Ăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 153 - 154)

- Về loại hình du lịch giải trí: Về lý thuyết, các hoạt động giải trí càng phong phú thì du khách càng có thêm nhiều trải nghiệm Theo đó, cần tạo nên sự khác biệt

4.3.5. ăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương

lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương

a) Mục đích: Xây dựng kết cấuhạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các tiện ích đi kèm là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch đƣợc tạo ra và cung ứng cho du khách góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch.

b) Giải pháp:

Rà soát quy hoạch các điểm đến du lịch trên địa bàn theo định hƣớng thị trƣờng trong nƣớc hay quốc tế đối với mỗi điểm đến, khu du lịch để có quy hoạch khuyến khích đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch một cách hợp lý, ƣu tiên cho các dự án có quy mô lớn, các dự án đầu tƣ phát triển sản phẩm mới để hình thành các dịch vụ du lịch cao cấp có tính chất đột phá thúc đẩy phát triển du lịch. Nghiên cứu đầu tƣ và hỗ trợ để hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên; nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản nhƣ giao

143

thông, thông tin liên lạc, ngân hàng, dịch vụ y tế, nguồn cấp nƣớc sạch, hệ thống xử lý chất thải,… cũng nhƣ các dịch vụ đi kèm một cách nhanh chóng.

Có chính sách hỗ trợ phát triển SPDL trên cơ sở thực hiện quy hoạch chi tiết và ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông - một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của du khách nhằm tăng khả năng tiếp cận thuận lợi đối với các điểm đến du lịch, với trọng tâm là 06 điểm tài nguyên có giá trị đặc sắc để phát triển SPDL đặc thù. Ƣu tiên phát triển hạ tầng du lịch tại 03 khu vực còn khó khăn về mặt bằng và hạ tầng là: Làng Bồ Dƣơng (huyện Ninh Giang), Làng Mộ Trạch (huyện Bình Giang) và làng Chu Đậu (huyện Nam Sách). Chú trọng lồng ghép các chƣơng trình phát triển nông thôn mới để đảm bảo nguồn lực cho phát triển hạ tầng du lịch kết nối trung tâm du lịch TP. Hải Dƣơng với các địa bàn có SPDL đặc thù, chẳng hạn nhƣ đầu tƣ kinh phí cho khôi phục cuộc sống ở khu vực nông thôn, tài trợ cho doanh nhân trẻ và doanh nghiệp nhỏ, khởi động chƣơng trình giáo dục cộng đồng ở khu vực nông thôn… cải thiện kết nối kỹ thuật số cho các công ty du lịch theo hƣớng phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng kế hoạch mời gọi mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, ƣu tiên thu hút các doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm, đặc biệt là các tập đoàn lớn “Đại bàng” đến đầu tƣ phát triển điểm đến, nhất là phát triển SPDL, SPDL đặc thù phù hợp với định hƣớng phát triển, xu hƣớng đầu tƣ mới và mang tính khả thi cao. Tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở của Trung ƣơng để đầu tƣ xây dựng các tuyến giao thông nội tỉnh từ TP. Hải Dƣơng đến các điểm du lịch có điểm tài nguyên độc đáo, đặc sắc để phát triển SPDL đặc thù cũng nhƣ trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức đánh giá và phân tích một cách chính xác điểm mạnh, điểm yếu đối với nguồn lực của các đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch và trên thị trƣờng nhằm đƣa ra chính sách huy động, đầu tƣ hợp lý cũng nhƣ quy hoạch xây dựng cụ thể, phù hợp để phát huy các nguồn lực vật chất có sẵn, tạo sự khác biệt.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)