Về thành tựu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 121 - 124)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

3.3.1. Về thành tựu

- Trên cơ sở hệ thống luật pháp, chiến lƣợc, định hƣớng phát triển du lịch của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, Hải Dƣơng đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trƣờng thể chế, nhƣ ban hành một số chính sách đầu tƣ hợp lý cũng nhƣ quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh mới để phát huy các nguồn lực vật chất có sẵn trên địa bàn. Từng bƣớc hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cƣờng năng lực QLNN về du lịch từ nghiên cứu khoa học đến công tác quy hoạch để hỗ trợ hoạt động quản lý và kinh doanh, nhất là việc triển khai đề án về xây dựng SPDL; nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Đảo Cò; v.v…; phê duyệt ƣu đãi đầu tƣ và tăng cƣờng quản lý chất lƣợng dịch vụ… Năng lực của cơ quan QLNN về du lịch nói chung, quản lý điểm đến của Hải Dƣơng đƣợc quan tâm, chú trọng phát triển hệ thống SPDL. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp du

111

lịch, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ lƣu trú, ăn uống và lữ hành phát triển.

- Nguồn tài nguyên và văn hóa du lịch phong phú từng bƣớc đƣợc quan tâm tổ chức khai thác hợp lý. Sản phẩm du lịch bƣớc đầu đƣợc đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng, thị trƣờng du lịch ngày càng đƣợc mở rộng. Xác định đƣợc hƣớng khai thác tiềm năng du lịch nhƣ: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch lễ hội - tín ngƣỡng, du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp chữa bệnh - dƣỡng sinh, du lịch hội nghị - hội thảo và tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh. Lƣợng du khách đến Hải Dƣơng không ngừng tăng. Tỷ trọng so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng từ 2,5% năm 2009 lên 5,5% năm 2019. Tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GRDP toàn tỉnh tăng khá nhanh, tạo đƣợc nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Công tác xúc tiến, quảng bá thƣơng hiệu điểm đến du lịch Hải Dƣơng đƣợc chú trọng. Các doanh nghiệp du lịch chủ động tham gia hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong và ngoài nƣớc; từng bƣớc đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh vùng đất và con ngƣời Hải Dƣơng đến với du khách trong nƣớc và quốc tế…

- Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, triển khai xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng các chỉ tiêu phát triển du lịch của địa phƣơng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho địa phƣơng. Công tác đầu tƣ đúng hƣớng, thu hút nhiều nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế khác nhau đem lại hiệu quả nhất định về phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch đƣợc chú trọng và từng bƣớc kết hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, bổ sung nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành du lịch Hải Dƣơng. Môi trƣờng du lịch của các điểm đến trên địa bàn đƣợc quan tâm.

- Triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp đảm bảo môi trƣờng xã hội nhƣ an ninh trật tự, kể cả đối với các khu, điểm du lịch, góp phần đảm bảo môi trƣờng du lịch xã hội trong hoạt động du lịch.

112

3.3.2. Hạn chế, tồn tại

- Nhận thức xã hội về du lịch, đặc biệt là nhận thức của các cấp chính quyền trên địa bàn về vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng nhƣ các giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội về hƣởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí… còn hạn chế.

- Thể chế, chính sách phát triển du lịch của Hải Dƣơng còn một số bất cập, chƣa kịp thời xây dựng đƣợc chiến lƣợc và kế hoạch phát triển du lịch Hải Dƣơng chƣa r ; việc cải cách chỉ số năng lực cạnh tranh còn thấp; thời gian thẩm định, cấp phép đầu tƣ đôi khi còn chậm làm ảnh hƣởng đến tiến độ của doanh nghiệp. Tình trạng thanh tra, kiểm tra theo chức năng của từng ngành còn chồng chéo.

- Điểm đến du lịch Hải Dƣơng chƣa tạo đƣợc điểm nhấn, chƣa có SPDL đặc thù, độc đáo; cạnh tranh thấp so với nhiều địa phƣơng do SPDL còn đơn điệu, trùng lặp, thiếu SPDL nghỉ dƣỡng, trải nghiệm, vui chơi giải trí, mua sắm..; chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch chƣa đƣợc quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của quốc gia và còn một khoảng cách khá lớn đối với các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch quốc tế. Lƣợng du khách đến Hải Dƣơng còn thấp, nhất là khách du lịch quốc tế so với các địa phƣơng phụ cận.

- Mặc dù tại một số điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn với những giá trị đƣợc xem là duy nhất hoặc đặc sắc/nổi trội, đã hình thành SPDL, tuy nhiên chƣa kịp thời xây dựng quy hoạch phù hợp để khai thác và quản lý nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và khoa học, ảnh hƣởng đến NLCT điểm đến du lịch, chƣa phát huy đƣợc yếu tố văn hóa du lịch trong phát triển du lịch Hải Dƣơng. Mặt khác, những SPDL này còn hết sức đơn điệu, kém hấp dẫn, chƣa đúng yêu cầu về những hợp phần cũng nhƣ chất lƣợng tƣơng ứng, chƣa hình hành đƣợc hệ thống SPDL đặc thù. - Đến nay, Hải Dƣơng chƣa có chiến lƣợc cụ thể về hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch một cách khoa học. Các ấn phẩm quảng bá cho du lịch còn ít về số lƣợng, đơn điệu về nội dung và hình thức.

113

- Các dự án đăng ký đầu tƣ vào du lịch đƣợc triển khai còn chậm; quy mô các dự án đầu tƣ còn nhỏ lẻ, suất đầu tƣ thấp và chất lƣợng dịch vụ chƣa cao. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các dịch vụ đi kèm chƣa phát triển.

- Nhân lực trong cơ quan QLNN về du lịch và doanh nghiệp du lịch của địa phƣơng còn hạn chế cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, trong đó tỷ lệ khá cao chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên ngành du lịch và các ngành liên quan ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch.

- Môi trƣờng du lịch, nhất là môi trƣờng tự nhiên tuy đƣợc quan tâm song chƣa đáp ứng yêu cầu. Các DN du lịch mới khai thác những giá trị sẵn có của thiên nhiên mà chƣa quan tâm đến đầu tƣ nâng cấp tôn tạo. Chất thải từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng đất và cân bằng sinh thái.

- Chƣa chủ động liên kết phát triển du lịch Hải Dƣơng với các địa phƣơng phụ cận, nhất là Hà Nội, chƣa hình thành một cách rõ nét các tours du lịch trong không gian du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, trong đó Hải Dƣơng là một điểm đến quan trọng.

Nhƣ vậy, có thể nói Hải Dƣơng mới đƣợc coi là “Điểm dừng chân” trung chuyển trên tuyến du lịch quốc gia là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, chƣa thật sự là “Điểm đến”. NLCT điểm đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 ở mức khá cạnh tranh (mức trung bình), còn thấp so với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, chƣa tƣơng xứng với vai trò của một ngành kinh tế quan trọng cũng nhƣ với tiềm năng, lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và tài nguyên du lịch nhân văn hiện có.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)