Tình hình sản xuất bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi

Trên thế giới sản xuất khoảng 8 - 9 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) [61]. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines... được sử dụng đểăn tươi là chủ yếu.

Tính đến năm 2016, diện tích trồng cây bưởi trên thế giới đạt 385.724 ha, năng suất bình quân đạt 25,29 tấn/ha và sản lượng đạt 9.074.176 tấn. Trong vòng 5 năm (2012 - 2016) diện tích trồng bưởi trên thế giới có lúc tăng lúc giảm tuy nhiên sản lượng luôn tăng đều, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do năng suất được cải thiện bởi áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất bưởi [61]

Bng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (ha) 321.528 320.898 384.689 354.625 358.724 Năng suất (tạ/ha) 256,302 264,577 225,799 249,149 252,957 Sản lượng (tấn) 8.240.840 8.490.232 8.686.264 8.835.434 9.074.176

(Nguồn: FAOSTAT, 2016)

Trên thế giới hiện có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và vùng Địa Trung Hải. Theo thống kê của FAO năm 2016, một số nước sản xuất bưởi lớn trên thế giới gồm:

Trung Quốc: Năm 2016 diện tích bưởi là 105.640 ha, năng suất đạt cao nhất thế giới (441,329 tạ/ha) và sản lượng đạt 4.662.202 tấn quả. Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng như Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê... được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao.

Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan... Diện tích năm 2016 là 26.059 ha, sản lượng đạt 230.909 tấn.

Ấn Độ: Bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng ở Ấn Độ. Bưởi chùm là loại quảđược dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, những vùng khô hạn của Ấn Độnhư Punjab là nơi lý tưởng để phát triển bưởi chùm. Một số vùng

khác ởẤn Độ như KonKan có lượng mưa lớn cũng có thể trồng bưởi. Diện tích bưởi năm 2016 tại Ấn Độ là 16.850 ha, sản lượng đạt 390.500 tấn.

Mỹ: Là quốc gia có sản lượng quảbưởi đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Diện tích sản xuất bưởi năm 2016 tại Mỹ là 25.940 ha, sản lượng đạt 728.000 tấn. Trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng. Vì vậy đây là quốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới với nhiều giống quả không có hạt.

Bng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một sốnước trồng bưởi chủ yếu trên thế giới

TT Địa điểm Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Mỹ 25.940 280,647 728.000 2 Trung Quốc 105.640 441,329 4.662.202 3 Nam Phi 11.633 214,421 361.300 4 Ấn Độ 16.850 231,750 390.500 5 Thái Lan 26.059 88,610 230.909 6 Mexico 16.252 265,087 438.057 7 Việt Nam 42.100 118,121 497.288 (Nguồn: FAOSTAT, 2016)

- Thị trường hình tiêu thụ bưởi

Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi. Trong năm 2004 - 2005 bang Florida của Mỹđã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005-2006: 6 - 7 triệu thùng (102 - 119 nghìn tấn), năm 2006 - 2007: 8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật Bản khoảng 6 triệu thùng (96.721 tấn) bưởi trong năm 2004 - 2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003 - 2004. Năm 2014, lượng bưởi nhập khẩu của Nhật Bản là 108.531 tấn, giảm hơn 14,7% so với cùng kỳcác năm trước [81].

Tại Nga, khoảng 12% dân số coi quả có múi là loại trái cây ưa thích. Quýt và cam là 2 loại phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả có múi quý hiếm. Nga nhập 32.000 tấn năm 2003; 33.000 tấn của năm 2002 và 22.000 tấn của năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30.000 tấn bưởi. Năm 2013 Nga

nhập 147.414,6 tấn bưởi, tăng 6% so với cùng kỳnăm 2012. Hai nhà cung cấp bưởi truyền thống cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳvà Maroc đã phải nhường một phần thịtrường lại cho Nam Phi và Ai Cập, cùng với đó là một nhà cung cấp mới nổi Georgia [81].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)