Lý thuyết của Michael Porter về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 59 - 61)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

2.2.1. Lý thuyết của Michael Porter về năng lực cạnh tranh

Theo Michael Porter, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất, trong đó năng suất đƣợc đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu ngƣời [127]. Để tăng trƣởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải đƣợc liên tục nâng cấp. Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phƣơng đƣợc chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1 là các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phƣơng bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô địa phƣơng. Mặc dù những yếu tố này giữa các địa phƣơng có thể có sự tƣơng đồng nhƣng chúng là nhân tố cần thiết cho việc cạnh tranh của bất kỳ địa phƣơng nào. Tuy nhiên, không phải khi nào những yếu tố trên cũng mang lại lợi thế NLCT cho địa phƣơng. Theo M. Potter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu đƣợc cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dƣ thừa thì các doanh nghiệp có xu hƣớng dựa hoàn toàn vào những lợi thế này và khai thác bừa bãi.

49

- Nhóm 2 là NLCT ở cấp độ địa phƣơng bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp. Môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp là tổng hòa các yếu tố có ảnh hƣởng lên sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Yếu tố hạ tầng xã hội lấy sự phát triển của con ngƣời làm trung tâm, trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo dục cơ bản cho sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và hệ thống y tế cho sự phát triển của thể chất. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, các nhân tố phải đƣợc chuyên môn hóa cho các nhu cầu cụ thể của một ngành. Chia các yếu tố này thành 2 nhóm chính sách: (i) chất lƣợng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị; (ii) các thể chế, chính sách kinh tế [126]. Trong đó:

- Sự phát triển của thể chế chính trị đƣợc đo lƣờng bởi sự ổn định của xã hội ở địa phƣơng và tính hiệu quả của nền hành chính công đƣợc cải thiện. Vai trò của thể chế chính trị gắn liền với pháp luật mà đƣợc thể hiện qua mức độ an ninh xã hội, tính độc lập của hệ thống tƣ pháp, tính hiệu quả của khung pháp lý, mức độ tham nhũng và thực thi quyền dân sự.

- Các chính sách phát triển kinh tế của địa phƣơng thƣờng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù các chính sách này chủ yếu chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô từ Trung ƣơng nhƣng sự đánh giá ở cấp độ địa phƣơng nằm ở khả năng của chính quyền địa phƣơng áp dụng các chính sách này vào thực tiễn nhƣ thế nào.

- Nhóm 3 là năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp. Theo M. Potter (2008), chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh thƣờng đƣợc đánh giá qua 4 đặc tính tổng quát: (i) điều kiện về các yếu tố đầu vào; (ii) các điều kiện cần; (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ; (iv) các chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa.

Mô hình của M. Potter (2008) đã xác định 04 nhóm yếu tố chính (điều kiện về các yếu tố chiến lƣợc, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phƣơng; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; điều kiện và nhu cầu) và 18 yếu tố thành phần tác động

50

trực tiếp đến NLCT địa phƣơng trong du lịch. Mô hình đã chỉ ra rằng khi tiến hành đánh giá NLCT địa phƣơng trong lĩnh vực du lịch tầm vi mô trƣớc hết phải xác định chiến lƣợc, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp, tiếp đến điều kiện về nhu cầu, sau đó điều kiện về các yếu tố và cuối cùng các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan đƣợc liên kết với nhau thông qua cạnh tranh chất lƣợng, cạnh tranh đầu vào, hỗ trợ cung, hỗ trợ cầu đƣợc tích hợp thành chiến lƣợc cạnh tranh cung cầu của địa phƣơng với sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan [127]. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mô hình của M. Potter (2008) còn có nhiều yếu tố trùng lặp, chƣa đƣợc phân loại và thiếu một số yếu tố cần thiết để đo lƣờng NLCT địa phƣơng trong du lịch.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu cho rằng “mô hình kim cƣơng” của M. Porter (2003) về NLCT quốc gia có thể đƣợc sử dụng trong ngành du lịch thông qua những yếu tố cơ bản về khả năng thƣơng lƣợng của nhà cung cấp; sức mặc cả của ngƣời mua; mối đe dọa trong thị trƣờng; sự đối đầu của các điểm đến... (Hình

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)