ- tinh, hoa dăm ké, hoa dăm piếc, hoa dăm dé, dây kim cang, cây rơ mui, cây bơ lang, cây đoóc, cây tang rang, chim phí, chim gơ- rứ, chim mơ lang, con hông sai, con niêng, cá ni ang…
Trước hết, ngôn ngữ Tây Nguyên thể hiện qua cách đặt tên nhân vật. Tên quen thuộc của người Ê Đê nam bắt đầu bằng: Y, K; tên của con gái: H’, Hơ, Hờ..., hay tên các các địa danh vừa nghe xa xôi, vừa khêu gợi trí tò mò; ngay cả ngọn núi, con sông cũng khoác lên mình những cái tên nghe lạ lẫm… đến thiên nhiên cũng mang dáng dấp vừa như quen, vừa như lạ tạo sức hấp dẫn
đến mê hoặc con người. Tất cả tạo nên một màn sương huyền bí vừa gần gũi, vừa xa xôi mang vẻ đẹp riêng của Tây Nguyên.
Trong ngôn ngữ, yếu tố làm nên sự khác biệt vùng miền đó là các phương ngữ. Mỗi vùng đất, dân tộc có một vùng phương ngữ làm nên “đặc
sản” của riêng mình. Y Điêng là người Ê Đê và gần như cả đời sống với
đồng bào mình nên văn chương ông cũng mang cả những phương ngữ của quê ông. Người Tây Nguyên hay dùng từ “ưng”, “hung”, “dữ”, “trúng”,
“ăn”, “cái bụng”… và lối diễn đạt độc đáo làm nên nét đặc trưng của xứ
sở cao nguyên này.
Không chỉ Y Điêng mà Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh và sau này Niê Thanh Mai cũng rất hay dùng các phương ngữ này. Khi thích, đồng ý việc gì, người Ê Đê và các dân tộc khác của Tây Nguyên dùng từ “ưng” và nói
thành “ưng”, “ưng cái bụng” hay “ưng bụng”. Y Sô không thích những
người đứng về phía Hơ Linh khi biết hắn có hành vi đê tiện với chính em gái họ của mình: “Hắn không ưng người già, tất cả những người đều đứng về phía Hơ Linh” [19, 95]. Mí Y Thoa nói với mí Hơ Linh về Hơ Linh: “Tôi
ưng nó lắm đấy” [19, 128] và nói với chồng bà về Hơ Linh: “Người mà anh
nói đó thì tôi cũng ưng bụng rồi” [19, 142], “Hơ Linh thì bà ưng hết cái bụng rồi” [19, 164].
Ông bí thư nói về chuyện nhân dân miền Nam đã anh dũng đánh Pháp bởi vì họ không muốn chúng trở lại xâm lược: “Cái bụng đây này… cái bụng
đã không ưng không muốn chúng trở lại” [20, 107].
Khi chỉ mức độ, họ hay dùng từ “hung”, hay “dữ” thay cho “rất, quá, lắm” của người Kinh. Khi nhìn chồng bị bọn cai đánh, mí Hơ Linh xót xa
nhìn chồng: “Anh mệt dữ đó, anh nghỉ một lát đi” [19, 40]. Diễn tả nỗi vất vả
của Hơ Linh sau một ngày làm lụng, Y Điêng viết: “Hai mí con Hơ Linh cũng
Linh còn trẻ nên nằm là ngủ” [19, 166]. Nói về một người già đi nhanh quá,
tác giả viết: “Ông N’Kai nay mới già hung chứ” [22, 159]…
Người Tây Nguyên rất hay dùng từ “trúng” mà không nói “đúng”
như người Kinh. Tác giả đã đã chỉ ra nguyên nhân gây ra cái chết cho mí Hơ Linh: “Mí Hơ Linh chết không phải do tuổi già mà bởi có những người
làng làm không trúng. Ma Hơ Linh chết phải đòi nợ thằng Tây còn mí Hơ
Linh chết bởi tập quán của cha ông để lại quá xấu, mọi người phải tự gỡ nó đi” [19. 270].
Y Sô nói với Ma Thin về nguyên nhân cái chết con ông nhằm đổ tội cho mẹ con Hơ Linh: “Nếu là chuyện ốm đau bình thường, ta cúng trúng chỗ là hết đau ngay. Cái đau mà gặp nhiều thứ họa theo mới mệt chứ. Ngoài thần linh ra lại còn còn cái tụi ma lai nghé vào chứ” [19, 212].
Thường cách nói “trúng” có nghĩa như “đúng” nhưng có lúc lại mang nghĩa khác là “gặp”, “ưng”… Khi Y Sô muốn đổ tội cho mẹ con Hơ Linh có ma lai đã ăn chết con trai Ma Thin và hắn đắc ý khi Ma Thin mắc bẫy của mình: “Lời nói của Y Sô như một sợi dây buộc nhiều lưỡi câu mắc vào họng
Ma Thin… Y Sô cười tủm. Hắn đã khỏi trúng lạnh rồi. Hắn nghĩ đằng nào
hắn cũng có lợi cả” [19, 213]. Y Thoa lúc nghe anh Trần Được nói về cách
mạng hợp với lòng mình nên thốt lên: “Hay lắm. Trúng cái bụng tôi rồi” [20,
63], hay khi Hơ Linh đạp cho Y Sô một cái ngã lăn ra hiên nhà rất hợp lòng mọi người “Họ như thoát khỏi hẳn một sự đè nén lâu nay. Việc Hơ Linh làm
hôm trước trúng bụng mọi người [19, 94].
Trong Hờ Giang, Hơ Yông đã nói đúng được ý của mọi người được diễn tả bằng ngôn ngữ đặc trưng của người Ê Đê: “Cái miệng chị Hơ Yông nghĩ,
miệng chị Hơ Yông trúng nhiều cái bụng anh em khác” [24, 641].
Người Tây Nguyên có óc trực quan nên hầu như mọi suy nghĩ, hành động, cảm xúc đều được cụ thể hóa thành những cái họ được thấy, được làm
hằng ngày nên ngôn ngữ trong tiểu thuyết Y Điêng cũng in đậm cách nói đó. Mọi việc đều đưa về gắn với các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của họ như: “ăn”, “uống”, “bò”... Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, tác giả sử dụng nhiều cách nói đó: “Ta muốn cho mí con nói thật, nhận là có ma lai đã
ăn nhiều người và ăn cả con gái của ta” [19, 231], “Mùa gió về thì mưa cũng
bắt đầu một vài đợt nhưng không sao đủ cho gió uống” [19, 59], “Men rượu
bò đi khắp người bà, chỗ này nó giật, chỗ kia nó kéo. Đôi mắt bà nhìn mọi
thứ quay cuồng, thứ này chồng lên thứ kia, một hóa hai” [19, 247]. Ngay cả
tiếng đàn Y Ngai cũng được miêu tả thật có hồn: “Ôi chao, tiếng nhị nỉ non
khắp gian nhà rồi bò ra ngoài cho cả làng nghe” [19, 190]
Người Tây Nguyên thường cụ thể hóa những cái trừu tượng để dễ gọi tên. Họ quy cái bản chất con người, sự suy nghĩ của đầu óc, sự buồn vui của tâm hồn về cái cụ thể nhất, đó là cái “bụng”. Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, Y Điêng đã dùng 132 lần từ “bụng”, trong Hờ Giang: 93 lần, trong
Trung đội người Bah Nar: 21 lần, trong Ba anh em: 19 lần. Chuyện trên bờ Sông Hinh, là tác phẩm có số lần sử dụng cách nói này nhiều nhất: “Trai
làng ta ngày nay chưa phải một tai một bụng đâu” [19, 137]; “Vợ chồng tôi
nói như vậy, còn các kơ- đăm và rông khác nữa có ưng bụng làm việc này
không?... ta làm việc này không phải chỉ vì con cháu mà còn trúng cái bụng
của buôn làng” [19, 220]. Có khi họ không nói “bụng” mà nói “ruột” với
nghĩa như nhau:“Thôi chị đi kẻo người ta đợi lâu, cái ruột họ ngang lắm, tôi giữ chân chị đã lâu” [19, 50].
Trong Hờ Giang, Hơ Yông rất mừng khi giao việc cho Hờ Giang và Hờ Giang đã nhận lời: “Hờ Yông mừng trong bụng quá. Con người ta dám nói ra thì dám làm. Người Ê Đê không phản lại cái miệng của mình đâu” [24, 635],
Người Tây Nguyên thường đưa các bộ phận, các vấn đề khác nhau về cùng loại rồi dùng từ “cái” để chỉ chung. Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, Y Điêng đã sử dụng rất nhiều cách nói này: “Y Thoa gác tay lên trán nhưng
con mắt không nhắm được, cái tai không dịu đi chút nào” [19, 176]; “Hơ
Linh không còn cái tai nghe, cái miệng nói nữa” [19, 53]; “Phải rồi, ta lớn,
ta thông cái tai, ta nói trước” [19, 137]; “Các anh là chánh tổng đừng để một
người con trai, con gái hoặc một người làng bị lây cái miệng và hành động
như người cộng sản. Cái miệng cộng sản nó tài lắm, nó bay theo gió, trôi
theo dòng sông” [19, 95]; “Bởi anh thương con quá. Cái thương và cái ra đi
xa nhà nó còn bằng nhau. Hôm nay anh đã quyết rồi” [20, 140].
Chúng ta cũng bắt gặp cách nói đó trong các tác phẩm khác của ông:
“Chúng em có con mắt để nhìn, có chân để đi, có cái tay để mò mó và có cái
miệng thì phải nói to mới sướng cái miệng anh Nay ạ” [22, 63]; “Nếu là Việt
Cộng thì không giống như cái miệng của Quốc gia thường nói. Bọn lính Quốc
gia mà gặp các chị thế này, chúng nó chọc ghẹo không có cái tai nào mà nghe” [24, 594]; “Hờ Giang lâu nay nó hay đi theo hai chị Hơ Yông, Hơ Tang. Bụng nó khác nhiều, cái miệng nó nói nghe mát cái tai hơn, nhiều người ưa nó đấy” [24, 673]; “Hơ Yông mừng trong bụng quá. Con người ta
đã dám nói là dám làm. Người Ê Đê không phản lại cái miệng của mình đâu”
[24, 635]… Đây là thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ qua đó cho thấy lối tư duy cụ thể của người Tây Nguyên.
Có lúc Y Điêng mượn cách nói của người Kinh để diễn tả lại bằng cách thay một vài từ theo cách nói của người đồng bào nhưng ý nghĩa không thay đổi. Y Sô nói với ông chủ bến nước: “Ta làm ra lúa chứ lúa có làm ra người
đâu” [19, 157] ý này được lấy từ câu người Kinh “người làm nên của, của
không làm nên người” hay từ câu “nửa nạc nửa mỡ”, Y Điêng đã nói theo
người cứ hoài nghi” [22, 158]. Rõ ràng, nhà văn đã có sự kế thừa và sáng tạo
để làm nên nét đặc sắc của mình không lẫn vào đâu được.
Ngoài ra Y Điêng còn dùng nhiều cách nói khác mang đậm dấu ấn của ngôn ngữ đồng bào Tây Nguyên: “Thiên nhiên vắng ngắt. Bầy nhà sàn đứng
bất động một cách kì lạ” [21, 111], “Hơ Linh là một cô gái không có lấy một
hột chữ trong bụng” [20, 161], “Các chàng trai buộc thêm hai ché nữa…
các anh cán bộ hơi say có anh nãy giờ ngồi im nay đã biết nói rồi” [20, 159],
“Dù là súng lớn, súng nhỏ, xe tăng, máy bay không phải là không biết chết
không biết thua đâu” [22, 35]…
Trong Hờ Giang, Y Điêng cũng dùng nhiều cách nói đặc trưng của người Ê Đê. Khi Hờ Giang theo chị Hơ Yông và Hơ Tang vào rừng gặp các anh cán bộ cách mạng về cô đầy tâm trạng: “Hờ Giang không vui đâu, cái đầu nó mệt rồi. Nó có việc gì dính rồi” [24, 601]. Ngay cả mẹ Hờ Giang
cũng nhận ra sự thay đổi đáng kể của con gái mình, bà biết nó có chuyện gì rồi: “Nghe con nói lạ tai, bà ngó thẳng vào mặt nó. Bếp lửa cháy to, cái mặt
nó không buồn nữa. Nhưng bà chưa vui bụng chắc trong bụng nó có nhiều
cây ngang cây dọc rồi” [24, 603]
Trong ngôn ngữ đối thoại, người Tây Nguyên thường sử dụng thán ngữ như: “ơ”, “bớ”, “úi”… và các từ chỉ cảm xúc: “Ơ các em ơi! Các em đã giấu mất một người đơn vị chúng tôi rồi” [22, 25]; “Bớ các trai làng, hãy
đem chúng ra nhà lúa coi giữ để sáng ngày mai đưa lên huyện” [19,18]; “Ơ
Hơ Linh! Hơ Linh ơi, anh đây” [19, 52]; “úi, họ hàng ta mới khen chứ, họ
ngoài dù ta nói tốt họ cũng bảo là xấu và họ bắt đền của” [19, 73]…
Khi nói, họ hay kêu “giàng” như người kinh kêu trời vậy: “giàng núi, giàng nước sinh ra con người tại sao không nuôi họ sáng mãi” [19, 74]; “Ôi giàng ơi, cái tai này tại sao không nhớ giùm” [19, 113]; “không đâu,
còn tất cả đây” [19, 135]; “Giàng ơi! Em gái tôi đẹp quá” [24, 587]. Khi con trai Y Lao mới mười một tuổi đã mất, ông chủ bến nước bất lực chỉ biết nhìn con chết và kêu giàng: “Con ơi, dậy đi con! Giàng ơi, con tôi chỉ mới mười một mùa rẫy… Con ơi, giàng nào gieo cái đau cho con tôi đây. Tại sao các giàng sông, giàng núi, các người không dám nói cho ta. Các giàng đòi cái gì? …hãy trả con lại cho ta. Ta sẽ biết ơn giàng. Giàng đừng có hẹp bụng” [19, 152- 153].
Có thể thấy, trong tiểu thuyết Y Điêng, nhà văn đã mang gần như trọn vẹn ngôn ngữ của người Ê Đê, của Tây Nguyên vào tác phẩm của mình. Điều đó xuất phát từ tình yêu đối với tiếng nói của dân tộc mình, muốn lưu giữ vốn văn hóa của Tây Nguyên. Và chính điều đó làm nên bản sắc, nét đẹp riêng cho tiểu thuyết Y Điêng.
3.1.2. Các biện pháp tu từ
Để giúp ngôn ngữ tác phẩm mang tính thẩm mỹ và giá trị biểu đạt cao thì việc sử dụng các biện pháp tu từ là điều hết sức cần thiết. Trong tiểu thuyết của mình, Y Điêng đã sử dụng nhiều các thủ pháp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ… nhưng phép nhân hóa và so sánh được sử dụng với tần số cao nhất. Mọi sự vật, hiện tượng được người Tây Nguyên đặt trong mối so sánh, nhìn tự nhiên như có hồn vía như con người (quan niệm vạn vật hữu linh). Do vậy, so sánh và nhân hóa là phương thức tu từ quen thuộc được nhà văn vận dụng khá nhiều trong tác phẩm.
Tác phẩm So Sánh Nhân hóa
Chuyện trên bờ Sông Hinh 651 164
Hờ Giang 255 31
Trung đội người Bah Nar 168 39
3.1.2.1. So sánh
Trong các biện pháp tu từ, so sánh là biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Với người Tây Nguyên, cuộc sống gắn bó với thiên nên thiên nhiên luôn xuất hiện trong nếp cảm, nếp nghĩ và trở thành đối tượng được so sánh của họ. Thiên nhiên qua phép so sánh của Y Điêng hiện lên thật sinh động khiến ai chưa đến mảnh đất này cũng phần nào hình dung ra cái hoang sơ và tươi đẹp của nó. Tác giả miêu tả gió: “Gió thoang thoảng như đi lật từng chiếc lá… gió như trải lên khắp mặt đất… Gió nhẹ đều, gió dẻo hơn cơm nếp” [22, 42].
Có khi tác giả kết hợp cả phép so sánh và nhân hóa để tả gió Xi ăng- cái gió chỉ có ở xứ đồi cỏ Sông Hinh:
“Gió Xi ăng”. Gió thổi vun vút. Gió thổi như người cắm đầu chạy, như con hổ giật mình cố chạy bán sống bán chết. Gió... thả ra những hơi thở dài... Nó lượn sát bờ suối... hò lên đồi tranh làm cho cỏ tranh hết đứng lại nằm xuống, từng đợt sóng nối tiếp nhau nhảy múa. Đột ngột, nó quay về làng dìu dịu, vào các khe hở của phên nhà nghe như ai thổi sáo vi vu, như ai đánh đàn môi và rồi lại ào