Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 94 - 98)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

3.2.1. Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Đây là yếu tố cấu thành đặc biệt quan trọng, đóng góp chủ yếu vào NLCT điểm đến Hải Dƣơng.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: khá phong phú, trong đó có thể kể ra một số điểm có giá trị nhƣ: Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): từ thế kỷ thứ XIV nơi đây đƣợc chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tích gắn liền tên tuổi của các danh nhân nhƣ Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán. Khu danh thắng An Phụ

84

(xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên giữa vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh Hải Dƣơng với thảm rừng tự nhiên, với đỉnh cao nhất là 246m. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vƣơng Trần Liêu, tục gọi là Đền Cao và văn bia của An Phụ Sơn Từ với hai giếng nƣớc cổ tích... hu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn): còn lƣu bút tích của nhiều danh nhân. Phía Bắc Dƣơng Nham là sông Kinh Thầy lƣợn sát chân núi; phía Tây Nam Dƣơng Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hƣơng của những ngƣời thợ đá xứ Đông; sƣờn phía Nam Dƣơng Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (động Dƣơng Nham) đƣợc xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động. hu danh lam Phượng Hoàng (xã Văn An, huyện Chí Linh):có 72 ngọn núi, mộ và đền thờ Chu Văn An - ngƣời thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lƣu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son... với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùa tháp cổ kính. Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: cảnh quan đẹp dọc hai bờ sông trải dài với hệ thống di tích của Kinh Bắc với khu vực bãi bồi gắn liền với truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v…

Ngoài ra, còn có khu Ngũ Nhạc Linh Từ (Lê Lợi Chí Linh): với 5 ngọn núi tạo nên cảnh quan đẹp, là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngƣỡng ngƣời Việt cổ. Khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm): với chùa Thanh Mai, quê hƣơng của Trúc Lâm Tam Tổ. Đảo Cò Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện):với diện tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dƣơng rộng 9 ha, nơi cƣ trú của hàng vạn con cò, vạc - nơi đây có thể chiêm ngƣỡng khung cảnh khá sinh động diễn ra vào lúc bình minh và hoàng hôn. Mỏ nước khoáng (Thạch Khôi):là một mỏ nƣớc nóng đã từng là nguồn để tạo nên nƣớc khoáng và sử dụng chữa bệnh. Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: trải rộng hai bên bờ sông Hƣơng (Thanh Hà) với sản phẩm từ quả vải nhƣ rƣợu vải, vải khô... làm vị thuốc. Hải Dƣơng có khoảng 1.300 ha rừng ở đai núi thấp với các loài cây dƣợc liệu, cây làm cảnh, nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm. Đây là những giá trị đa dạng sinh học có khả năng khai thác để phát triển các SPDL, nhất là du lịch sinh thái.

85

Về tài nguyên du lịch văn hóa: với hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng với mật độ vào loại cao nhất cả nƣớc - đây là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 3.199 di tích, trong đó có 142 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia, đặc biệt có 04 di tích, cụm, quần thể di tích là di tích quốc gia đặc biệt và 08 bảo vật quốc gia. Tiêu biểu là Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), An Phụ - Kính Chủ - Nham Dƣơng (Kinh Môn), Văn Miếu Mao Điền và cụm di tích Đền Bia - Đền Xƣa - Chùa Giám. Các di tích mang dấu ấn của các thời đại: thời đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá - núi Nham Dƣơng (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di vật quý tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tú Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)... Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn với hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, danh nhân nổi tiếng. Lễ hội: với trên 700 lễ hội truyền thống, trong đó lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức qui mô quốc gia. Ngoài ra, mộ t s ố lễ rƣớc lớn, biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi dân gian, diễn xƣớng đặc sắc nhƣ: lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội Côn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); bơi chải (lễ hội Đền Quát) (Gia Lộc); Đình Cậy. Hải Dƣơng có hàng trăm Làng nghề truyền thống, trong đó 51 làng đƣợc cấp Bằng công nhận danh hiệu làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống có giá trị du lịch nhƣ: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng)...

Hải Dƣơng còn sở hữu tài sản văn hoá phi vật thể, trong đó nổi bật nhất là văn nghệ dân gian: với 191 đội chèo quần chúng, 03 phƣờng múa rối nƣớc, 08 đoàn xiếc tƣ nhân hoạt động theo hƣớng xã hội hóa. Hải Dƣơng là một trong những “nôi” chèo của vùng ĐBBB với Chiếu chèo Đông - vốn nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ XX. Hải Dƣơng cũng đƣợc xem là “nôi” của nghệ thuật rối nƣớc với những phƣờng rối nƣớc nổi tiếng: Hồng Phong (Ninh Giang), Thanh Hải (Thanh Hà), v.v. Các Danh nhân tiêu biểu: nhiều nhân vật nổi tiếng cả nƣớc, tiêu biểu là: 2 nữ tƣớng Thiện Nhân, Thiện Khánh (thời Bà Trưng); là Khúc Thừa Dụ - ngƣời khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc; là các

86

quan, tƣớng lừng danh: Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dƣ, Nguyễn Chế Nghĩa… (thời Trần); là Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (thời Lê sơ); là Nguyễn Hữu Cầu - ngƣời anh hùng nông dân khởi nghĩa nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII (thời Lê mật); là Đốc Tít, Đỗ Quang - những anh hùng cần vƣơng chống Pháp (thế kỷ XIX) v.v... Với truyền thống hiếu học và khoa bảng, Hải Dƣơng đứng đầu cả nƣớc về số ngƣời đỗ đạt cao, 498 tiến sĩ nho học với 11 trạng nguyên.

Ngoài ra, với hệ thống bảo tàng - nhà văn hoá gồm các thiết chế văn hoá cấp tỉnh chủ yếu tập trung tại TP. Hải Dƣơng - nơi có Bảo tàng tỉnh với hơn 41 ngàn hiện vật, trong đó có 16 bộ sƣu tập hiện vật gốm; Thƣ viện tỉnh với hơn 92 ngàn bản sách có thể phục vụ trên 50 ngàn lƣợt ngƣời/năm. Đồng thời, Hải Dƣơng còn có văn hoá ẩm thực phong phú, đa dạng, tinh tế, hấp dẫn, nhƣ:gạo nếp cái hoa vàng ( inh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà), dƣa hấu (Gia Lộc), chuối mật (Chí Linh)… bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn (TP. Hải Dƣơng), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rƣợu Phú Lộc (Cẩm Giàng)... Hải Dƣơng đã tập trung xây dựng, tôn tạo các công trình di tích với quy mô lớn nhất nƣớc, góp phần nâng vị thế “văn hoá xứ Đông” lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh - tín ngƣỡng, tham quan, nghiên cứu học tập của du khách khi đến Hải Dƣơng. Nhƣ vậy, có thể nói Hải Dƣơng là điểm đến du lịch giàu tài nguyên du lịch - nơi đây đang dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh, còn sức hút đối với du khách nƣớc ngoài chƣa đáng kể. Nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị ở Hải Dƣơng xuống cấp, nhất là môi trƣờng tự nhiên. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá chƣa phù hợp với phát triển du lịch. Số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít. Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chƣa mang lại hiệu quả tƣơng xứng. Các doanh nghiệp đƣợc giao

87

quản lý khai thác các danh lam thắng cảnh hầu nhƣ chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiên mà chƣa quan tâm đến việc đầu tƣ nâng cấp tôn tạo.

Kết quả khảo sát từ phƣơng pháp chuyên gia cho thấy, đối với tiêu chí “Tài nguyên du lịch”, thì yếu tố Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có số điểm cao nhất (4,0 điểm), Ẩm thực đa dạng Lễ hội, làng nghề, lối sống truyền thống đặc sắc có số điểm thấp nhất (3,0 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)