L ỜI CẢM ƠN
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Tiên Phước
3.1.2.1. Dân sốvà lao động
Tiên Phước có 14 xã và 1 thị trấn. Tổng dân số trung bình năm 2016 là 71,565 nghìn người, chủ yếu là người Kinh, người dân tộc Cor chiếm khoảng 0,02% dân số. Tiên Phước là địa phương có sốdân tương đối cao của tỉnh Quảng Nam, mật độ dân số 157người/km2, tốc độtăng dân số 1,5%. Tổng sốlao động toàn huyện hơn 42,5 nghìn người, chiếm 59,44% dân số; lao động tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp 85%, tiểu thủ công nghiệp 8,5%, dịch vụ 4,7% và các ngành quản lý 1,8%.
3.1.2.2. Thu nhập bình quân trên đầu người
Theo niên giám thống kê Quảng Nam 2016 [24], GRDP trên đầu người của Tỉnh đạt khoảng 49,043 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân đầu người khoảng 336 kg/người/năm. Theo số liệu báo cáo thực trạng đói nghèo trên địa bàn Tỉnh của Sở LĐ - TB&XH, theo chuẩn đói nghèo mới thì toàn tỉnh hiện có 38.112 hộ nghèo, tỷ lệ 9,28%, số hộ cận nghèo 18.590 hộ, tỷ lệ 4,53%.
Tại Tiên phước, theo niên giám thống kê huyện Tiên Phước năm 2016 [23], GRDP bình quân đầu người của huyện đạt khoảng 42,27 triệu đồng/người/năm; sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 250kg/người/năm. Toàn huyện có 2.187 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,06 % và 1.858 hộ thiếu đói tương ứng 10,25%
3.1.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Phước
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Phước năm 2016
Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)
1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.750 32,45
- Đất trồng cây hàng năm 6.248 13,75
- Đất trồng lúa 3.768 8,29
- Đất trồng cây hàng năm khác 2.554 5,62
- Đất trồng cây lâu năm 2.285 5,03
2. Đất lâm nghiệp có rừng 27.182 59,80
- Rừng sản xuất 21.334 46,93
- Rừng phòng hộ 5.848 12,87
3. Đất nuôi trồng thủy sản 144 0,32
4. Đất nông nghiệp khác 259 0,57
Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện Tiên Phước là 45.455 ha. Trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 59,8% tương đương 27.182 ha. Đất dùng trong nông nghiệp là 14.750 ha, chiếm 32,45%. Diện tích đất trồng cây lâu năm trong đó có bưởi Thanh trà là 2.285 ha, chiếm 5,03%. Như vậy Huyện chưa chú trọng phát triển cây lâu năm, đặc biệt bưởi Thanh trà.
Đánh giá chung: Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện, chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố:
- Thuận lợi là vị trí địa lý thuận tiện giao lưu, thương mại, diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, nguồn lao động dồi dào, nguồn nhiệt, nguồn nước tưới phong phú. Đây cũng là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bưởi thuận lợi.
- Khó khăn là điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai còn nghèo dinh dưỡng, đất bịúng trong mùa mưa, hạn hán trong mùa khô, ngoài ra đất bịchua, nên gây khó khăn cho trong sản xuất bưởi. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, thu nhập/đầu người còn thấp. Do đó có ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh cáccây ăn quảnói chung trong đó có cây bưởi Thanh trà.