TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU BƯỞI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

L ỜI CẢM ƠN

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU BƯỞI Ở VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi

- Nước ta có 3 vùng trng cây có múi ch yếu, đó là:

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích 74.400 ha, chiếm 54% và sản lượng 880.800 tấn/năm, chiếm 65% so với cây có múi cảnước. Đặc biệt, có các giống cây có múi đặc sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao (bưởi Da Xanh của Bến Tre, bưởi Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang, quýt Hồng của Đồng Tháp, quýt Đường của Trà Vinh, cam Sành và bưởi Lông cổ cò của Tiền Giang…)

Vùng Bắc Trung bộ: Theo thống kê năm 2009 diện tích cây có múi toàn vùng là 16.550 ha, trong đó có 12.520 ha cho thu hoạch. Trong vùng này có 2 vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh trà của Huếvà bưởi Phúc Trạch của Hương Khê, Hà Tĩnh.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Năm 2017 diện tích cây có múi của vùng là 43.500 ha. Trong vùng nổi tiếng với các giống bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn…

Bng 1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Năm Diện tích cây ăn quả (ha) Diện tích cam quýt (ha) Diện tích cho thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) 2012 765.900 66.700 54.800 690.300 2013 706.900 70.300 56.600 706.000 2014 799.100 78.500 59.000 758.900 2015 824.400 85.400 58.400 727.400 2016 857.400 97.500 64.700 799.500

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2016 cảnước có 97.800 ha cây cam quýt, trong đó diện tích cho thu hoạch là 64.700 ha, sản lượng đạt 799.500 tấn. Từ năm 2012 trở lại đây, sản lượng cam quýt của nước ta tăng đáng kể, từ 690.300 tấn năm 2012 lên 799.500 tấn năm 2016.

- Tình hình tiêu thbưởi

Bưởi hiện nay được người tiêu dùng cả nông thôn và thành thị ưa chuộng. Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi chỉđủ để cung cấp cho thịtrường trong nước. Một vài năm gần đây, nhiều đơn vị đầu tư quản lý sản xuất theo hệ thống, quản lý bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng, đăng ký thương hiệu một số giống bưởi ngon như Da Xanh, Năm Roi, Phúc Trạch…với mục đích xuất khẩu ra thịtrường quốc tế. Hiện nay mặt hàng bưởi Da xanh là đặc sản của Bến Tre, đã được xuất khẩu sang thị trường 50 nước trên thế giới. Giá trị xuất khẩu cây có múi tại Việt Nam những năm qua đã tăng lên đáng kể, năm 2012 là 2.702.000 USD. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất ở mặt hàng quảbưởi, chiếm tới gần 50% giá trị xuất khẩu quả của Việt Nam (đạt 1.291.000 USD năm 2012) [41]. Điều này chứng tỏ rằng không những thịtrường thế giới có nhu cầu về sản phẩm quảbưởi của Việt Nam, mà ngành sản xuất bưởi cũng đã tăng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)