L ỜI CẢM ƠN
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU BAO QUẢ
1.4.1. Khái niệm và phân loại bao quả
- Khái niệm: Bao quả là cách dùng các loại vật liệu khác nhau để bao bọc bên ngoài của quả. Bao quảđược dùng cho cây ăn quảnhư: bưởi, mít, bơ, cam, sầu riêng, xoài, ổi, chuối… Bao quả dùng để bảo vệ quảtrước sự tấn công của côn trùng như: sâu đục quả, bướm, bọ xít, ruồi đục quả… Đồng thời bao quảlàm tăng chất lượng của quả khi thu hoạch như vỏ quảđẹp mắt và chất lượng quảchín đảm bảo. Tùy từng loại bao quả khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau. Đây cũng là phương án sản xuất trái cây sạch hiệu quả và tốt nhất.
- Phân loại bao quả: Có nhiều loại bao quả khác nhau tùy theo kích thước quả cần bao và vật liệu làm bao quả. Hiện nay có các loại bao quảnhư: túi giấy màu vàng không thấm nước, túi vải không dệt, túi chuyên dụng màu trắng, túi lưới, túi bằng nhựa PP sử dụng công nghệđục lỗ nano…
1.4.2. Tác dụng bao quả
- Tác dụng bao quả
+ Ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của côn trùng tấn công quả. + Ngăn chặn sự thẩm thấu của thuốc BVTV lên quả.
- Những ưu nhược điểm của bao quả.
* Ưu điểm:
+ Giúp quả sau thu hoạch có mẫu mã đẹp hơn, không tồn dư thuốc BVTV trên quả. Đây cũng là phương pháp sản xuất trái cây sạch, trái cây đạt chuẩn GAP.
+ Nâng cao năng suất của cây trồng rõ rệt. Bao quả giúp tăng khả năng quang hợp, chuyển đổi các sắc tố của quả, từđó làm tăng trọng lượng quả. Đồng thời chất lượng vỏ và thịt quả cũng tăng cao, giúp nhà nông bán được với giá tốt hơn, tăng khả năng xuất khẩu.
+ Bảo vệmôi trường: Sử dụng bao quả nông dân hạn chế việc phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất.
- Nhược điểm:
+ Bao quả có thể làm tăng chi phí sản xuất, tăng công lao động từđó tăng giá thành sản phẩm.
+ Nông dân cần xác định chính xác thời gian bao quả cho từng loại quả khác nhau đểđạt hiệu quả cao.
+ Cần chọn thời điểm bao quả thích hợp, không bao quảsau mưa khi còn đọng nước có khảnăng gây thối quả (xoài, ổi…)
+ Nếu chọn bao quả bằng nhựa PE có thể gây ô nhiễm môi trường do sự phân hủy chậm của loại vật liệu này.
+ Một số loại bao quả (bao giấy màu vàng không thấm nước) ngăn quả tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từđó làm thay đổi màu tự nhiên của vỏ quả.
1.4.3. Một số kết quả nghiên cứu về bao quả
- Nghiên cứu về bao quả trên thế giới
Bao quả được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Nghiên cứu của R.R.Sharma, S.V.R.Reddy và M.J.Jhaleger (2014) [80] đã chỉ ra rằng bao quảlà phương pháp mang tính vật lý, không chỉtăng giá trị của quả mà còn giúp ngăn cản sự gây hại của côn trùng lên quả, tạo ra điều kiện nhiệt độ phù hợp phía bên trong giúp quả phát triển tốt nhất. Nghiên cứu về bao quả trên quả táo, xoài, lê cho thấy việc bao quả giúp bảo vệ
vỏ quả, giảm đốm đen trên vỏ, nâng cao chất lượng quả. Bao quả còn giúp giảm ảnh hưởng của hóa chất lên quả. Việc bao quảđược thực hiện trên đào, táo, lê, nho và “quả tì bà” ở Nhật, Úc, Trung Quốc và Mỹ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến khác nhau về loại túi bao quả, thời gian bao quả thích hợp, ngày gỡ bao quả phù hợp với các loại quả khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng túi nhựa, tuy nhiên, cân nhắc về vấn đề môi trường, việc sử dụng các loại túi sinh học được nghiên cứu và đề xuất. Một số tác giả đã đưa ra những lợi ích khi sử dụng túi giấy, tuy vậy, ở những vùng mưa dài ngày, đề xuất này không phù hợp.
- Nghiên cứu về bao quảở Việt Nam
Bao quả là biện pháp được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất. Bao quả đã được nghiên cứu tác dụng trên nhiều loại cây ăn quảkhác nhau như xoài, ổi... Trên cây có múi, trước đây mặc dù nông dân đã ứng dụng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về bao quả. Gần đây, các tác giả Nguyễn Tiến Duy, Phạm Văn Quân, Lê Tất Khương (2016) [12] Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và vật liệu bao quả đến sâu bệnh hại, mẫu mã và chất lượng quả bưởi Diễn đã kết luận rằng: Tỷ lệ quả bị rám, bị ruồi, ngài chích hút của công thức sử dụng bọc quả bằng giấy chống thấm Trung Quốc bao quả sau khi hoa tàn 30 ngày là thấp nhất, bao quả sau khi hoa tàn 30 ngày, bọc quả bằng túi xốp của Việt Nam cho hàm lượng đường trong quả cao nhất nhưng hàm lượng vitamin C lại thấp nhất. Việc bao quả cũng đã có tác động đến kích thước, mẫu mã quả cũng như chất lượng quả bưởi Diễn. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chưa rõ rệt.
Các tác giả Phạm Thị Sâm, Võ Thị Tuyết, Nguyễn Thị Trâm (2015) [31] nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến tỷ lệ ruồi vàng hại quả và mẫu mã quả buổi Hồng Quang Tiến đã chỉ ra rằng: sử dụng bao quả chuyên dụng màu trắng, bao quả khi quả bưởi có kích thước 4 - 5 cm cho đến khi thu hoạch đem lại hiệu quả tốt nhất trong phòng trừ ruồi vàng hại quả, chất lượng quả đạt cao so với đối chứng, bao quả còn đảm bảo hình thức và mẫu mã quả.
1.5. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG VỀ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN TIÊN PHƯỚC TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN TIÊN PHƯỚC
- Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT 5 năm (2016 - 2020) của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ rõ mục tiêu phát triển mạnh các cây ăn quả có thịtrường và giá trị cao. Diện tích khoảng 823 - 850 nghìn ha, trong đó 750 nghìn ha các cây ăn quả chủ lực như vải 100 nghìn ha, nhãn 78 nghìn ha, chuối 140 nghìn ha, xoài 90 nghìn ha, cam, quýt 78 nghìn ham dứa 50 nghìn ha. Sản xuất các loại cây ăn quảtheo hướng mở rộng áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cây ăn quả không phải là thế mạnh của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh có những huyện có tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc sản (Tiên Phước, Nông Sơn, Đại Lộc, Tây Giang, Đông Giang…), do vậy từ năm 2011 Tỉnh đã chủ trương phát triển kinh tếvườn gắn với cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số11/2013/QĐ-UBND Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển một số cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo đó, HĐND huyện Tiên Phước cũng đã ban hành Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND về thực hiện một số biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tếvườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉđạo huyện Tiên Phước tiếp tục xây dựng các Dự án cụ thểđể phát triển các loại cây trồng đặc sản của huyện. Đây là cơ sở để vận dụng những cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cùng với phát huy nội lực của nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung thâm canh an toàn và bền vững trong những năm đến. Theo đó, huyện Tiên Phước chủ trương phát triển vùng sản xuất tập trung cây Thanh trà trên địa bàn xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh; cây Lòn bon tại xã Tiên Châu và mở rộng ra các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ; cây Sầu riêng, Cam sành, Măng cụt tại các xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà; cây Tiêu, Quế, Cau vẫn tiếp tục khẳng định là những cây truyền thống cần bảo tồn và phát triển; đầu tư phát triển cây Dó bầu trở thành vùng nguyên liệu chế biến tinh dầu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM NGHIÊN CỨU- Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu
+ Vườn bưởi Thanh trà, 90 hộ trồng phục vụ điều tra khảo sát tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
+ Túi bao quảbưởi Thanh trà
- Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018.
+ Địa điểm nghiên cứu: Huyện Tiên Phước (3 xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh) + Về nội dung: Điều tra kỹ thuật canh tác, các loại vật liệu bao quảbưởi Thanh trà
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bưởi Thanh trà huyện Tiên Phước.
- Điều tra hiện trạng canh tác bưởi Thanh trà từ đó đánh giá những khó khăn, thuận lợi nhằm đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bưởi Thanh trà bền vững
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến chất lượng bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bưởi Thanh trà (Nội dung 1)Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp:Điều kiện tự nhiên, kinh tế Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp:Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, áp dụng kỹ thuật từ các phòng ban ở cấp xã đến cấp tỉnh: (Phòng nông nghiệp và PTNT, Chi cục thống kê, các cơ quan liên quan của huyện Tiên Phước, niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam…)
2.3.2. Điều tra hiện trạng canh tác bưởi Thanh trà (Nội dung 2)Phương pháp thu thập số liệu thông tin sơ cấp: Phương pháp thu thập số liệu thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra:
Chọn điểm điều tra: Chọn 3 xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh có diện tích trồng bưởi lớn của huyện, mỗi xã chọn 30 hộ trồng bưởi Thanh trà.
Phương pháp chọn hộ điều tra: Hộ có diện tích trồng từ 500 m2 trở lên, có ít nhất 5 năm trồng bưởi Thanh trà và có ý thức ham học hỏi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới.
Phương pháp chọn vườn điều tra: Các vườn bưởi Thanh trà, các cây trong vườn có sự tương đồng về tuổi cây, địa hình, đất đai trồng.
Phương pháp điều tra hộ trồng bưởi Thanh trà: Điều tra có sự tham gia của người dân - PRA (công cụ chủ yếu là thảo luận nhóm, quan sát thực địa) + điều tra hộ bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, tổng số hộđiều tra 90 hộ trồng bưởi Thanh trà có thu nhập khác nhau (trung bình, khá và giàu)
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa chọn điểm, chọn hộđiều tra, phỏng vấn nhóm, nông hộ, quan sát vườn hộ, địa hình, đất đai, tập quán canh tác
+ Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về những lĩnh vực sản xuất, tiêu thụbưởi Thanh trà đểtăng thêm kiến thức thực tế vềbưởi Thanh trà
2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến chất lượng bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước (Nội dung 3)Thanh trà tại huyện Tiên Phước (Nội dung 3) Thanh trà tại huyện Tiên Phước (Nội dung 3)
-Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần. Mỗi lần nhắc lại 30 quả ngẫu nhiên/cây
Tổng số quả nghiên cứu/công thức: 30 quả x 3 lần nhắc lại = 90 quả Tổng số quảđược bao toàn thí nghiệm: 90 quả x 5 CT = 450 quả.
- Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức bao quả bằng các vật liệu khác nhau CT1 (Đ/C): Không bao quả
CT2: Bao ni lon trắng CT3: Bao nilon đen CT4: Bao xi măng
CT5: Bao chuyên dụng
Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 3 - tháng 9 năm 2017
Túi bao quảbưởi chuyên dụng được sản xuất tại Việt Nam, chất liệu vải không dệt chuyên dụng bao trái, túi được mua tại http://dungcunongnghiep.vn
* Phương pháp bao quả:
- Kích thước túi bao quả:
+ Túi bao quả nilon trắng và đen: 20 x 30 cm + Túi bao quảbao xi măng (bao giấy): 35 x 40 cm + Túi bao chuyên dụng: 25 x 30 cm
+ Các túi bao quả bằng nilon và xi măng (bao giấy) được 4 đục lỗ: 2 lỗ nhỏ 2 bên và 2 lỗdưới đáy bao đểthoát nước và thông khí.
- Thời điểm bao quả: Bao quả lúc trời tiết nắng ráo, không mưa trước và trong khi bao quảđểđảm bảo khi bao quả không bịđọng nước.
- Cách bao: Đối với bao nilon và bao xi măng (bao giấy), bao từng quả hoặc chùm quả, buộc cố định miệng bao bằng dây nhựa; đối với bao quả chuyên dụng, bao riêng từng quả, cốđịnh miệng bao bằng dây rút kèm theo bao quả.
- Điều kiện thí nghiệm:
+ Chọn vườn vưởi Thanh Trà được trồng trên loại đất cát pha sỏi, thoát nước, địa hình vườn đồi, cây sinh trưởng tốt (vườn hộ tốt)
+ Các yếu tố thời tiết khí hậu năm 2017 (xem phần 3.1)
+ Chọn cây để bao quả/vườn có sựtương đồng vềđất đai tốt, vườn hộ trồng lâu năm, tuổi cây 9 -10 năm tuổi
+ Chọn quảđể bao: Tiến hành bao quả lúc quảđậu (sau khi hoa tàn 1 tháng - quả to bằng quảchanh (đường kính quả từ 4 - 5 cm, quảđã hình thành và bắt đầu phát triển), đánh dấu cuống quả nghiên cứu bằng sơn màu đỏ.
-Quy trình kỹ thuật áp dụng (Với cây bưởi Thanh trà 9 - 10 năm tuổi)
+ Mật độ (cây/ha): 250 - 270 cây/ha + Phân bón:
* Lượng phân (kg/cây):
+ Vôi bột : 01 kg + Phân hữu cơ : 50 kg + Đạm (urê) : 2,5 kg +Lân (Super lân) : 11 kg
* Phương pháp bón cho cây:
+ Lần 1: Sau khi thu hoạch trái, đầu mùa mưa, bón toàn bộ phân chuồng + lân + vôi. + Lần 2: Trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng, khi mầm hoa mới nhú, bón 40% lượng đạm + 30% Kali.
+ Lần 3: Khi cây vừa tắt hoa (cánh hoa vừa rụng hết/cây), bón 30% đạm + 30% Kali + Lần 4: Sau khi chọn trái, thời kỳ quả bắt đầu phát triển, bón 30% đạm + 40% Kali
2.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI
- Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Phước
+ Vị trí địa lý + Điều kiện đất đai + Thời tiết khí hậu + Nguồn nước tưới
- Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tiên Phước
+ Thu nhập bình quân trên đầu người.
+ Tình hình sử dụng đất: Cơ cấu sử dụng các loại đất, đất trồng bưởi Thanh trà so trồng cây ăn quả dài ngày
- Điều tra tình hình sản xuất bưởi Thanh trà của các nông hộ tại 3 địa bàn
+ Cơ cấu diện tích
+ Quy môdiện tích vườn hộ + Sốcây/vườn hộ
+ Độ tuổi cây/vườn
+ Đặc điểm ra hoa đậu quả/năm: Thời gian ra hoa đậu quả, thời gian thu hoạch + Năng suất: (quả/cây hoặc kg/cây) và các chỉ tiêu liên quan đến năng suất (số cây/hộ, số quả/cây, P/quả)
+ Đặc điểm hình thái và chất lượng quả
+ Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/cây): tổng thu, tổng chi, lãi ròng
* Phương pháp: Thống kê, tính bình quân/hộ qua 3 xã trồng theo phiếu điều tra 90 hộ
- Điều tra các biện pháp kỹ thuật canh tác
+ Kỹ thuật áp dụngthời kỳ kiến thiết cơ bản: Mật độ trồng, đầu tư phân bón… + Kỹ thuật áp dụng thời kỳ kinh doanh: Đầu tư phân bón/cây: loại phân bón, liều lượng bón, phương pháp bón…
+ Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý ra hoa của các hộ trên 3 xã: bón phân, xiết nước, khoanh vỏ, tỉa cành…
- Sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:
+ Loại sâu bệnh hại: Loại sâu bệnh hại, giai đoạn gây hại, mức độ gây hại + Biện pháp phòng trừ
- Các biện pháp chăm sóc khác: phủđất, trồng xen…