Hiệu quả kinh tế bưởi Thanh trà khi sử dụng vật liệu bao quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 113)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.6. Hiệu quả kinh tế bưởi Thanh trà khi sử dụng vật liệu bao quả

Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là hiệu quả kinh tế và trong nông nghiệp cũng vậy. Trên thực tếnăng suất và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau, và điều quan tâm khi đầu tư cho sản xuất bưởi Thanh trà là hiệu quả kinh tế, là lợi nhuận thu được. Nông dân không bao giờ chọn mức đầu tư cao nhất mà có lợi nhuận thấp cho dù đạt năng suất cao vì như vậy sản xuất sẽ bấp bênh, dễ lỗ vốn do thịtrường nông sản luôn biến động không lường trước được. Mức đầu tư chăm sóc bưởi Thanh trà được chọn nên là mức thích hợp để vừa đảm bảo năng suất, chất lượng quả vừa thu được lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế cao.

Nếu năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khảnăng sinh trưởng, phát triển của cây trồng thì hiệu quả kinh tế là một chỉtiêu đánh giá về khảnăng tồn tại và phát triển của

hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng trong quá trình sản xuất. Một đề tài nghiên cứu khoa học được gọi là thành công , ngoài việc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường thì trước hết nó phải đạt hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu tư lại phù hợp với người nông dân và được người nông dân chấp nhận.

Hiệu quả kinh tếđược đánh giá dựa vào chỉ tiêu năng suất tăng lên và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Ảnh hưởng của các vật loại liệu bao đến hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà được thể hiện trong bảng 3.17 dưới đây:

Bng 3.23. Hiệu quả kinh tế của bưởi Thanh trà khi sử dụng các loại vật liệu bao quả

Chỉ tiêu NSTT (kg/cây) Tổng thu (nghìn đồng/cây) Tổng chi (nghìn đồng/cây) Lãi ròng (nghìn đồng/cây) Tăng so với đối chứng (nghìn đồng/cây) (%) CT1 (ĐC) 43,50 1.087,50 348,641 738,859 0 0 CT2 46,33 1.158,33 388,641 769,689 +30,83 +4,17 CT3 46,50 1.162,50 388,641 773,859 +35,00 +4,73 CT4 52,50 1.312,50 448,641 863,859 +125,00 +16,91 CT5 58,40 1.460,00 552,641 907,359 +168,5 +22,80

Năm 2017 là năm bưởi Thanh trà tại Tiên Phước có giá bán khá cao (25.000 đồng/kg), đây là năm mang lại thu nhập khá cho nông dân trồng bưởi Thanh trà trên địa bàn huyện. Kết quả hạch toán trên vườn bưởi Thanh trà làm thí nghiệm cho thấy, có sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa các công thức thí nghiệm. Trong đó, công thức có tổng thu cao nhất là CT5 với mức thu 1.460.000 đồng/cây, công thức có tổng thu thấp nhất là CT1 với mức thu 1.087.500 đồng/cây. Điều này liên quan đến hiệu quả bảo vệ quả chống sâu hại, thời tiết ảnh hưởng gây rụng quả, giảm tỷ lệ quảthương phẩm dẫn đến giảm năng suất trên các công thức.

Trên bảng 3.23 đối với các công thức khác nhau thì mức độ đầu tư ban đầu cũng khác nhau. Trong đó, CT1 không bao quảnhưng chủvườn phải phun 1 lần thuốc BVTV trừ nhện hại, các công thức bao quả ngoài chi phí cho bao quả còn thêm chi phí nhân công để thực hiện bao quả. Do vậy, tổng mức đầu tư cho 1 cây bưởi Thanh trà không giống nhau. Cụ thể: CT1 có mức đầu tư thấp nhất 348.641 đồng/cây, CT5 có mức đầu tư cao nhất 552.641 đồng/cây. Các công thức CT2, CT3 có chi phí cho vật liệu bao quả thấp (10.000 đồng/cây) do đó mức đầu tư cũng thấp hơn, dưới 390.000 đồng/cây.

Qua theo dõi tổng mức đầu tư và tổng thu của từng công thức thí nghiệm có thể thấy: CT5 có mức đầu tư cao nhất do giá của bao quả chuyên dụng cao hơn các vật liệu còn lại. Nhưng nhờ vào hiệu quả chống sâu hại, thời tiết khắc nghiệt làm giảm tỷ lệ quả rụng, hiệu quả trong việc giúp quả phát triển tốt nhất của bao quả chuyên dụng mà năng suất thu được ở công thức này cao, kéo theo lợi nhuận thu được cũng khá cao: 907.359 đồng/câytương đương 226.839,8 triệu đồng/ha. CT1 mặc dù có tổng chi phí đầu tư thấp hơn, nhưng do quả trên công thức bị sâu hại, mẫu mã quả bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tỷ lệ quả rụng cao hơn nên năng suất trên công thức này thấp nhất. Do vậy lợi nhuận thu được ở CT1 cũng là thấp nhất: 758.859 đồng/cây tương đương 189.714,8 triệu đồng/ha.

Như vậy, công thức thí nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao cần được khuyến cáo áp dụng trong thực tiễn sản xuất là CT4 và CT5. Các công thức CT2 và CT3 tuy cho hiệu quả kinh tế khá cao nhưng so với CT1 mức chênh lệch không nhiều. Hơn nữa, 2 công thức này sử dụng vật liệu bao quả là bao nilon, đây là loại vật liệu hiện nay đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, không được khuyến khích sử dụng đại trà trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế tại huyện Tiên Phước, có thể sử dụng bao ni trắng và bao nilon đen để bao quả đối với những vườn có số lượng cây lớn mà khả năng đầu tư của chủ vườn còn hạn chế. CT1 sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ quả trước sự tấn công của sâu bệnh hại. Việc phun thuốc giai đoạn lớn quả dù đảm bảo thời gian cách ly vẫn kéo theo nhiều hệ quả không mong muốn. Đó là lượng thuốc dư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nguồn nước, tác động xấu đến sức khỏe của người phun thuốc. Đối với một địa phương đang chủ trương phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái như Tiên Phước thì việc sử dụng thuốc BVTV, các vật liệu gây ô nhiễm môi trường không nên áp dụng trong sản xuất

KT LUẬN VÀ ĐỀ NGH KẾT LUẬN

(1) Các yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển bưởi Thanh Trà

Điều kiện tự nhiên của Tiên Phước rất phù hợp cho cây bưởi Thanh trà sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Tiên Phước có lao động dồi dào nhưng mức thu nhập của người dân tương đối thấp, chưa có điều kiện đầu tư cho cây bưởi Thanh trà nên năng suất và hiệu quả kinh tếchưa cao.

(2) Hiện trạng canh tác bưởi Thanh trà

* Tình hình sn xut: Cơ cấu diện tích bưởi Thanh trà 67,32% so với tổng diện tích cây có múi. Tuy nhiên quy mô diện tích/vườn bưởi Thanh trà nhỏ (740 - 2.770 m2/hộ). Năng suất thực thu bình quân bưởi Thanh trà thấp (81,4 - 88,5 tạ/ha), hiệu quả kinh tếchưa cao (119,49 - 268,59 triệu đồng/ha). Sâu bệnh nặng do thiếu kỹ thuật thâm canh, đầu tư chưa đúng mức là nguyên nhân hạn chế phát triển bưởi Thanh trà.

* Tình hình áp dng k thut: Nông dân trồng bưởi Thanh trà tại Tiên Phước chưa chú trọng áp dụng kỹ thuật canh tác. Nông dân chủ yếu tựđể giống, nhân giống bằng chiết cành (92,5%). Số hộ áp dụng kỹ thuật thiết kế vườn; bón phân hữu cơ, vô cơ trong các thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh thấp. Nông dân có bao quả tự phát bằng các vật liệu sẵn có ởđịa phương (bao nilon, bao lác, giấy báo).

(3) Hiệu quả của các vật liệu bao quả

Vật liệu bao quả chuyên dụng có hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ quả khỏi bị ruồi đục quả, sâu đục quả, nhện hại quả; tỷ lệ quảkhông thương phẩm thấp nhất, cho năng suất, chất lượng quả cao nhất. Vật liệu bao quả chuyên dụng cho lợi nhuận cao nhất (907.359 đồng/cây); tiếp theo là bao quả bằng bao xi măng, lợi nhuận 863.859 đồng/cây.

ĐỀ NGHỊ

- Trước mắt khuyến cáo nông dân nên dùng bao bao chuyên dụng để bao quả bưởi Thanh trà.

- Cần tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của các vật liệu bao quảđối với bưởi Thanh Trà thêm một vài vụ nữa, trên một số loại quả khác (cam xanh, quýt) để kết luận chính xác hơn về hiệu quả của các loại vật liệu này.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Tài liệu Tiếng Việt

[1] Đoàn Nhân Ái, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hà (2007), Tuyển chọn cây đầu dòng của một số cây ăn quả có giá trị cao ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế. [2] Ngô Xuân Bình (2010), Kỹ thuật trồng bưởi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà

Nội.

[3] ĐỗĐình Ca và cộng sự (2010), “Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật

nâng cao năng suất bưởi Thanh trà và khắc phục hiện tượng rụng quả non gây mất mùa bưởi Phúc Trạch”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [4] Đỗ Đình Ca, Nguyễn Văn Dũng và Vũ Việt Hưng (2005), “Nghiên cứu ảnh

hưởng của bón phân, tưới nước đến khảnăng ra hoa đậu quả, năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh”, Kết quả nghiên cứu cây ăn quả vùng duyên hải miền Trung, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[5] Đỗ Đình Ca và Lê Công Thanh (2006), Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất, phẩm chất cam Xã Đoài, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Viện Nghiên cứu Rau quả.

[6] Nguyễn Minh Châu (1997), Sử dụng phân bón cho cây có múi, Tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.

[7] Lương Bành Chí (2007), Kỹ thuật giữ quả cho cây cam quýt, Viện Nghiên cứu cam quýt Trung Quốc.

[8] Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quảcây ăn trái, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

[9] Lý Gia Cầu (1993), (Nguyễn Văn Tôn dịch), Kỹ thuật trồng bưởi năng suất cao nổi tiếng của Trung Quốc, NXB Khoa học - Kỹ thuật Quảng Tây.

[10] Phạm Thị Chữ (1996), “Tuyển chọn nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu”, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, tháng 1/1996, trang 228-229.

[11] Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà Nội.

[12] Nguyễn Tiến Duy, Phạm Văn Quân, Lê Tất Khương (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và vật liệu bao quả đến sâu bệnh hại, mẫu mã và chất lượng quả bưởi Diễn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 9/2016.

[13] Bùi Huy Đáp (1960), Cây ăn quả nhiệt đới tập I, cam quýt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[14] Nguyễn Hữu Đống, Huỳnh Thị Dung và Nguyễn Huỳnh Minh Quyên (2003),

Cây ăn quả có múi cam - chanh - quýt - bưởi, Nhà xuất bản Nghệ An.

[15] Trần Văn Hâu (2005), Giáo trình môn học xử lý ra hoa, Trường Đại học Cần Thơ. [16] Trần Văn Hâu (2009), Biện pháp kích thích ra hoa, Trường Đại học Cần Thơ. [17] Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông ngiệp,

Hà Nội.

[18] Hoàng Hữu Hòa (2009), Hiệu quả trồng bưởi Thanh trà ở huyện Hương Thủy, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 54, Tr. 33-39.

[19] Vũ Việt Hưng (2011), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm năng cao năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[20] Phạm Thị Hương (2006), “Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống bưởi Đoan Hùng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 3/2006, trang 11-14.

[21] Lê Thị Khánh và Phạm Lê Hoàng (2016), Giáo trình cây ăn quả, Nhà xuất bản Đại học Huế.

[22] Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê.

[23] Chi cục Thống kê huyện Tiên Phước (2016), Niên giám thống kê huyện Tiên

Phước năm 2016, Nhà xuất bản thống kê.

[24] Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam

năm 2016, Nhà xuất bản thống kê.

[25] Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi (1999), “Kết quả bình tuyển một số giống

bưởi ở các tỉnh Nam Bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm Việt Nam, số 4/1999, trang 19-22.

[26] Đỗ Tất Lợi (2006), Những bài thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học. [27] Ân Tiền Nguyên và Trần Hữu Toàn (1999), Cắt tỉa cho cây có múi, Nhà xuất

bản Nông nghiệp Trung Quốc.

[28] Vũ Khắc Nhượng (1997), “Bệnh vàng lá cam quýt ở nước ta”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật rau quả, (5), tr.21-23.

[29] Võ Tá Phong (2004), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) tại một số vùng sinh thái miền núi phía Bắc Việt Nam,

Báo cáo để tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.

[30] Hoàng Tấn Quảng (2013), Nghiên cứu một sốđặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, hóa sinh và đa dạng di truyền của bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.

[31] Phạm Thị Sâm, Võ Thị Tuyết và Nguyễn Thị Trâm (2015), Nghiên cứu ảnh

hưởng của bao quả đến tỷ lệ ruồi vàng hại quả, mẫu mã giống bưởi Hồng Quang Tiến, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ.

[32] Hoàng Thị Sản (2006), Giáo trình Phân loại thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[33] Nguyễn Thị Kim Sơn (2003), Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora spp. hại

trên cây ăn quả có múi ở một số tỉnh miền Bắc và biện pháp phòng chống, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Viện Nghiên cứu Rau quả.

[34] Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[35] Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng (2006), Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[36] Lương Lê Tề và các tác giả - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

[37] Nguyễn Hữu Thọ (2015), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus Grandis) tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên.

[37] Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu (2003), Hiệu quả của một số loại phân

bón đối với cây bưởi Năm Roi, Kết quả Nghiên cứu khoa học công nghệ Rau quả 2002 -2003, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam.

[38] Hoàng Ngọc Thuận (2001), Nhân giống cây ăn quả - chiết, ghép, giâm cành, tách chồi và nuôi cấy invitro, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

[39] Nguyễn Ngọc Thúy (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng

và phân bón cho năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[40] Huỳnh Đức Trí, Võ Hữu Thoại và Nguyễn Bảo Toàn (2003), Kỹ thuật trồng và

chăm sóc cây có múi, Quản lý dịch hại tổng hợp cây có múi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

[41] Trung tâm thương mại quốc gia (2012), Báo cáo nghiên cứu ngành hàng rau quả, ngày 12/4/2013.

[42] Huỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều

lượng đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bưởi Đường lá cam, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 2002-2003, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.

[43] Trần Thế Tục (1995), “Cây bưởi và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

[44] Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải và Đỗ Đình Ca (1995), Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin, Viện nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ, Hà Nội.

[45] Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản sách và Tạp chí (2006), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO - cây có múi, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

[46] Nguyễn Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[47] Hoàng Thị Ái Vân (2009), Nghiên cứu tình đa dạng di truyền của quần thể bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L.) osbeck) ở thành phố Huế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học khoa học - Đại học Huế.

[48] Đào Thanh Vân và Ngô Xuân Bình (2003), Giáo trình cây ăn quả (dành cho cao học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[49] Hà Thiên Văn và Thành Thận Khôn (2007), Kỹ thuật cắt tỉa cây có múi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hồ Nam - Trung Quốc.

[50] Viện Bảo vệ thực vật, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật - tập 1, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[51] Hoàng Văn Việt (2014), “Nghiên cứu đa dạng hóa thịtrường tiêu thụ chuỗi giá trịbưởi Da Xanh Bến Tre”, Hội nhập và phát triển, Tr. 83-91.

[52] http://vi.wikipedia.org/wiki/Cây_ăn_quả, ngày truy cập 25/4/2018.

2. Tài liệu tiếng Anh

[53] Cassin, J., at al (1968), the influence os climate upon the blooming of citrus in tropical areas, Proceedings of the International Society.

[54] Chawalit, Niyomdham (1992), Edible fruit and nut. Indonesia, Plant resouces of South - East Asia Vol.2.

[55] Chen Qiu - xia and Xu Chang Jie (2005), “Effect of artificial pollination on fruit development and quality in storage of Yongjiazaoxiangyou pomelo, China”, Journal of Fruit Science

[56] Davies, F. S (1986), “Fresh Citrus Fruit”, AVI Pubishing Co, Westport, pp. 79-99. [57] Davies, F.S and Albrigo, L.G. (1994), Citrus, Great Britain: Red Books,

Trowbridge Wiltshire, 254.

[58] Erickson, L.C. (1968), The general physiology of citrus, The Citrus Industry, University of California Press, California, 86-126.

[59] Estella N.T. and Odtojan R.C. (1992), “Charaterization of some pumello cultivars (Citrus maxima Burm Merr.)”, Philippim Journal of Crop Sciences 2, pp. 681 - 687.

[60] Garner R.J., Saeed A.C., et al. (1976), The propagation of fruit trees, Commonweath Agricutural Bureau, United Kingdom.

[61] FAO (2016), FAO Statistic Division.

[62] Feinstein (1975), “Evaluation of growth regulator inhibitors for controlling post bloom fruit drop of citrus”, Hort.Sci. (41)

[63] Federick, Davies. S. and Albrigo, Gene L. (1998), Environmental constraints on growth, development and physiology of citrus, Crop production science in horticulture.

[64] Garcia, Luis (1992), “Low tempurature influence on flowering in Citrus”,

Physioligia Plantarum (86), pp. 648-652.

[65] IPGRI (2003), “Conservation and use of native fruit species biodiversity in Asia”, Final report - RETA, September 2003.

[66] Inoue, H. (1990), “Effects of temperature on bud dormancy and flower bud differ - entiation in Satsuma madarin”, Jounal of Japanese Society of Horticultural Science (58), pp. 919-926.

[67] Jana, B. R. and Bikash, D. (2014), “Effect of dormancy breaking chemicals on

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)