MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG VỀ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

L ỜI CẢM ƠN

1.5. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG VỀ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở

TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN TIÊN PHƯỚC

- Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT 5 năm (2016 - 2020) của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ rõ mục tiêu phát triển mạnh các cây ăn quả có thịtrường và giá trị cao. Diện tích khoảng 823 - 850 nghìn ha, trong đó 750 nghìn ha các cây ăn quả chủ lực như vải 100 nghìn ha, nhãn 78 nghìn ha, chuối 140 nghìn ha, xoài 90 nghìn ha, cam, quýt 78 nghìn ham dứa 50 nghìn ha. Sản xuất các loại cây ăn quảtheo hướng mở rộng áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cây ăn quả không phải là thế mạnh của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh có những huyện có tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc sản (Tiên Phước, Nông Sơn, Đại Lộc, Tây Giang, Đông Giang…), do vậy từ năm 2011 Tỉnh đã chủ trương phát triển kinh tếvườn gắn với cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số11/2013/QĐ-UBND Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển một số cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo đó, HĐND huyện Tiên Phước cũng đã ban hành Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND về thực hiện một số biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tếvườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉđạo huyện Tiên Phước tiếp tục xây dựng các Dự án cụ thểđể phát triển các loại cây trồng đặc sản của huyện. Đây là cơ sở để vận dụng những cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cùng với phát huy nội lực của nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung thâm canh an toàn và bền vững trong những năm đến. Theo đó, huyện Tiên Phước chủ trương phát triển vùng sản xuất tập trung cây Thanh trà trên địa bàn xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh; cây Lòn bon tại xã Tiên Châu và mở rộng ra các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ; cây Sầu riêng, Cam sành, Măng cụt tại các xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà; cây Tiêu, Quế, Cau vẫn tiếp tục khẳng định là những cây truyền thống cần bảo tồn và phát triển; đầu tư phát triển cây Dó bầu trở thành vùng nguyên liệu chế biến tinh dầu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)