Một số kết quả nghiên cứu về bao quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)

L ỜI CẢM ƠN

1.4.3. Một số kết quả nghiên cứu về bao quả

- Nghiên cu v bao qu trên thế gii

Bao quả được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Nghiên cứu của R.R.Sharma, S.V.R.Reddy và M.J.Jhaleger (2014) [80] đã chỉ ra rằng bao quảlà phương pháp mang tính vật lý, không chỉtăng giá trị của quả mà còn giúp ngăn cản sự gây hại của côn trùng lên quả, tạo ra điều kiện nhiệt độ phù hợp phía bên trong giúp quả phát triển tốt nhất. Nghiên cứu về bao quả trên quả táo, xoài, lê cho thấy việc bao quả giúp bảo vệ

vỏ quả, giảm đốm đen trên vỏ, nâng cao chất lượng quả. Bao quả còn giúp giảm ảnh hưởng của hóa chất lên quả. Việc bao quảđược thực hiện trên đào, táo, lê, nho và “quả tì bà” ở Nhật, Úc, Trung Quốc và Mỹ.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến khác nhau về loại túi bao quả, thời gian bao quả thích hợp, ngày gỡ bao quả phù hợp với các loại quả khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng túi nhựa, tuy nhiên, cân nhắc về vấn đề môi trường, việc sử dụng các loại túi sinh học được nghiên cứu và đề xuất. Một số tác giả đã đưa ra những lợi ích khi sử dụng túi giấy, tuy vậy, ở những vùng mưa dài ngày, đề xuất này không phù hợp.

- Nghiên cu v bao qu Vit Nam

Bao quả là biện pháp được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất. Bao quả đã được nghiên cứu tác dụng trên nhiều loại cây ăn quảkhác nhau như xoài, ổi... Trên cây có múi, trước đây mặc dù nông dân đã ứng dụng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về bao quả. Gần đây, các tác giả Nguyễn Tiến Duy, Phạm Văn Quân, Lê Tất Khương (2016) [12] Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và vật liệu bao quả đến sâu bệnh hại, mẫu mã và chất lượng quả bưởi Diễn đã kết luận rằng: Tỷ lệ quả bị rám, bị ruồi, ngài chích hút của công thức sử dụng bọc quả bằng giấy chống thấm Trung Quốc bao quả sau khi hoa tàn 30 ngày là thấp nhất, bao quả sau khi hoa tàn 30 ngày, bọc quả bằng túi xốp của Việt Nam cho hàm lượng đường trong quả cao nhất nhưng hàm lượng vitamin C lại thấp nhất. Việc bao quả cũng đã có tác động đến kích thước, mẫu mã quả cũng như chất lượng quả bưởi Diễn. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chưa rõ rệt.

Các tác giả Phạm Thị Sâm, Võ Thị Tuyết, Nguyễn Thị Trâm (2015) [31] nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến tỷ lệ ruồi vàng hại quả và mẫu mã quả buổi Hồng Quang Tiến đã chỉ ra rằng: sử dụng bao quả chuyên dụng màu trắng, bao quả khi quả bưởi có kích thước 4 - 5 cm cho đến khi thu hoạch đem lại hiệu quả tốt nhất trong phòng trừ ruồi vàng hại quả, chất lượng quả đạt cao so với đối chứng, bao quả còn đảm bảo hình thức và mẫu mã quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)